4. Rà soát việc thực hiện Luật Bình đẳng giới
4.4.5. Lồng ghép giới trong quá trình lập kế hoạch và các chính sách khác
Bên cạnh việc LGG trong VBQPPL có ý nghĩa quan trọng, LGG trong trong quá trình lập kế hoạch của Chính chủ sẽ góp phần vào tiến bộ hướng đến thực hiện mục tiêu kế hoạch đề ra của đất nước54. Theo Bộ KHĐT, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành chỉ thị về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Bộ đã ban hành Khung hướng dẫn xây dựng kế hoạch nhằm định hướng cho các bộ, ngành Trung ương, địa phương, bao gồm cả việc LGG trong xây dựng các Kế hoạch 5 năm và hàng năm. Trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hiện nay có một mục riêng về BĐG, nhưng vấn đề giới lại không được lồng ghép trong từng lĩnh vực.
Theo Bộ KHĐT, hiện tại chỉ có Bộ LĐTBXH có một mục riêng về BĐG trong kế hoạch của Bộ; mặc dù cả 8 lĩnh vực được quy định trong Luật BĐG cũng cần có nội dung BĐG trong kế hoạch hàng năm của các bộ, ngành. Các cuộc phỏng vấn ở các cơ quan Trung ương cho thấy công tác lồng ghép BĐG trong khuôn khổ các hoạt động của các Bộ vẫn còn hạn chế.
Mặt khác, có một vài trường hợp ngoại lệ, đáng ghi nhận là Bộ GD-ĐT. Tại Bộ GD- ĐT, Ban vì sự tiến bộ của phụ nữ yêu cầu từng thành viên của Ban phải đề xuất kiến
53 Ủy ban CVĐXHQH, Báo cáo số 860/BC-UBVĐXH14 thẩm tra Báo cáo của Chính phủ về việc thực hiện các mục tiêu quốc gia về BĐG năm 2016, Hà Nội, 10/2017.
54 Chuyên gia quốc tế nhận thấy, LGG chủ yếu được sử dụng để nói đến việc đưa các vấn đề giới vào các văn bản pháp luật. Ở các nước khác, LGG là đưa vấn đề giới vào bất cứ loại văn bản, chương trình hoặc hoạt động nào.
nghị để đạt BĐG trong nội dung chuyên môn của Vụ mình (mặc dù chỉ đại diện một số Vụ được phân công làm thành viên Ban VSTBPN, nhưng tất cả các vụ, đơn vị của Bộ phải lồng ghép BĐG vào các hoạt động của mình). Từng Vụ phải có đề xuất kế hoạch hoạt động hàng năm, trong đó đảm bảo lồng ghép BĐG. Tuy nhiên, Báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Luật BĐG của TP. HCM lại nhận định: “Việc thực hiện BĐG trong lĩnh vực GD-ĐT còn gặp một số vấn đề do thực tế là các Bộ ngành (i) chưa ban hành quy định hướng dẫn về chế độ chính sách cho nữ cán bộ, công chức, viên chức nuôi con dưới 36 tháng tuổi tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng; (ii) chưa lồng ghép các vấn đề giới vào các chương trình, kế hoạch hàng năm của Bộ, ngành, dẫn đến khó khăn trong quá trình thực hiện ở địa phương; (iii) định kiến giới vẫn tồn tại trong SGK ở tất cả các cấp”55.
4.5. Các biện pháp hoặc sáng kiến khác thúc đẩy bình đẳng giới
4.5.1. Thống kê và báo cáo về bình đẳng giới
Có vẻ như có một số tiến bộ trong thu thập dữ liệu về giới. Hàng năm, Chính phủ đều có báo cáo trình Quốc hội về tình hình thực hiện mục tiêu quốc gia về BĐG. Chính phủ cũng đã báo cáo cho Ủy ban CEDAW, báo cáo mới nhất là báo cáo ghép (số 7 và số 8 về tình hình thực hiện CEDAW ở Việt Nam).
