Kỹ thuật nuôi gà hậu bị

Một phần của tài liệu Giáo trình Chăn nuôi gia cầm (Trang 37 - 40)

2. Chuồng trại, dụng cụ và thiết bị nuôi gà 1 Thiết kế chuồng nuôi gà

3.2.Kỹ thuật nuôi gà hậu bị

a. Chọn gà trong giai đoạn hậu bị

Lúc gà mới nở: Chọn gà khỏe mạnh (gà loại I) có thân hình vững chắc. Lông bông phủ kín toàn thân, khô sạch, có màu lông đặc trưng của giống, dòng. Mỏ cân xứng, không bị lệch vẹo, dị hình. Mắt tròn, sáng, ướt và mở hoàn toàn. Chân đứng vững, thẳng, nhanh nhẹn, các ngón chân thẳng không cong vẹo. Bụng thon, mềm. Rốn khô và khép kín không bị viêm. Khối lượng cơ thể đạt theo yêu cầu của từng giống, dòng.

- Lúc gà 6 tuần tuổi:

+ Đối với gà giống hướng thịt: chọn gà mái có trọng lượng trung bình gần sát với trọng lượng trung bình của giống, chọn gà trống có trọng lượng từ cao trở xuống với

ngoại hình cân đối, ức lớn, rộng, thế đứng hùng dũng, ức dốc ở góc khoảng 450 sẽ là những gà trống cho tỷ lệ thụ tinh cao hơn so với gà trống có ức nằm ngang.

+ Đối với gà hướng trứng: chọn những gà mái có ngoại hình đạt tiêu chuẩn giống như vóc dáng cân đối, xương ức thẳng, không dị tật ở mỏ, ngón chân. Trong đàn gà giống, số gà trống chọn sẽ bằng 10% số gà mái.

- Lúc gà 19 tuần tuổi: dựa vào các đặc điểm sinh dục thứ cấp như: mồng tích phát triển, màu đỏ tươi, lông óng mượt, cánh ép sát thân.

21- Gà 19 tuần tuổi

b. Chế độ định mức ăn cho gà hậu bị

Nhu cầu dinh dưỡng: Năng lượng trao đổi tối thiểu từ 2750 Kcal/kg đến 2850 Kcal/kg; Đạm từ 16 – 18%

Hạn chế số lượng thức ăn hàng ngày từ 5 tuần tuổi. Khống chế thức ăn để gà đạt khối lượng chuẩn. Thức ăn hàng ngày có thể giảm 20 – 30% tùy vào mức sinh trưởng của gà.

Thay thức ăn dần (trong 1 tuần) từ thức ăn của gà con sang thức ăn gà dò, và từ thức ăn của gà dò sang thức ăn gà đẻ vào các tuần tuổi thích hợp.

Khi nuôi gà hậu bị, tuyệt đối không nuôi kiểu vỗ béo gà. Khi gà quá béo, lượng mỡ tích tụ trong cơ thể lớn dẫn đến chèn ép bộ phận sinh sản khiến gà khó đẻ, không đẻ được.

c. Mật độ nuôi dưỡng gà hậu bị

Bảng 3.1: Mật độ nuôi gà hậu bị

Tuổi và loại gà Nuôi trên lồng hoặc sàn Nuối dưới nền

Gà hướng trứng Gà giống thịt Gà hướng trứng Gà giống thịt

Gà 3 - 8 tuần 20 – 30 15 15 8 – 10

Gà 9 – 18 tuần 12 - 15 8 - 10 8 - 10 5 - 6

d. Chăm sóc và quản lý gà hậu bị

+ Nhiệt độ chuồng nuôi:

Trong giai đoạn hậu bị, gà đã lớn, có khả năng điều tiết thân nhiệt. Tuy vậy, muốn đạt được kết quả tốt vẫn cần phải có nhiệt độ chuồng nuôi thích hợp. Đối với gà hậu bị, nhiệt độ thích hợp là 18-200C. Về mùa hè, nhiệt độ ở nước ta thường tăng cao ảnh hưởng đến chức năng sinh lý của gà, gà ăn ít hoặc bỏ ăn, uống nước nhiều, thở gấp, thể trọng giảm. Nếu nhiệt độ tiếp tục tăng cao sẽ gây tình trạng chết nóng hàng loạt, nhất là đối với các giống gà nặng cân. Để chống nóng cho gà, có thể áp dụng các biện pháp sau:

Chuồng gà đúng qui cách, cao, khấu độ rộng, mái lợp bằng vật liệu cách nhiệt tốt, có mái nhỏ trên nóc, mái hiên rộng để hạn chế ánh nắng.

