Tính hiệu quả

Một phần của tài liệu Báo cáo rà soát độc lập 10 năm thực hiện Luật Bình đẳng giới (Trang 71 - 73)

5. Các phát hiện chính và kết luận

5.1.2. Tính hiệu quả

Khuôn khổ chính sách, pháp luật. Nhiều VBQPPL còn chậm được ban hành, làm

cho các cán bộ được phân công chịu trách nhiệm về BĐG thiếu hướng dẫn rõ ràng (theo hệ thống luật pháp Việt Nam).

Chiến lược quốc gia về BĐG giai đoạn 2011-2020. Phần lớn các chỉ tiêu của Chiến

lược chưa đạt được. Vào cuối năm 2018, có 5 chỉ tiêu không đạt được, 10 chỉ tiêu không có dữ liệu hoặc dữ liệu không đầy đủ; một số chỉ tiêu đã sớm đạt được, nhưng cần tiếp tục nỗ lực để đảm bảo tính bền vững về lâu dài.

Phụ nữ lãnh đạo và phụ nữ trong chính trị: Phần lớn các chỉ tiêu chưa thực hiện được ở cấp quốc gia. Quan điểm của các cơ quan liên quan cho rằng đây là lĩnh vực đạt được tiến bộ nhiều nhất về bình đẳng giới. Trên thực tế, các chỉ tiêu này là trọng

tâm chính trong công tác BĐG của Bộ, ngành Trung ương thông qua các Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ.

Sự tham gia của phụ nữ trong lĩnh vực kinh tế: Ít nhất ba trên bốn chỉ tiêu đã đạt được liên quan đến sự tham gia của phụ nữ trong lĩnh vực kinh tế: số việc làm mới cho cả nam và nữ, tỷ lệ % phụ nữ làm chủ doanh nghiệp, tỷ lệ phụ nữ được dạy nghề và nhận tín dụng ưu đãi. Đại diện của các tổ chức xã hội và những người thụ hưởng quyền coi đây là lĩnh vực đạt tiến bộ lớn nhất.

Sự tham gia bình đẳng trong giáo dục: Trong khi chỉ tiêu về biết đọc biết viết và chỉ số liên quan đến phụ nữ có bằng thạc sỹ đã đạt được, nhưng các chỉ số mới chỉ phản ánh những khía cạnh hạn chế về quyền giáo dục (tính sẵn có, khả năng tiếp cận, sự thích ứng và mức độ chấp nhận nhìn từ góc độ giới).

BĐG trong tiếp cận và hưởng lợi từ dịch vụ y tế: Các chỉ tiêu về y tế có vẻ như đều đã

đạt được vào năm 2015. Tuy nhiên, vẫn còn mối quan ngại về việc tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tinh thần, đặc biệt là các dịch vụ dành cho nạn nhân của bạo lực trên cơ sở giới. Tương tự, mất cân bằng giới tính khi sinh vẫn là một vấn đề mà không thể giải quyết được nếu chỉ thông qua các dịch vụ y tế.

BĐG trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, thông tin: Các chỉ tiêu liên quan trong lĩnh vực này không được thu thập và báo cáo, vì vậy không rõ về tình trạng đăng tải thông tin có phân biệt đối xử hoặc khuôn mẫu giới trên báo chí. Chỉ có một chỉ tiêu mới được ban hành đã đạt, đó là các đài phát thanh và truyền hình từ Trung ương tới địa phương đều có chuyên mục về BĐG.

Bình đẳng trong gia đình và xóa bỏ bạo lực trên cơ sở giới: Chỉ có một trong năm chỉ tiêu là đạt, đó là tỷ lệ phụ nữ từng bị bạo lực gia đình được tư vấn. Các chỉ tiêu này thừa nhận sự liên quan giữa bạo lực trên cơ sở giới với bạo lực gia đình. Còn có chồng chéo về trách nhiệm liên quan đến bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái.

Quản lý nhà nước: Trong những năm gần đây, chỉ có một chỉ tiêu đạt được: 100% cán bộ, công chức, viên chức làm công tác bình đẳng giới và sự tiến bộ của phụ nữ ở các cấp, các ngành được tập huấn nghiệp vụ ít nhất một lần. Hầu hết các chỉ tiêu có ý nghĩa liên quan đến LGG trong xây dựng VPQPPL đều không được theo dõi đều đặn.

