Các sáng kiến về bình đẳng giới của các tổ chức xã hội

Một phần của tài liệu Báo cáo rà soát độc lập 10 năm thực hiện Luật Bình đẳng giới (Trang 65)

4. Rà soát việc thực hiện Luật Bình đẳng giới

4.5.3. Các sáng kiến về bình đẳng giới của các tổ chức xã hội

Đại diện các tổ chức xã hội được phỏng vấn trong khuôn khổ nghiên cứu này cho biết những hoạt động họ đã tiến hành nhằm thúc đẩy BĐG gồm có nghiên cứu để cung cấp thông tin cho các sáng kiến về BĐG, nâng cao nhận thức và giáo dục cộng đồng, vận động chính sách và nâng cao năng lực cho nam giới và phụ nữ:

Nghiên cứu thực địa nắm bắt các vấn đề về giới nhằm cung cấp thông tin cho các hoạt động vận động chính sách và nâng cao nhận thức công chúng.

Nâng cao nhận thức công chúng và giáo dục thông qua các kênh truyền thông đại chúng hoặc trực tiếp hướng tới các nhóm hưởng thụ quyền.

Vận động chính sách và pháp luật ở Trung ương và địa phương. Các tổ chức xã hội đã đóng góp ý kiến vào các luật như Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, Luật Ngân sách Nhà nước, BLLĐ, Luật Trẻ em. Một số tổ chức xã hội cũng gắn kết với các cơ chế nhân quyền quốc tế, ví dụ như Ủy ban CEDAW.

Nâng cao năng lực cho phụ nữ và trẻ em gái như tăng quyền năng kinh tế (sự tham gia của phụ nữ trong kinh doanh và việc làm), tham gia của phụ nữ trong phát triển địa phương, phòng ngừa bạo lực, hỗ trợ các nhóm nạn nhân của bạo lực, phòng ngừa lạm dụng và bạo lực tình dục đối với trẻ em gái, đường dây nóng dành cho người đồng tính nữ và hỗ trợ các bậc cha mẹ khi có con là người đồng tính nam hoặc đồng tính nữ.

vợ, duy trì quan hệ bình đẳng với vợ và con gái, làm cha, làm chồng tốt, phòng ngừa lạm dụng tình dục và bắt nạt (dành cho trẻ em trai), quyền của người đồng tính nam, hỗ trợ phụ huynh cách ứng xử với con là người đồng tính nữ hoặc đồng tính nam.

Theo dõi, phát hiện những khuôn mẫu giới trong pháp luật và báo chí.

4.6. Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm; giám sát thực thi Luật Bình đẳng giới

Mục này rà soát việc thực hiện quy định tại Chương V của Luật BĐG về thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm; giám sát thực thi Luật.

4.6.1. Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm về bình đẳng giới

Luật BĐG đã quy định tại Điều 35 về trách nhiệm thanh tra, kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước; Còn các điều từ 37-42 quy định về xử lý vi phạm pháp luật về BĐG. Chức năng thanh tra, kiểm tra, tiếp nhận khiếu nại và xử lý vi phạm về BĐG và phân biệt đối xử còn hạn chế. Mặc dù các Bộ, ngành khác có thể từng thanh tra về việc thực hiện BĐG, nhưng trong Báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Luật BĐG hoặc báo cáo hàng năm về tình hình thực hiện các mục tiêu về BĐG thì không thấy phản ánh về nội dung này. Báo cáo cung cấp thông tin về việc Bộ LĐTBXH thanh tra về phân biệt đối xử tại nơi làm việc, tuy nhiên không có thông tin nào về xử phạt các hành vi vi phạm tại nơi làm việc được nêu trong báo cáo.

Bộ Y tế đã tiến hành 499 cuộc thanh tra liên quan đến lựa chọn giới tính khi sinh ở 2.289 đơn vị ngành y tế trong giai đoạn 2011-201562. Các kiến nghị về hình thức xử phạt được đưa ra đối với 15 trường hợp phát hiện ra vi phạm.

Tại các địa phương, các Sở LĐTBXH đã tiến hành thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật về lao động và BĐG. Từ năm 2011 đến 2016, Bộ LĐTBXH đã tiến hành khoảng 100 cuộc kiểm tra chức năng đối với các Sở LĐTBXH. Các Bộ, ngành khác tiến hành thanh tra về BĐG trong lĩnh vực của mình.

Nghị định số 55/2009/NĐ-CP của Chính phủ về xử lý vi phạm hành chính về BĐG đã quy định các chế tài đối với các vi phạm như phạt tiền, hoặc các hình thức xử phạt khác (như tước giấy phép) và có những hình thức khắc phục như xin lỗi công khai, loại bỏ các quảng cáo mang tính phân biệt đối xử, hủy bỏ các quy định phân biệt đối xử và những biện pháp khác.

