Thống kê và báo cáo về bình đẳng giới

Một phần của tài liệu Báo cáo rà soát độc lập 10 năm thực hiện Luật Bình đẳng giới (Trang 62 - 63)

4. Rà soát việc thực hiện Luật Bình đẳng giới

4.5.1. Thống kê và báo cáo về bình đẳng giới

Có vẻ như có một số tiến bộ trong thu thập dữ liệu về giới. Hàng năm, Chính phủ đều có báo cáo trình Quốc hội về tình hình thực hiện mục tiêu quốc gia về BĐG. Chính phủ cũng đã báo cáo cho Ủy ban CEDAW, báo cáo mới nhất là báo cáo ghép (số 7 và số 8 về tình hình thực hiện CEDAW ở Việt Nam).

Dữ liệu ở cấp quốc gia được thu thập theo các mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể đặt ra trong Chiến lược quốc gia về BĐG, như đã được nêu ở trên. Bên cạnh đó, theo Báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Luật BĐG (cấp quốc gia), các cơ quan cũng đã ban hành quyết định, thông tư về các bộ chỉ tiêu thống kê, trong đó một số chỉ tiêu riêng về BĐG, một số chỉ tiêu được tách biệt theo giới tính. Ví dụ, Bộ LĐTBXH có hệ thống gồm 107 chỉ tiêu, trong đó có 5 chỉ tiêu về bình đẳng giới và 29 chỉ tiêu là phân tổ tách biệt theo giới tính. Ngoài các chỉ tiêu trong Chiến lược quốc gia về BĐG và thống kê đặc thù theo ngành, năm 2019, Tổng cục Thống kê công bố Bộ chỉ tiêu thống kê phát triển giới mới với 78 chỉ tiêu thuộc 6 nhóm phát triển về giới56. Luật Thống kê 2015 đã quy định về 25 chỉ tiêu nằm trong Bộ chỉ tiêu thống kê phát triển giới của quốc gia cũ được ban hành theo Quyết định số 56/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Việc phân tích giới, vốn cần thiết để LGG trong các chính sách và luật pháp, cũng được thực hiện trong các cuộc điều tra dân số, về sử dụng thời gian. Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019 cung cấp dữ liệu được tách biệt giới như tỷ lệ phần trăm người kết hôn từ 15 tuổi trở lên, tỷ lệ dân số trong độ tuổi đang đi học, tỷ lệ biết đọc và biết viết, và các nội dung khác. Cuộc điều tra gần đây cung cấp thông tin quan trọng về vai trò giới có ảnh hưởng của nam giới và phụ nữ và thời gian dành cho việc nhà, chăm sóc con cái và các hoạt động khác.

Mặt khác, các nguồn báo cáo chính thức đều chỉ ra những hạn chế trong công tác thống kê và báo cáo57. Theo Ủy ban CVĐXHQH, vào thời điểm cuối năm 2018, không có dữ liệu hoặc dữ liệu chưa đầy đủ về khoảng 10 chỉ tiêu thuộc 7 mục tiêu,

55 Báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Luật BĐG của TP. HCM, trang. 33.

56 6 nhóm gồm: dân số; lao động, việc làm và tiếp cận nguồn lực; lãnh đạo và quản lý; giáo dục và đào tạo; y tế và các dịch vụ liên quan; bạo lực trên cơ sở giới và an toàn xã hội.

57 Ví dụ như: Các báo cáo hàng năm của Chính phủ về tình hình thực hiện các mục tiêu quốc gia về BĐG; Báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Luật BĐG của Bộ LĐTBXH; Báo cáo của Uỷ ban CVĐXHQH về tổng kết 10 năm thực hiện Luật BĐG.

đó là một rào cản để có thể đánh giá một cách toàn diện việc thực hiện Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới58. Nghiên cứu đánh giá này cho thấy, việc thu thập dữ liệu theo các chỉ tiêu của Chiến lược là chưa đầy đủ. Các báo cáo hàng năm về việc thực hiện Mục tiêu quốc gia về BĐG cung cấp thông tin thiếu nhất quán về việc thực hiện các mục tiêu và chỉ tiêu của Chiến lược. Việc đo lường các chỉ tiêu đặt ra trong Chiến lược tương đối nhất quán từ 2011 đến 2015, mặc dù khá khó khăn khi tìm kiếm thông tin liên quan trong các báo cáo hàng năm của Chính phủ trình Quốc hội. Sau năm 2015, các chỉ tiêu không được đánh giá và báo cáo một cách nhất quán. Trong một số báo cáo không có dữ liệu về các mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể trong Chiến lược, làm cho việc theo dõi tiến độ thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu là rất khó khăn. Tương tự, dữ liệu trong Báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Luật BĐG là chưa đầy đủ, thiếu thông tin về một số chỉ tiêu.

Việc thu thập số liệu tách biệt giới thông qua các chỉ số bộ ngành vẫn còn hạn chế. Thiếu các số liệu tách biệt giới làm hạn chế các mục tiêu, chỉ tiêu mà có thể sử dụng cho các Chiến lược quốc gia về BĐG sau này và báo cáo hàng năm trình Quốc hội.

Trong số 5 tỉnh được khảo sát, số liệu thống kê là khác nhau. Các chủ đề phổ biến nhất ở 5 tỉnh được khảo sát gồm: i) phụ nữ trong chính trị và trong các cơ quan nhà nước; và ii) phụ nữ trong các chương trình việc làm và đào tạo nghề. Bốn tỉnh báo cáo con số thống kê về trình độ học vấn, tỷ số giới tính khi sinh; ba tỉnh cung cấp số liệu thống kê về bạo lực gia đình.

Trên toàn quốc, việc cung cấp thông tin về thực hiện BĐG trong các báo cáo của các tỉnh còn những điểm hạn chế. Điển hình như theo Báo cáo việc thực hiện mục tiêu quốc gia về BĐG năm 2016, có 1 tỉnh không gửi báo cáo và 11 tỉnh chỉ cung cấp số liệu thống kê cho 4 đến 6 trên tổng số 22 chỉ tiêu cần có. Năm 2016, chỉ có 13/63 tỉnh thành là báo cáo đầy đủ được 22 chỉ tiêu, còn các tỉnh, thành khác thì có báo cáo nhưng không đầy đủ; hoặc không thu thập, cũng như không phân tích số liệu59. Nghiên cứu rà soát này cho thấy, các báo cáo của các tỉnh đưa ra rất ít thông tin về LGG trong các VBQPPL và các chính sách khác của địa phương.

Một phần của tài liệu Báo cáo rà soát độc lập 10 năm thực hiện Luật Bình đẳng giới (Trang 62 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(184 trang)