Hướng chuồng hợp lý, xung quanh chuồng trồng cây tầng cao có bóng mát nhưng vẫn thoáng

Vệ sinh chuồng tốt, không để phân tích tụ trong chuồng vào mùa nóng. Giảm mật độ gà kết hợp loại thải trước khi bước vào mùa nóng.

Cho gà ăn khẩu phần thích hợp với nhiệt độ cao, chiếu sáng vào ban đêm để gà ăn hết khẩu phần, có đủ nước mát cho gà uống.

Khi nhiệt độ môi trường tăng quá cao, cần làm mưa nhân tạo trên chuồng hoặc phun bụi trực tiếp trong chuồng

+ Ẩm độ chuồng nuôi

Đối với gà hậu bị, ẩm độ thích hợp là 70%, yêu cầu không khí mới 3,5m3/kg/giờ. Khi ẩm độ không khí cao hơn 75% trong thời tiết lạnh, hơi nước sẽ đọng lại trong lớp độn chuồng gây tình trạng ẩm ướt, bẩn và hôi. Việc chăm sóc gà sẽ gặp nhiều khó khăn, bệnh tật cũng từ đó phát sinh, lây lan và gây tác hại. Vì vậy điều tiết ẩm độ trong chuồng là một khâu quan trọng, cần phải giữ cho chuồng thông thoáng, sạch sẽ.

+ Ánh sáng và chế độ chiếu sáng

Xây dựng chương trình chiếu sáng cho đàn gà hậu bị phải gắn liền với đặc điểm di truyền của giống và kết quả nuôi dưỡng tốt hay xấu để xác định được thời điểm ánh sáng tác động kích thích. Nếu tác động quá sớm, gà sẽ thành thục sớm, đẻ sớm trong khi thể trọng chưa đạt chuẩn sẽ cho trứng nhỏ, tỷ lệ đẻ không cao và thường giảm nhanh thời kỳ đẻ rộ Ngược lại, tác động ánh sáng quá muộn, gà thành thục muộn, đẻ muộn, trứng to hơn nhưng Ngược lại, tác động ánh sáng quá muộn, gà thành thục muộn, đẻ muộn, trứng to hơn nhưng sản lượng trứng sẽ ít hơn bình thường.

Chương trình chiếu sáng cho chuồng kín:

Đối với gà hướng trứng: 10 tuần tuổi chiếu sáng 11 giờ/ngày, độ chiếu sáng 0,5-1 W/m2 nền chuồng. Sau đó mỗi tuần giảm 1 giờ để đến tuần 16 thời gian chiếu sáng chỉ còn 8 giờ/ ngày, cường độ chiếu sáng 0,5–1 W/m2 nền chuồng. Tuần 17, 18 vẫn giữ

chiếu sáng 8 giờ/ngày, cường độ chiếu sáng 1-1,5 W/m2 nền chuồng. Tuần 19, 20 thời gian chiếu sáng tăng lên 10 giờ/ngày, cường độ chiếu sáng 1-1,5 W/m2. Sau 20 tuần, mỗi tuần tăng thêm 1 giờ cho đến khi đạt 16 giờ chiếu sáng/ngày trong giai đoạn gà đẻ.

Đối với gà hướng thịt: từ 9-19 tuần tuổi chiếu sáng 8 giờ/ngàyvới cường độ chiếu sáng 1 W/m2 nền chuồng. Sau đó, mỗi tuần tăng thêm 1 giờ chiếu sáng cho đến khi đạt 16 giờ/ngày.

Chương trình chiếu sáng cho chuồng hở:

Đối với gà hướng trứng: 10 tuần tuổi chiếu sáng 16 giờ/ngày. Từ 11-13 tuần, mỗi tuần giảm 20 phút để đến tuần 13,chiếu sáng 15 giờ/ngày. Từ 13-19 tuần tuổi, mỗi tuần giảm 30 phút để đến tuần 19 chiếu sáng 12 giờ/ngày. Cường độ chiếu sáng từ 10-19 tuần tuổi là 3 W/m2 nền chuồng. Sau 19 tuần tuổi, mỗi tuần tăng thêm 30 phút cho đến khi đạt 16 giờ/ngày

Đối với gà hướng thịt: 10-19 tuần chiếu sáng 13 giờ/ ngày với cường độ chiếu sáng 4 W/m2 nền chuồng. Sau 19 tuần, mỗi tuần tăng thêm 1 giờ chiếu sáng cho đến khi đạt 16 giờ/ngày.

Một phần của tài liệu Giáo trình Chăn nuôi gia cầm (Trang 37 - 40)