Quản lý Nhà nước về bình đẳng giới

Bộ máy nhà nước về BĐG để thực hiện Luật. Nghiên cứu rà soát này cho thấy bộ máy quản lý nhà nước về BĐG đã được thành lập, nhưng lại bị hạn chế về nguồn nhân lực, năng lực và tài chính. Cơ cấu này có thể phần nào đó lại góp phần củng cố thêm quan niệm rằng BĐG đồng nghĩa với sự tiến bộ của phụ nữ, bởi vì các Ban VSTBPN được coi như một đầu mối để thực hiện Luật BĐG.

Kiến thức về BĐG. Nhiều cán bộ, công chức phụ trách công tác BĐG vẫn sử dụng thuật ngữ lồng ghép giới để nói về cả LGG trong VBQPPL và các hoạt động cụ thể có yếu tố giới ở cơ quan họ.

phải có sự xác định rõ ràng về chức năng của các bộ ngành liên quan và phải có cơ chế phối hợp chặt chẽ. Cơ chế điều phối về BĐG thông qua các Ban VSTBPN ở các Bộ, ngành Trung ương và các Sở, ban ngành ở địa phương còn có những hạn chế.

Lồng ghép giới trong xây dựng VBQPPL. Các kết quả đạt được trong LGG nhiều phần nhờ hoạt động của Ủy ban CVĐXHQH; chỉ có một số Ban soạn thảo thực hiện đầy đủ các yêu cầu về LGG theo quy định của Luật Ban hành VBQPPL. Việc sử dụng ngôn ngữ trung tính về giới không bảo đảm được BĐG, và trong thực tế, ngôn ngữ trung tính dường như là lý do để tránh việc phân tích giới kỹ lưỡng trong quá trình xây dựng VBQPPL. Việc giải thích quy định của Luật Ban hành VBQPPL 2015 về yêu cầu phải tiến hành LGG (đối với “các VBQPPL liên quan đến giới”) đã làm hạn chế việc LGG trong những dự án luật có vẻ như trung tính giới nhưng thực tế lại có tác động giới gián tiếp, hay là tác động không mong muốn. Nghiên cứu rà soát này thấy việc LGG còn rất hạn chế trong việc ban hành VBQPPL ở địa phương và chưa đầy đủ trong quá trình xây dựng, xem xét kế hoạch kinh tế - xã hội ở cả cấp Trung ương và cấp địa phương.

Các sáng kiến thúc đẩy bình đẳng giới

Thống kê. Mặc dù việc theo dõi về các chỉ tiêu của Chiến lược quốc gia về BĐG chưa nhất quán, nhưng đã có những tiến bộ trong việc xác định các chỉ số về giới do Tổng cục Thống kê theo dõi. Dữ liệu tách biệt giới và các dữ liệu khác về giới đóng vai trò thiết yếu cho công tác phân tích giới.

Các hoạt động thông tin, giáo dục, truyền thông nhằm nâng cao nhận thức BĐG. Các hoạt động thông tin, giáo dục, truyền thông chủ yếu hướng tới cộng đồng rộng rãi, nhưng hiệu quả thực tế trong việc thay đổi thái độ và hành vi thì chưa được rõ. Một số hoạt động củng cố vai trò giới truyền thống.

Các sáng kiến của các tổ chức xã hội. Các sáng kiến của các tổ chức xã hội, được trình bày trong báo cáo rà soát này, góp phần bổ sung cho các hoạt động của nhà nước và theo cách tiếp cận dựa trên quyền, trong đó có quan niệm rộng hơn về giới mở rộng tới vấn đề bản dạng giới.

Thanh tra, xử lý vi phạm và giám sát

Thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm. Các cơ quan quản lý nhà nước chỉ tiến hành một số cuộc thanh tra. Bộ Y tế tiến hành thanh tra về lựa chọn giới tính khi sinh và chỉ có một trường hợp bị phạt sau khi thanh tra. Cơ chế quản lý tiếp nhận, xử lý khiếu nại về phân biệt đối xử giới chưa được thành lập.

Giám sát việc thực hiện Luật BĐG. Các hoạt động giám sát thực hiện Luật BĐG chủ yếu do Uỷ ban CVĐXHQH tiến hành; mặc dù các Ủy ban khác và ĐBQH cũng có trách nhiệm giám sát trong lĩnh vực này. Còn ở địa phương, HĐND các cấp còn ít thực hiện giám sát trong lĩnh vực này.

Một phần của tài liệu Báo cáo rà soát độc lập 10 năm thực hiện Luật Bình đẳng giới (Trang 71 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(184 trang)