Dữ liệu ở cấp quốc gia được thu thập theo các mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể đặt ra trong Chiến lược quốc gia về BĐG, như đã được nêu ở trên. Bên cạnh đó, theo Báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Luật BĐG (cấp quốc gia), các cơ quan cũng đã ban hành quyết định, thông tư về các bộ chỉ tiêu thống kê, trong đó một số chỉ tiêu riêng về BĐG, một số chỉ tiêu được tách biệt theo giới tính. Ví dụ, Bộ LĐTBXH có hệ thống gồm 107 chỉ tiêu, trong đó có 5 chỉ tiêu về bình đẳng giới và 29 chỉ tiêu là phân tổ tách biệt theo giới tính. Ngoài các chỉ tiêu trong Chiến lược quốc gia về BĐG và thống kê đặc thù theo ngành, năm 2019, Tổng cục Thống kê công bố Bộ chỉ tiêu thống kê phát triển giới mới với 78 chỉ tiêu thuộc 6 nhóm phát triển về giới56. Luật Thống kê 2015 đã quy định về 25 chỉ tiêu nằm trong Bộ chỉ tiêu thống kê phát triển giới của quốc gia cũ được ban hành theo Quyết định số 56/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Việc phân tích giới, vốn cần thiết để LGG trong các chính sách và luật pháp, cũng được thực hiện trong các cuộc điều tra dân số, về sử dụng thời gian. Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019 cung cấp dữ liệu được tách biệt giới như tỷ lệ phần trăm người kết hôn từ 15 tuổi trở lên, tỷ lệ dân số trong độ tuổi đang đi học, tỷ lệ biết đọc và biết viết, và các nội dung khác. Cuộc điều tra gần đây cung cấp thông tin quan trọng về vai trò giới có ảnh hưởng của nam giới và phụ nữ và thời gian dành cho việc nhà, chăm sóc con cái và các hoạt động khác.
Mặt khác, các nguồn báo cáo chính thức đều chỉ ra những hạn chế trong công tác thống kê và báo cáo57. Theo Ủy ban CVĐXHQH, vào thời điểm cuối năm 2018, không có dữ liệu hoặc dữ liệu chưa đầy đủ về khoảng 10 chỉ tiêu thuộc 7 mục tiêu,
55 Báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Luật BĐG của TP. HCM, trang. 33.
56 6 nhóm gồm: dân số; lao động, việc làm và tiếp cận nguồn lực; lãnh đạo và quản lý; giáo dục và đào tạo; y tế và các dịch vụ liên quan; bạo lực trên cơ sở giới và an toàn xã hội.
57 Ví dụ như: Các báo cáo hàng năm của Chính phủ về tình hình thực hiện các mục tiêu quốc gia về BĐG; Báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Luật BĐG của Bộ LĐTBXH; Báo cáo của Uỷ ban CVĐXHQH về tổng kết 10 năm thực hiện Luật BĐG.
đó là một rào cản để có thể đánh giá một cách toàn diện việc thực hiện Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới58. Nghiên cứu đánh giá này cho thấy, việc thu thập dữ liệu theo các chỉ tiêu của Chiến lược là chưa đầy đủ. Các báo cáo hàng năm về việc thực hiện Mục tiêu quốc gia về BĐG cung cấp thông tin thiếu nhất quán về việc thực hiện các mục tiêu và chỉ tiêu của Chiến lược. Việc đo lường các chỉ tiêu đặt ra trong Chiến lược tương đối nhất quán từ 2011 đến 2015, mặc dù khá khó khăn khi tìm kiếm thông tin liên quan trong các báo cáo hàng năm của Chính phủ trình Quốc hội. Sau năm 2015, các chỉ tiêu không được đánh giá và báo cáo một cách nhất quán. Trong một số báo cáo không có dữ liệu về các mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể trong Chiến lược, làm cho việc theo dõi tiến độ thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu là rất khó khăn. Tương tự, dữ liệu trong Báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Luật BĐG là chưa đầy đủ, thiếu thông tin về một số chỉ tiêu.
Việc thu thập số liệu tách biệt giới thông qua các chỉ số bộ ngành vẫn còn hạn chế. Thiếu các số liệu tách biệt giới làm hạn chế các mục tiêu, chỉ tiêu mà có thể sử dụng cho các Chiến lược quốc gia về BĐG sau này và báo cáo hàng năm trình Quốc hội.
Trong số 5 tỉnh được khảo sát, số liệu thống kê là khác nhau. Các chủ đề phổ biến nhất ở 5 tỉnh được khảo sát gồm: i) phụ nữ trong chính trị và trong các cơ quan nhà nước; và ii) phụ nữ trong các chương trình việc làm và đào tạo nghề. Bốn tỉnh báo cáo con số thống kê về trình độ học vấn, tỷ số giới tính khi sinh; ba tỉnh cung cấp số liệu thống kê về bạo lực gia đình.
