Kiểm trasinh học trứng ấp

Một phần của tài liệu Giáo trình Chăn nuôi gia cầm (Trang 70 - 73)

Đây là một công việc không thể thiếu trong khi thực hiện quy trình ấp trứng nhân tạo. Mục đích là:

+ Đánh giá chất lượng sinh học của trứng

+ Lập ra chế độ ấp phù hợp với sự phát triển của phôi cho từng trường hợp cụ thể + Đề ra những biện pháp nhằm nâng cao kết quả ấp nở và chất lượng gà con + Xác định nguyên nhân của kết quả ấp nở xấu

Các bước bước tiến hành:

7.1. Phương pháp soi trứng

Trong thời gian ấp tiến hành soi trứng nhằm đánh giá sự phát triển và sức sống của phôi, đồng thời xác định số trứng có phôi, số trứng chết phôi, thời gian chết phôi và nguyên nhân gây chết phôi. Dựa vào kích thước, vị trí và đặc điểm phát triển của phôi sau từng thời kỳ mà người ta quyết định ngày soi trứng.

Trứng gà thường được soi vào các ngày ấp thứ 6, 11 và 19; trứng vịt, gà Tây vào các ngày 7, 13 và 25; trứng ngỗng vào các ngày 8, 15 và 28

32- Soi trứng ấp

7.2. Phương pháp cân trứng

Cân trứng để theo dõi sự hao hụt trứng có phù hợp với từng giai đoạn hay không vì ở mỗi giai đoạn ấp sự bốc hơi nước khác nhau. ở trứng gà, trong 6 ngày ấp đầu tiên khối lượng trứng giảm không quá 0,5 - 0,6%/ngày. Sau ngày thứ 11 tỷ lệ này khoảng 0,6 - 0,8%/ngày. Thông qua việc kiểm tra trứng ấp có thể đánh giá được chế độ ấp để điều chỉnh kịp thời.

7.3. Kiểm tra vết mổ mỏ

33- Kiểm tra vết mổ trên vỏ trứng

Phôi của trứng ấp đã qua bảo quản lâu ngày phát triển chậm, muộn, gà nở chậm. Nhiều gà con đã mổ được vỏ nhưng không nở được, kéo dài thời gian nở, nở rải rác. Gà con nở ra dính bết và bẩn do lòng trắng chưa tiêu thụ hết, gà con yếu, nặng bụng, tỷ lệ nuôi sống thấp.

Câu hỏi và bài tập

1. Trình bày Bộ máy sinh dục cái gia cầm và quá trình hình thành trứng? 2. Trình bày Cấu tạo và thành phần hóa học của trứng gia cầm?

3. Cách Chọn lọc, bảo quản, vận chuyển và sát trùng trứng ấp?

4. Khi ấp trứng gia cầm cần chú ý đến những thông số kỹ thật nào? Nêu các thông số kỹ thuật đó?

5. Trình bày các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình ấp nở của trứng gia cầm?

Phần thực hành

Bài 12. Quan sát cấu tạo, thành phần của trứng gia cầm. Bài 13. Chọn trứng đủ tiêu chuẩn ấp

Bài 14. Sát trùng trứng và chuyển trứng vào máy ấp

Bài 15. Kiểm tra chất lượng sinh học trứng ấp (soi và cân trứng)

Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập

Đánh giá kết quả học tập (điểm định kỳ) dựa trên hình thức kiểm tra từng học sinh về các nội dung chính của bài học (chọn lọc, bảo quản, sát trùng trứng ấp), cách kiểm tra sự phát triển của phôi thông qua việc soi trứng ở ngày ấp thứ 6,11 và 19.

Ghi nhớ

Cách lựa chọn, bảo quản, vận chuyển và sát trùng trứng ấp.

Điều chỉnh các thông số về nhiệt độ, độ ẩm, chế độ đảo và làm mát trứng trong quá trình ấp.

Bài 6:LẬP KẾ HOẠCH SẢN XUẤT VÀ QUẢN LÝ TRẠI CHĂN NUÔI GIA CẦM

Mã Bài : B07

Giới thiệu:

Việc quản lý đàn gia cầm trong chăn nuôi là vấn đề cần chú ý cho tất cả các trang trại chăn nuôi. Quản lý như thế nào để chăn nuôi gia cầm có năng suất tốt, sử dụng tài nguyên địa phương tốt, có hiệu quả kinh tế cao và đảm bảo tính bền vững. Không những thế việc quản lý đàn gia cầm còn có quan hệ tới việc xác định qui mô, cơ cấu đàn, tỷ lệ trống /mái thích hợp, tỷ lệ chọn lọc và loại thải, phương pháp chu chuyển (kế hoạch sản xuất) một cách thích hợp và thuận lợi cho các điều kiện chăn nuôi của nước ta.. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Mục tiêu:

+ Biết cách lập kế hoạch sản xuất gia cầm theo từng điều kiện cụ thể + Nắm được kỹ thuật quản lý chăn nuôi để đạt hiệu quả kinh tế cao nhất. + Lựa chọn được kế hoạch nuôi phù hợp với từng mục đich.

+ Tích cực, chủ động và hợp tác trong quá trình học tập, đảm bảo an toàn và tiết kiệm vật tư trong quá trình thực hiện.

Nội dung

Một phần của tài liệu Giáo trình Chăn nuôi gia cầm (Trang 70 - 73)