Đáng lưu ý là Nghị định 55/2009/NĐ-CP không còn phù hợp với quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, cụ thể là về mức phạt cao nhất đối với các hành vi vi phạm và mức đền bù về tổn hại. Một số hành vi không được định nghĩa rõ ràng trong Nghị định 55, ví dụ như “các hoạt động doanh nghiệp, kinh doanh có định kiến giới” (Điều 7), “các hoạt động khoa học và công nghệ có định kiến giới” (Điều 10). Hiện nay, pháp luật chưa có các hình thức xử phạt hiệu quả đối với các hành vi vi phạm về BĐG như chồng bạo lực với vợ, chậm đăng ký khai sinh cho con gái hoặc ép buộc lựa chọn sinh con trai.

62 Tại trang 17, Báo cáo tình hình thực hiện Mục tiêu BĐG giai đoạn 2011-2015 và năm 2015 có đoạn viết: “Về thanh tra, kiểm tra các cơ sở khám, chữa bệnh, dịch vụ siêu âm và nạo phá thai trong

Không có nhiều thông tin về việc áp dụng chế tài xử lý các trường hợp vi phạm pháp luật về BĐG. Báo cáo của Chính phủ năm 2017 đã nêu, các vi phạm của các cơ quan tuyển dụng đối với các nữ công nhân là khá phổ biến63, nhưng báo cáo không đề cập việc xử lý các vi phạm pháp luật về bình đẳng giới. Tương tự, trong báo cáo của Bộ LĐTBXH về 10 năm thực hiện Luật BĐG, chỉ nêu có hai trường hợp vi phạm liên quan đến phá thai lựa chọn giới tính do các cơ quan chức năng của ngành y tế phát hiện. “Trong năm 2017, tỉnh Nghệ An kiểm tra 20 cơ sở y tế về việc thực hiện các quy định liên quan tới việc cấm lựa chọn giới tính thai nhi, về việc quản lý và sử dụng các biện pháp tránh thai. Có hai trường hợp sai trái được phát hiện và bị xử phạt hành chính với mức phạt là 6.500.000 đồng”.

Vẫn chưa có hệ thống tiếp nhận, xử lý khiếu nại, tố cáo về các trường hợp phân biệt đối xử liên quan đến BĐG như Luật BĐG đã quy định tại Điều 37. Không rõ Thanh tra Bộ LĐTBXH có theo dõi khiếu nại liên quan tới phân biệt đối xử về giới hay không. Do thiếu hệ thống quản lý khiếu nại, người dân có thể không biết được rằng họ có thể gửi đơn khiếu nại về vấn đề này.

4.6.2. Giám sát việc thực hiện Luật Bình đẳng giới

Điều 36 của Luật BĐG quy định trách nhiệm giám sát việc thực hiện Luật BĐG của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội và HĐND các cấp.

Theo quy định tại mục c, khoản 1, Điều 13, Luật Hoạt động giám sát của QH và HĐND năm 2015, Quốc hội xem xét Báo cáo của Chính phủ về việc thực hiện mục tiêu quốc gia về BĐG tại phiên họp toàn thể vào kỳ họp cuối năm sau khi Uỷ ban CVĐXHQH thẩm tra báo cáo này. Quốc hội có thể ra nghị quyết về công tác BĐG của Chính phủ trong năm có báo cáo, nếu cần thiết. Thực hiện quy định này, vào kỳ họp thứ tư của Quốc hội khóa XIV, lần đầu tiên Quốc hội đã thảo luận, xem xét báo cáo của Chính phủ64. Các ĐBQH đã có nhiều ý kiến về nội dung của báo cáo và đóng góp vào việc giám sát tình hình thực hiện các mục tiêu BĐG. Tuy nhiên, tại kỳ họp cuối năm 2019, báo cáo này chỉ được gửi đến từng ĐBQH mà không được thảo luận tại phiên họp toàn thể.

Thông qua các báo cáo của Uỷ ban CVĐXHQH, có thể thấy, từ năm 2007, qua các khóa XII, XIII, XIV, Uỷ ban CVĐXHQH thường xuyên tiến hành các hoạt động giám sát, khảo sát về tình hình thực hiện Luật BĐG và mục tiêu về BĐG. Thông tin, ý kiến, kiến nghị từ các đợt giám sát, khảo sát đều được tổng hợp, gửi đến các ĐBQH để tham khảo, phục vụ cho hoạt động của Quốc hội và cho các cơ quan liên quan để thực hiện Luật65. Có những kiến nghị của các Ủy ban của QH được chấp nhận và các cơ quan thực hiện.