Trên toàn quốc, việc cung cấp thông tin về thực hiện BĐG trong các báo cáo của các tỉnh còn những điểm hạn chế. Điển hình như theo Báo cáo việc thực hiện mục tiêu quốc gia về BĐG năm 2016, có 1 tỉnh không gửi báo cáo và 11 tỉnh chỉ cung cấp số liệu thống kê cho 4 đến 6 trên tổng số 22 chỉ tiêu cần có. Năm 2016, chỉ có 13/63 tỉnh thành là báo cáo đầy đủ được 22 chỉ tiêu, còn các tỉnh, thành khác thì có báo cáo nhưng không đầy đủ; hoặc không thu thập, cũng như không phân tích số liệu59. Nghiên cứu rà soát này cho thấy, các báo cáo của các tỉnh đưa ra rất ít thông tin về LGG trong các VBQPPL và các chính sách khác của địa phương.
4.5.2. Thông tin, giáo dục, truyền thông
Các hoạt động thông tin, giáo dục, truyền thông là những biện pháp hàng đầu nhằm thúc đẩy BĐG. Đã có nhiều nhiều hoạt động như vậy được tiến hành qua các phương tiện thông tin đại chúng, nhưng tác động của chúng đối với việc thay đổi thái độ và hành vi về BĐG chưa được đánh giá. Một số hoạt động dường như lại nhấn mạnh thêm các khuôn mẫu về vai trò giới truyền thống của phụ nữ. Sự tham gia của nam giới trong các hoạt động thông tin, truyền thông, giáo dục về lĩnh vực này vẫn còn rất hạn chế.
Báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Luật BĐG liệt kê hoạt động thông tin, giáo dục, truyền thông đã được thực hiện. Như đã đề cập, Bộ TTTT khuyến khích phát sóng các chương trình chuyên đề về giới. “Có 47/67 đài phát thanh và truyền hình có chuyên mục và chủ đề nâng cao nhận thức về BĐG”. Một số Đài xây dựng và phát
58 Ủy ban CVĐXHQH, Báo cáo số 1657/BC-UBVĐXH14 thẩm tra Báo cáo của Chính phủ về việc thực hiện các mục tiêu quốc gia về BĐG năm 2017, Hà Nội, 10/2018.
sóng chương trình riêng về đề tài phụ nữ và BĐG như “Phụ nữ và phát triển”, “Thế giới phụ nữ”, “Phụ nữ và cuộc sống” trong hàng loạt chương trình khác60. Báo cáo còn cho biết, một số đài địa phương như Gia Lai, Lai Châu, Đắk Nông có chương trình phát thanh, truyền hình bằng tiếng dân tộc nhằm đẩy mạnh công tác tuyên truyền về chủ đề BĐG tới đồng bào dân tộc. Các hoạt động của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Đoàn TNCS HCM, và các cơ quan khác, nhằm nâng cao nhận thức về BĐG đã được đề cập trong báo cáo.
Gần đây Trung ương Hội LHPNVN triển khai Đề án “Tuyên truyền, giáo dục phẩm chất, đạo đức phụ nữ Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”. Báo cáo 10 năm thực hiện Luật BĐG mô tả đề án có nội dung tuyên truyền, giáo dục đạo đức và phẩm chất cho phụ nữ Việt Nam như “Tự tin - Tự trọng - Trung hậu - Đảm đang”. Nội dung “bình đẳng” của Đề án không được làm rõ, nhưng vấn đề đáng quan tâm ở đây là thông điệp về phẩm chất, đạo đức trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa lại hướng tới phụ nữ mà không phải nam giới. Đề án này và các hoạt động thông tin, giáo dục, truyền thông khác như “Đời sống gia đình và giá trị tốt đẹp”, có thể nhấn mạnh thêm vai trò giới truyền thống trong gia đình và cộng đồng.
Khi được hỏi về những kết quả đạt được về BĐG, đại diện các tổ chức xã hội nhận định, tuyên truyền là hoạt động thúc đẩy BĐG dễ nhận thấy nhất. Một số cho rằng, có những nội dung vô hình trung lại duy trì khuôn mẫu giới về vai trò giới truyền thống của phụ nữ như “phụ nữ giỏi việc nước, đảm việc nhà”.
Không có các chỉ số được thiết kế dành cho các hoạt động thông tin, giáo dục, truyền thông về BĐG, cũng như không có cơ chế nào đánh giá tác động để khẳng định mức độ thay đổi về thái độ, hành vi nhờ kết quả của các hoạt động đó61. Việc thay đổi suy nghĩ và hành vi truyền thống thông qua truyền thông là một thách thức, mặc dù lĩnh vực y tế công cộng đã đạt được tiến bộ trong việc thay đổi hành vi.
Báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Luật BĐG của các tỉnh/thành đề cập nhiều hoạt động truyền thông, thông tin, giáo dục về BĐG do các cơ quan, ban ngành ở địa phương thực hiện. Các bên có trách nhiệm liên quan ở cấp tỉnh, huyện, xã được hỏi, hoạt động nào thành công nhất trong việc thúc đẩy BĐG? Phần lớn người được hỏi đều coi các hoạt động thông tin, giáo dục, truyền thông là thành công nhất. Báo cáo của các tỉnh/thành nêu nhiều ví dụ về thúc đẩy BĐG thông qua các hoạt động phổ biến thông tin, giáo dục và truyền thông.
• Tỉnh Bắc Ninh báo cáo các sáng kiến về thông tin, giáo dục và truyền thông như sau: các sáng kiến nhằm tăng cường sự tham gia của phụ nữ trong chính trị và nhà nước, phòng ngừa và kiểm soát mua bán người, tăng cường sức khỏe sinh sản và sức khỏe tình dục của phụ nữ và nam giới, giảm thiểu lựa chọn giới tính khi sinh và bạo lực trên cơ sở giới.
60 Bộ LĐTBXH, Báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Luật BĐG, 2018.
61 Tiến hành khảo sát trước và sau các hoạt động truyền thông có thể thu được các thông tin quan trọng về thái độ đối với bình đẳng giới và quan niệm có thể làm tăng thêm tình trạng bất bình đẳng. Ở Châu Âu và vùng Trung Á, UN Women đã thử nghiệm truyền thông thay đổi hành vi, sử dụng biện pháp WHO đã làm trước đó về thay đổi hành vi về sức khỏe, để giải quyết bạo lực đối với phụ nữ. Biện pháp của Oxfam cũng được áp dụng và giám sát truyền thông để thay đổi xã hội và hành vi.
• Báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Luật BĐG của TP. HCM cung cấp thông tin về các biện pháp thực hiện các hoạt động thông tin, giáo dục và truyền thông, bao gồm: tăng cường năng lực về BĐG cho phóng viên báo chí; các chương trình truyền hình về vai trò giới trong hẹn hò, cuộc sống gia đình, môi trường làm việc; các cuộc vận động hướng đến các ngành nghề, lĩnh vực và khu vực dân cư cụ thể (không đề cập chi tiết); các biển quảng cáo, tranh cổ động về mất cân bằng tỷ số giới tính khi sinh.
Báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Luật BĐG của các tỉnh/thành có rất ít thông tin về thu hút sự tham gia của các nhóm mục tiêu nam giới và trẻ em trai vào các hoạt động BĐG. Tuy nhiên, ở TP. HCM có Câu lạc bộ nam giới thúc đẩy BĐG ở cấp xã/phường, là một trong những hoạt động phổ biến thông tin, giáo dục, và truyền thông.
Các hoạt động truyền thông phải có tác động dẫn đến kết quả làm thay đổi hành vi và thái độ về BĐG. Các cuộc phỏng vấn với trẻ em cho thấy kết quả lẫn lộn trên phương diện này. Về những mặt được, cả trẻ em trai và trẻ em gái đều khẳng định, các em có tham gia làm việc nhà giống nhau (dọn nhà, lau chùi nhà cửa, rửa bát đĩa và nấu ăn). Tuy nhiên, các khuôn mẫu giới về những công việc “phù hợp” đối với trẻ em trai hay trẻ em gái vẫn còn nặng nề. Các trẻ em gái thường cho biết, xã hội vẫn nghĩ các em không làm được việc nặng hoặc tham gia vào một số môn thể thao nhất định, như bóng đá, bóng bầu dục, đạp xe hay leo núi. Số ít trẻ em trai nhắc đến các hoạt động mà các em được khuyên không nên tham gia như nhảy múa và nhảy dây. Cả trẻ em trai và trẻ em gái đều cho rằng, các em trai có nhiều tự do hơn trong lựa chọn làm điều mình muốn.
4.5.3. Các sáng kiến về bình đẳng giới của các tổ chức xã hội
Đại diện các tổ chức xã hội được phỏng vấn trong khuôn khổ nghiên cứu này cho biết những hoạt động họ đã tiến hành nhằm thúc đẩy BĐG gồm có nghiên cứu để cung cấp thông tin cho các sáng kiến về BĐG, nâng cao nhận thức và giáo dục cộng đồng, vận động chính sách và nâng cao năng lực cho nam giới và phụ nữ: