Báo cáo việc thực hiện mục tiêu và chỉ tiêu

Một phần của tài liệu Báo cáo rà soát độc lập 10 năm thực hiện Luật Bình đẳng giới (Trang 44 - 46)

4. Rà soát việc thực hiện Luật Bình đẳng giới

4.2.1. Báo cáo việc thực hiện mục tiêu và chỉ tiêu

Chiến lược quốc gia về BĐG là khuôn khổ chính sách lớn nhằm thúc đẩy BĐG thông qua việc thiết lập các mục tiêu, chỉ tiêu BĐG trong giai đoạn 10 năm. Chiến lược gộp lĩnh vực lao động và kinh tế vào một mục tiêu nhưng lại không đề cập lĩnh vực khoa học và công nghệ trong các mục tiêu và chỉ tiêu21. Tóm lại, các mục tiêu của Chiến lược đề cập đến các lĩnh vực: i) đời sống chính trị; ii) kinh tế, lao động và việc làm; iii) giáo dục và đào tạo; iv) chăm sóc y tế; v) văn hóa và thông tin; vi) đời sống gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình; và vii) quản lý nhà nước. Chiến lược xác định các chỉ tiêu cần đạt được đối với mỗi mục tiêu trong giai đoạn cho đến năm 2015 và năm 2020. Các mục tiêu và chỉ tiêu giới hạn về số lượng và phạm vi, vì vậy hạn chế ngân sách cấp cho các sáng kiến BĐG ở các bộ, ngành (sẽ được bàn đến ở phần sau).

Đến nay Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chương trình quốc gia về BĐG giai đoạn 2011-2015, Chương trình hành động quốc gia về BĐG giai đoạn 2016-2020 (Quyết định số 1696/QĐ-TTg, ngày 02/10/2015). Chương trình hiện tại đến năm 2020 có 4 mục tiêu cụ thể với các chỉ tiêu đi kèm tập trung vào việc nâng cao nhận thức, tập huấn, phổ biến kiến thức về BĐG cho các cán bộ, công chức của các cơ quan Đảng, Nhà nước. Cách tiếp cận tập trung vào “nội bộ hệ thống chính trị” chú trọng

21 Tuy nhiên, Chiến lược yêu cầu Bộ Khoa học và Công thực hiện các hoạt động nghiên cứu khoa học về bình đẳng giới.

tới BĐG là một biện pháp quan trọng về nâng cao năng lực, nhưng là cách tiếp cận hẹp về thực hiện Luật BĐG. Năm 2018, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 800/QĐ-TTg điều chỉnh nhiều nội dung của Chiến lược, trong đó có một số chỉ tiêu.

Bộ LĐTBXH với tư cách cơ quan quản lý nhà nước về BĐG đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn nhằm hỗ trợ cho việc thực hiện Chiến lược quốc gia về BĐG. Chẳng hạn như: Chuẩn bị Chương trình quốc gia về BĐG giai đoạn 2011-2015, Chương trình hành động quốc gia về BĐG giai đoạn 2016-2020, Đề án phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới giai đoạn 2016-2020, tầm nhìn đến năm 2030; xây dựng Thông tư liên tịch số 10/2008/TTLT-BLĐTBXH-BNV và sau đó là Thông tư liên tịch số 37/2015/TTLT-BLĐTBXH-BNV về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức của các cơ quan quản lý nhà nước về BĐG các cấp tỉnh, huyện, xã; Thông tư liên tịch số 56/2012/TTLT-BTC-BLĐTBXH về quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Chương trình quốc gia về BĐG giai đoạn 2011-2015; Thông tư số 30/2011/TT-BLĐTBXH về bộ chỉ tiêu thống kê trong lĩnh vực lao động - thương binh và xã hội…

Còn nhiều chỉ tiêu vẫn chưa được thực hiện. Nhận định tổng quát dựa trên dữ

liệu đánh giá (từ các báo cáo của các cơ quan nhà nước, các cuộc phỏng vấn và các tài liệu nghiên cứu thứ cấp khác) là phần lớn các chỉ tiêu của Chiến lược chưa thực hiện được. Theo báo cáo trình Quốc hội, vào cuối năm 2018, trong tổng số 22 chỉ tiêu của 7 mục tiêu được đặt ra trong Chiến lược quốc gia về BĐG giai đoạn 2011-2020 (đã được sửa đổi, bổ sung theo Quyết định số 800/QĐ-TTg), có 5 chỉ tiêu chưa đạt được và có 10 chỉ tiêu chưa có số liệu hoặc số liệu chưa hoàn thiện; một số chỉ tiêu đạt được nhưng chưa thực sự bền vững22. Vào cuối năm 2019, mới có 10 Bộ, ngành và 50 tỉnh, thành phố đã ban hành Kế hoạch hành động về BĐG để thực hiện Quyết định số 800/QĐ-TTg23. Trong bối cảnh đó, đây sẽ là thách thức để có thể hoàn thành các mục tiêu và chỉ tiêu của Chiến lược trước khi kết thúc vào năm 2020. Theo Báo cáo khoảng cách giới toàn cầu, khoảng cách giới ở Việt Nam không được cải thiện trong những năm gần đây. Việt Nam được xếp hạng 87/153 nước vào năm 2020, 77/149 năm 2018; 69/144 năm 2017, 65/144 năm 201624. Báo cáo Khoảng cách giới toàn cầu có đưa một số chỉ tiêu tương tự như Chiến lược quốc gia về BĐG trong 4 lĩnh vực: tham gia vào kinh tế, giáo dục, y tế và sinh tồn, tăng quyền chính trị. So với năm 2007, Việt Nam đứng thứ 42/128 nước, năm đầu tiên thực hiện đánh giá, cũng là năm ban hành Luật Bình đẳng giới, thì hiện nay Việt Nam bị tụt hạng đáng kể.

22 UBCVĐXH, Báo cáo số 2375/BC-UBVĐXH14 thẩm tra Báo cáo Chính phủ về việc thực hiện các mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới năm 2018 và 6 tháng đầu năm 2019, 10/2019.

23 UBCVĐXH, Báo cáo số 2375/BC-UBVĐXH14 thẩm tra Báo cáo Chính phủ về việc thực hiện các mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới năm 2018 và 6 tháng đầu năm 2019, 10/2019.

24 Báo cáo năm 2020, http://reports.weforum.org/global-gender-gap-report-2020/ dataexplorer/#economy=VNM; báo cáo năm 2018: http://www3.weforum.org/docs/WEF_ GGGR_2018.pdf

Một phần của tài liệu Báo cáo rà soát độc lập 10 năm thực hiện Luật Bình đẳng giới (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(184 trang)