Những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của phôi 7 Kiểm trasinh học trứn gấp

Một phần của tài liệu Giáo trình Chăn nuôi gia cầm (Trang 56 - 59)

7. Kiểm trasinh học trứn gấp

7.2. Phương pháp cân trứng 7.3. Kiểm tra vết mổ mỏ

1. Bộ máy sinh dục cái gia cầm và sự hình thành trứng

Trứng gia cầm được hình thành ở cơ quan sinh dục của gia cầm mái. Cơ quan này bao gồm 2 bộ phận quan trọng là buồng trứng và ống dẫn trứng.

1.1. Cấu tạo buồng trứng

Buồng trứng là nơi hình thành tế bào trứng (lòng đỏ) và cũng là nơi tổng hợp kích tố sinh dục cái (kích tố buồng trứng). ở gia cầm trưởng thành chỉ còn lại buồng trứng và ống dẫn trứng bên trái phát triển, còn buồng trứng và ống dẫn trứng bên phải bị thoái hoá, nguyên nhân gây thoái hoá chưa được giải thích rõ. Buồng trứng nằm trong xoang bụng, lệch về phía trái cột sống, phía trước thận. Trên mặt buồng trứng có rất nhiều nang trứng ở các giai đoạn phát triển khác nhau. Ngay từ khi mới nở gia cầm đã có một số lượng tế bào trứng nguyên thuỷ nhất định. Khi trưởng thành chỉ có một số tế bào trứng phát triển, số còn lại bị thoái hoá.

Khối lượng buồng trứng thay đổi theo tuổi. Buồng trứng ở gà con 1 ngày tuổi chỉ nặng 0,03g; 5 - 6 tháng tuổi nặng 6 - 7 g và ở gà sau khi đẻ quả trứng đầu tiên buồng trứng nặng tới 35 - 40 g. Buồng trứng là nơi hình thành lòng đỏ, màu của lòng đỏ do các chất mang sắc tố như caroten và xantophin quyết định.

1.2. Cấu tạo ống dẫn trứng

Sau khi rụng, tế bào trứng rơi vào ống dẫn trứng. Bộ phận này có cấu tạo hình ống, dà và có nhiều khúc cuộn. Trong ống dẫn trứng có tầng cơ trên thành ống, có một lớp màng nhầy lót bên trong, trên bề mặt màng nhầy có tiêm mao rung động. Trước khi thành thục về tính, ống dẫn trứng của gà mái dài khoảng 8 - 10 cm, nặng 0,2 - 0,3 g. Trong thời kỳ đẻ, ống dẫn trứng dài khoảng 60- 80 cm, nặng 40- 0 g, đường kính đạt khoảng 10 cm. Khi gà nghỉ đẻ, ống dẫn trứng chỉ dài khoảng 15 - 25 cm.

Căn cứ vào đặc điểm hình thái và chức năng sinh lý có thể chia ống dẫn trứng thành 5 phần: loa kèn, bộ phận tiết lòng trắng, phần eo, tử cung và âm đạo.

+ Loa kèn

Loa kèn là bộ phận đầu tiên của ống dẫn trứng, có hình phễu, nằm phía dưới và ôm lấy buồng trứng. Loa kèn dài khoảng 7 cm, đường kính khoảng 8 - 9 cm. Thành của loa kèn tương đối dày. Sau khi tế bào trứng rơi vào loa kèn, nếu gặp tinh trùng thì sẽ xảy ra quá trình thụ tinh. Tế bào trứng dừng lại ở đây khoảng 20 phút. Lớp lòng trắng đầu tiên được tiết ra ở cổ phễu, bao bọc xung quanh lòng đỏ, do lòng đỏ chuyển động xoay tròn theo trục dọc, lớp lòng trắng xoắn lại tạo nên dây chằng lòng đỏ, nhưng chưa hoàn chỉnh. Dây chằng lòng đỏ được hoàn chỉnh dần, đến tận tử cung mới kết thúc. Dây này có tác dụng giữ lòng đỏ ở vị trí trung tâm quả trứng.

28- Cấu tạo cơ quan sinh dục cái ở gia cầm + Bộ phận tiết lòng trắng

Bộ phận tiết lòng trắng là phần dài nhất của ống dẫn trứng, chiều dài của nó khoảng 30 - 35 cm (vào thời kỳ đẻ nhiều có thể dài tới 50 cm). Bên trong bộ phận tiết lòng trắng có 15 - 25 nếp gấp dọc, các nếp gấp này cao khoảng 4,5 mm và dày khoảng 2,5 mm. Phần này có rất nhiều tuyến tiết ra lòng trắng, có thể tạo ra 1/2 - 2/3 khối lượng lòng trắng của trứng. Trứng dừng ở phần này khoảng 3 giờ.

+ Phần eo (bộ phận tạo màng vỏ)

Phần eo là phần ống dẫn trứng co lại, đường kính nhỏ, chiều dài khoảng 8 cm. Chức năng của phần eo là tạo ra một phần lòng trắng và tạo màng dưới vỏ. Trứng dừng ở đây khoảng 70 - 75 phút.

+ Tử cung

Tử cung có hình túi, dài khoảng 8 - 10 cm. Thành của tử cung có cơ dọc và cơ vòng; niêm mạc của tử cung có các tuyến tiết ra dịch chứa nhiều nước và chất khoáng. Nhờ độ thẩm thấu cao của màng dưới vỏ mà nước và muối khoáng ngấm vào trong trứng làm cho lòng trắng loãng ra. Phía ngoài màng dưới vỏ bắt đầu hình thành vỏ cứng, mới đầu là sự lắng đọng những hạt rất nhỏ trên bề mặt của màng dưới vỏ, sau đó tăng lên do quá trình hấp thu muối canxi. Muối canxi lắng đọng được hoà lẫn với số ít lòng trắng tạo nên những núm gai rất vững. Những núm gai nhỏ này gắn chặt với nhau nhưng giữa chúng có khoảng trống là các lỗ nhỏ, đó là các lỗ khí của vỏ trứng có tác dụng trao đổi khí. Các tuyến ở tử cung còn tiết các sắc tố làm cho vỏ trứng có màu

sắc khác nhau. Biểu mô tử cung còn tiết ra một số chất tạo lớp màng mỏng phủ lên trên bề mặt vỏ trứng. Trứng qua tử cung mất khoảng 19 - 20 giờ.

+ Âm đạo

Đây là đoạn cuối cùng của ống dẫn trứng, dài 7 - 12 cm, niêm mạc nhẵn có tuyến tiết ra dịch nhầy tạo điều kiện cho sự đẻ trứng được dễ dàng và tham gia hình thành lớp keo trên vỏ. Trong lúc đẻ trứng âm đạo lồi ra khỏi huyệt để giữ cho trứng khỏi bẩn. Trứng được hình thành trong các bộ phận của ống dẫn trứng mất khoảng 23,5 - 24 giờ.

Một phần của tài liệu Giáo trình Chăn nuôi gia cầm (Trang 56 - 59)