4. Rà soát việc thực hiện Luật Bình đẳng giới
4.2.3. Phụ nữ tham gia trong lĩnh vực kinh tế
Các chỉ tiêu phụ nữ tham gia lĩnh vực kinh tế gần như đạt được. Ít nhất ba trên bốn chỉ tiêu đã đạt gồm có: số việc làm mới cho cả nam và nữ; tỷ lệ phụ nữ làm chủ doanh nghiệp; tỷ lệ phụ nữ được dạy nghề và nhận được tín dụng ưu đãi. Đại diện của hai trong số các tổ chức xã hội được phỏng vấn ở Hà Nội khẳng định, lĩnh vực đạt kết quả tốt nhất về BĐG là liên quan tới các doanh nghiệp (có đăng ký chính thức) do phụ nữ làm chủ và số lượng việc làm cho phụ nữ ngày càng tăng. Những người thụ hưởng quyền ở địa phương được phỏng vấn về tiến bộ đạt được đáng kể nhất về BĐG, họ cho rằng việc tiếp cận của phụ nữ đối với nhiều công việc hơn và tiếp cận các công việc được trả lương cao hơn là tiến bộ lớn nhất trong 10 năm qua.
Tuy nhiên, vẫn còn khoảng cách giới đối với phụ nữ trong các ngành nghề phi truyền thống, tiền lương và tình trạng phân biệt đối xử trong việc làm do mang thai hay thậm chí chỉ vì có thể sẽ mang thai. Các báo cáo 10 năm thực hiện Luật BĐG của các tỉnh nghiên cứu mẫu cho thấy sự chênh lệch về lương của nam giới và phụ nữ là do phụ nữ tập trung làm việc ở các lĩnh vực đòi hỏi ít kỹ năng và
lương thấp. Ở tỉnh Trà Vinh, phụ nữ thường làm ở lĩnh vực nông nghiệp. Ở TP. HCM, phụ nữ thu nhập một tháng kém hơn 500.000 đồng so với nam giới. Khoảng cách về tiền lương ở các lĩnh vực việc làm chưa được làm rõ bởi thông tin không được tách biệt về giới. Đại diện người được phỏng vấn ở tỉnh Trà Vinh cho biết, một số công ty vẫn có những hành vi phân biệt đối xử trong tuyển dụng qua việc từ chối phụ nữ có con và phụ nữ đang nuôi con nhỏ. Ủy ban CEDAW từng lưu ý rằng phân biệt đối xử trong lĩnh vực việc làm vì lý do mang thai và nghỉ sinh con vẫn là vấn đề đáng lo ngại ở Việt Nam. Trong các cuộc phỏng vấn, các chủ thể chịu trách nhiệm thực hiện quyền ở cấp tỉnh, huyện và xã cho biết, việc làm và gia đình được coi là những lĩnh vực tồn tại sự bất bình đẳng và phân biệt đối xử nhiều nhất.
Bên cạnh đó, còn thiếu các chỉ số liên quan đến sự tham gia trong kinh tế của
những phụ nữ gặp các hình thức phân biệt đối xử đan xen. Hiện đang có chỉ tiêu
riêng liên quan đến phụ nữ nghèo ở nông thôn, dân tộc thiểu số. Tuy nhiên, chưa có các chỉ tiêu liên quan đến sự tham gia về kinh tế của phụ nữ người dân tộc thiểu số, phụ nữ là người khuyết tật, hoặc các nhóm phụ nữ khác đang phải đối mặt với các hình thức phân biệt đối xử đan xen.
“Do lợi nhuận, có những doanh nghiệp ưu tiên tuyển dụng nam giới vì họ không nghỉ thai sản dài như phụ nữ. Thậm chí trong một số doanh nghiệp, phụ nữ sau khi nghỉ thai sản 6 tháng, họ bị mất vị trí cũ và bị điều chuyển sang công việc khác. Có những doanh nghiệp tạo điều kiện cho nam giới đi tập huấn nước ngoài nhiều hơn phụ nữ”.
Đại diện Liên đoàn lao động, thành phố HCM
“Phụ nữ thường được giao công việc hành chính với chế độ lương thấp hơn, không cao như so với lương của nam giới trong cùng một công sở. Trong gia đình, phụ nữ thường phải làm việc nhà và nam giới thường không chia sẻ việc nhà với phụ nữ”.
4.2.3. Phụ nữ tham gia trong lĩnh vực kinh tế
Các chỉ tiêu phụ nữ tham gia lĩnh vực kinh tế gần như đạt được. Ít nhất ba trên bốn chỉ tiêu đã đạt gồm có: số việc làm mới cho cả nam và nữ; tỷ lệ phụ nữ làm chủ doanh nghiệp; tỷ lệ phụ nữ được dạy nghề và nhận được tín dụng ưu đãi. Đại diện của hai trong số các tổ chức xã hội được phỏng vấn ở Hà Nội khẳng định, lĩnh vực đạt kết quả tốt nhất về BĐG là liên quan tới các doanh nghiệp (có đăng ký chính thức) do phụ nữ làm chủ và số lượng việc làm cho phụ nữ ngày càng tăng. Những người thụ hưởng quyền ở địa phương được phỏng vấn về tiến bộ đạt được đáng kể nhất về BĐG, họ cho rằng việc tiếp cận của phụ nữ đối với nhiều công việc hơn và tiếp cận các công việc được trả lương cao hơn là tiến bộ lớn nhất trong 10 năm qua.
Tuy nhiên, vẫn còn khoảng cách giới đối với phụ nữ trong các ngành nghề phi truyền thống, tiền lương và tình trạng phân biệt đối xử trong việc làm do mang thai hay thậm chí chỉ vì có thể sẽ mang thai. Các báo cáo 10 năm thực hiện Luật BĐG của các tỉnh nghiên cứu mẫu cho thấy sự chênh lệch về lương của nam giới và phụ nữ là do phụ nữ tập trung làm việc ở các lĩnh vực đòi hỏi ít kỹ năng và
lương thấp. Ở tỉnh Trà Vinh, phụ nữ thường làm ở lĩnh vực nông nghiệp. Ở TP. HCM, phụ nữ thu nhập một tháng kém hơn 500.000 đồng so với nam giới. Khoảng cách về tiền lương ở các lĩnh vực việc làm chưa được làm rõ bởi thông tin không được tách biệt về giới. Đại diện người được phỏng vấn ở tỉnh Trà Vinh cho biết, một số công ty vẫn có những hành vi phân biệt đối xử trong tuyển dụng qua việc từ chối phụ nữ có con và phụ nữ đang nuôi con nhỏ. Ủy ban CEDAW từng lưu ý rằng phân biệt đối xử trong lĩnh vực việc làm vì lý do mang thai và nghỉ sinh con vẫn là vấn đề đáng lo ngại ở Việt Nam. Trong các cuộc phỏng vấn, các chủ thể chịu trách nhiệm thực hiện quyền ở cấp tỉnh, huyện và xã cho biết, việc làm và gia đình được coi là những lĩnh vực tồn tại sự bất bình đẳng và phân biệt đối xử nhiều nhất.
Bên cạnh đó, còn thiếu các chỉ số liên quan đến sự tham gia trong kinh tế của
những phụ nữ gặp các hình thức phân biệt đối xử đan xen. Hiện đang có chỉ tiêu
riêng liên quan đến phụ nữ nghèo ở nông thôn, dân tộc thiểu số. Tuy nhiên, chưa có các chỉ tiêu liên quan đến sự tham gia về kinh tế của phụ nữ người dân tộc thiểu số, phụ nữ là người khuyết tật, hoặc các nhóm phụ nữ khác đang phải đối mặt với các hình thức phân biệt đối xử đan xen.
“Do lợi nhuận, có những doanh nghiệp ưu tiên tuyển dụng nam giới vì họ không nghỉ thai sản dài như phụ nữ. Thậm chí trong một số doanh nghiệp, phụ nữ sau khi nghỉ thai sản 6 tháng, họ bị mất vị trí cũ và bị điều chuyển sang công việc khác. Có những doanh nghiệp tạo điều kiện cho nam giới đi tập huấn nước ngoài nhiều hơn phụ nữ”.
Đại diện Liên đoàn lao động, thành phố HCM
“Phụ nữ thường được giao công việc hành chính với chế độ lương thấp hơn, không cao như so với lương của nam giới trong cùng một công sở. Trong gia đình, phụ nữ thường phải làm việc nhà và nam giới thường không chia sẻ việc nhà với phụ nữ”.
Đại diện Sở LĐTBXH tỉnh Gia Lai.