Tuy nhiên, các vấn đề về BĐG lại không được đề cập trong các hoạt động giám sát khác của Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội. BĐG là một nội dung liên ngành, liên lĩnh vực, bao quát cả ở Trung ương và địa phương, nhưng chưa bao giờ được Quốc hội hoặc UBTVQH lựa chọn để tiến hành giám sát chuyên đề. UBCVĐXH và các UB khác của Quốc hội cũng chưa từng tiến hành phiên giải trình nào về các

63 Báo cáo của Chính phủ về việc thực hiện các mục tiêu quốc gia về BĐG năm 2017.

64 Trước đó, theo quy định của Luật BĐG, Chính phủ chỉ gửi báo cáo thực hiện các mục tiêu BĐG gửi cho Uỷ ban CVĐXHQH thẩm tra, sau đó gửi các ĐBQH nghiên cứu.

65 Báo cáo tổng kết hoạt động nhiệm kỳ XII, XIII; báo cáo tổng kết hàng năm trong nhiệm kỳ XIV của Uỷ ban CVĐXHQH.

vấn đề liên quan đến BĐG. Liên quan đến các Đoàn ĐBQH, thông tin của khóa XIII cho thấy, rất ít Đoàn ĐBQH cùng tham gia các Đoàn giám sát về BĐG của Ủy ban CVĐXHQH, và không có Đoàn ĐBQH nào tự chủ động tiến hành giám sát về BĐG. Quốc hội có chức năng quyết định các vấn đề quan trọng của quốc gia, những vấn đề có tác động vô cùng lớn từ góc độ giới đối với các nhóm người khác nhau. Đó là những nội dung liên quan tới chủ trương, chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng quốc gia; các chương trình mục tiêu quốc gia; các chính sách về dân tộc, tôn giáo, giáo dục, khoa học - công nghệ; kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; v.v… Tuy nhiên, các nội dung về giới mới chỉ được đề cập rời rạc trong các bài phát biểu của một số ĐBQH tại các kỳ họp QH. Vấn đề giới chưa được quan tâm đầy đủ ở tầm Quốc hội nói chung, cũng như ở các Ủy ban Quốc hội nói riêng trong quá trình soạn thảo, thẩm tra, thảo luận, xem xét, quyết định các chính sách như vậy.

Theo khoản 2, Điều 36 của Luật BĐG, HĐND có nhiệm vụ thực hiện Luật ở cấp địa phương. Kết quả rà soát các văn bản và báo cáo của rất nhiều HĐND tỉnh, cũng như báo cáo cuối nhiệm kỳ trên toàn quốc về hoạt động của HĐND các cấp cho thấy, các vấn đề về BĐG ít được quan tâm trong hoạt động của HĐND các cấp. Như đã đề cập, từ 2007 đến nay, tính từ 3 nhiệm kỳ trở lại đây, các báo cuối nhiệm kỳ về cáo tình hình tổ chức, hoạt động của HĐND các cấp trên toàn quốc đều không đề cập đến vấn đề BĐG trong các hoạt động của mình. Điều này cho thấy HĐND các địa phương không có các hoạt động về BĐG, hoặc có nhưng không đáng kể, cho nên không được chú ý tổng hợp trong báo cáo.

Qua tìm hiểu các báo cáo của HĐND và tìm kiếm trên mạng, chỉ có một số ít HĐND tỉnh đã từng tiến hành giám sát tình hình thực hiện Luật BĐG và các mục tiêu BĐG như HĐND tỉnh Bắc Kạn năm 2013 và 2019, Ninh Bình năm 2014, Quảng Ninh năm 2015, Phú Yên năm 2019, Cà Mau năm 2017. Có những hoạt động giám sát đã mang lại hiệu quả tích cực. Ví dụ như, sau kết quả kiểm tra giám sát năm 2019, HĐND tỉnh Bắc Kạn đã trình Báo cáo số 42/BC-HĐND với những khuyến nghị tới các cơ quan có trách nhiệm của tỉnh. Thực hiện các khuyến nghị được nêu, UBND tỉnh này đã ban hành văn bản chỉ đạo các Sở, ngành và huyện phải có các hành động thực hiện BĐG trong phạm vi thẩm quyền của mình.

Điều quan trọng cũng cần lưu ý rằng Hội LHPNVN giám sát việc thực hiện BĐG nói chung. Điều 30 của Luật BĐG quy định Hội LHPNVN thực hiện công tác vận động chính sách (“phản biện xã hội”) về các chính sách và luật pháp liên quan tới BĐG.

5. CÁC PHÁT HIỆN CHÍNH VÀ KẾT LUẬN

5.1. Tóm tắt những phát hiện chính

Những phát hiện chính từ việc rà soát, đánh giá sẽ được tóm tắt dưới đây theo hai tiêu chí là tính phù hợp và tính hiệu quả.

5.1.1. Tính phù hợp của pháp luật về bình đẳng giới

5.1.1.1. Luật Bình đẳng giới so với các chuẩn mực quốc tế về quyền con người

Luật BĐG nói chung nhất quán với các chuẩn mực quốc tế về quyền con người. Tuy nhiên, vẫn có một số quy định của Luật chưa hoàn toàn tương thích với CEDAW hoặc các điều ước quốc tế khác. Đó được coi là hạn chế của Luật, tuy nhiên cũng cần phải ghi nhận rằng các vấn đề đó có thể được quy định trong Luật BĐG hoặc những luật khác. Luật BĐG còn thiếu một số nội dung làm hạn chế việc thực hiện BĐG.

Sự phù hợp

Luật BĐG nhất quán với nguyên tắc bình đẳng thực chất.

Các điều khoản liên quan tới đại diện về mặt chính trị, phù hợp với các chuẩn mực quốc tế.

Luật đề cập các hình thức phân biệt đối xử đa tầng và đan xen đối với phụ nữ trong các hoàn cảnh cụ thể, như phụ nữ nông thôn sống trong điều kiện khó khăn và phụ nữ dân tộc thiểu số.

Các biệt pháp đặc biệt nhằm thúc đẩy bình đẳng của phụ nữ phù hợp với CEDAW bởi các sáng kiến này nhằm bảo đảm phụ nữ được thụ hưởng bình đẳng thực chất (thành quả) như nam giới.

Luật cũng tương thích với các nghĩa vụ nêu trong CEDAW như việc nâng cao nhận thức (thông tin, giáo dục, truyền thông).

Những vấn đề cần được xem xét thêm trong Luật Bình đẳng giới và pháp luật liên quan

Mặc dù bình đẳng trong lĩnh vực văn hóa được bảo vệ, nhưng sự tham gia của phụ nữ nên được đề cập rõ ràng hơn nhằm giải quyết tình trạng bất bình đẳng trong các tập quán, thông lệ văn hóa truyền thống.

Các nội dung liên quan đời sống gia đình và xã hội chưa được nêu đầy đủ như CEDAW là “tất cả mọi mặt của đời sống”. Tuy nhiên, Luật BĐG cũng đã nêu khá chi tiết các lĩnh vực đời sống xã hội như chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa.

Một số quyền xã hội như giáo dục mới chỉ tập trung vào sự tiếp cận mà chưa đề cập các khía cạnh khác của quyền, bao gồm không phân biệt đối xử về các điều kiện sẵn có cho mọi người, tính thích ứng với bối cảnh, và sự chấp nhận các yếu tố văn hóa, xã hội.

Quấy rối tình dục chưa được coi là một hình thức phân biệt đối xử.

Các quyền bình đẳng liên quan đến quốc tịch chưa được ghi nhận trong Luật BĐG.

Các hình thức phân biệt đối xử đa tầng, đan xen đa lĩnh vực mới chỉ được đề cập liên quan tới đối với phụ nữ nông thôn nghèo, phụ nữ dân tộc thiểu số.

Lồng ghép giới mới chỉ giới hạn trong quy trình lập pháp.

Những nội dung còn thiếu:

Hình thức phân biệt đối xử gián tiếp chưa được ghi nhận trong Luật.

Giới chỉ đề cập ở phạm vi hẹp là nam và nữ. Bản dạng giới chưa được đề cập trong Luật.

Các hành vi, thông lệ có hại chưa được đề cập đầy đủ trong Luật BĐG như được mong đợi theo CEDAW và Mục tiêu thiên niên kỷ 5.3.

Các hành vi bị cấm, gồm cả bạo lực trên cơ sở giới chưa được xác định và các chế tài chưa được quy định trong Luật.

5.1.1.2. Luật Bình đẳng giới đối chiếu với các luật khác trong nước

Các điều khoản không phân biệt đối xử và bình đẳng giới

Hầu hết các luật liên quan tới đời sống gia đình, tư pháp, giáo dục, y tế đều có nội dung bình đẳng và bảo đảm không phân biệt đối xử.

Một phần của tài liệu Báo cáo rà soát độc lập 10 năm thực hiện Luật Bình đẳng giới (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(184 trang)