Quy trình vệ sinh thú y trong trại gà công nghiệp

Một phần của tài liệu Giáo trình Chăn nuôi gia cầm (Trang 46 - 48)

2. Chuồng trại, dụng cụ và thiết bị nuôi gà 1 Thiết kế chuồng nuôi gà

3.5.Quy trình vệ sinh thú y trong trại gà công nghiệp

Trong chăn nuôi gà nói riêng và chăn nuôi nói chung việc vệ sinh, sát trùng chuồng trại là việc rất cần thiết. Các bước thực hiện việc vệ sinh, sát trùng chuồng trại và dụng cụ chăn nuôi cần phải thực hiện đúng quy trình để đạt hiệu quả cao. Giúp phòng, chống bệnh dịch phát triển bền vững trong chăn nuôi

Vệ sinh tất cả sạch phân, chất thải hữu cơ vì trong phân có chứa các vi sinh vật gây bệnh, mầm bệnh đặc biệt là Salmonella (Salmonella: là nguyên nhân thường gây ra bệnh tiêu chảy, nhưng cũng có thể nhiễm bệnh đến các bộ phận khác của cơ thể bao gồm máu, xương, và khớp xương).

Chỉ dùng các thuốc sát trùng khi bạn đã làm sạch các bề mặt chuồng trại, dụng cụ... Quy trình thực hiện vệ sinh, sát trùng chuồng trại cần phải thực hiện theo đúng quy trình và các bước sau:

Bước 1: Làm sạch phân và các chất thải hữu cơ

Trước khi rửa cần phải làm sạch các chất hữu cơ trước khi sử dụng các thuốc sát trùng. Phân, đất, rơm, máu, trấu... làm cho thuốc sát trùng mất tác dụng hoặc tác dụng kém. Do vậy trước khi rửa bằng nước cần dùng chổi, xẻng, các dụng cụ chuyên dụng làm sạch các chất hữu cơ, phân bám trên nền, tường, bề mặt dụng cụ chăn nuôi...

Bước 2: Vệ sinh sạch bằng nước

Sau đã làm sạch phân và các chất thải hữu cơ bằng xẻng, vẹt... thì ta tiến hành rửa sạch chuồng nuôi, máng ăn... bằng nước. Những vật dụng, vị trí bám bẩn chặt trên bề mặt lâu ngày cần phải ngâm nước thật kỹ cho bở (ngâm 1-2 ngày). Còn các vị trí khó rửa như góc, khe... thì phải dùng vòi xịt có áp lực lớn để đánh bật các chất bẩn bám trên bề mặt.

Bước 3: Tẩy bằng xà phòng, nước vôi hoặc thuốc tẩy

Sử dụng nước vôi 30%, xà phòng, thuốc tẩy rửa để phun, ngâm, dội rửa nền và các dụng cụ chăn nuôi sau khi đã vệ sinh bằng nước

Sử dụng các thuốc sát trùng với liều lượng 1/400. Sử dụng nước sạch, có độ pH trung tính để pha loãng thuốc. Không sử dụng nước cứng (là nước đá vôi) để pha loãng thuốc vì nước cứng sẽ làm giảm hoặc mất tác dụng thuốc. Nhiệt độ nước ở điều kiện phòng, không quá nóng hoặc quá lạnh.

Kiểm tra hạn sử dụng của thuốc, thời gian sử dụng sau khi pha loãng

Phải sử dụng quần áo bảo hộ khi phun thuốc sát trùng. Có thể dùng máy chuyên dụng để phun hoặc nếu không có điều kiện sử dụng máy chuyên dụng có thể sử dụng các loại bình phun thuốc sâu thay thế.

Bước 5: Để khô

Sau khi khử trùng bằng thuốc, cần phải để khô dụng cụ và trang thiết bị. Với chuồng nuôi, thời gian để khô trước khi thả gia súc, gia cầm vào là 1 - 2 ngày, không được để khô dưới 12 giờ.

Câu hỏi và bài tập

1. Trình bày các phương thức chăn nuôi gà?

2. Gà con có đặc điểm gì khác so với gà trưởng thành? Cách chọn gà con 1 ngày tuổi? 3. Trình bày kỹ thuật nuôi dưỡng và chăm sóc gà đẻ?

4. Trình bày kỹ thuật chăm sóc và nuôi dưỡng gà thịt?

5. Quy trình vệ sinh thú y trong trại chăn nuôi thường trải qua mấy bước? Trình bày các bước?

Phần thực hành

Bài 7. Chọn gà con 1 ngày tuổi.

Bài 8. Cho gà đẻ ăn. Quản lý theo dõi đàn gà đẻ. Thu nhặt trứng. Bìa 9. Thực hiện quy trình vệ sinh phòng bệnh cho trại gà..

Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập

Đánh giá kết quả học tập (điểm định kỳ) dựa trên hình thức kiểm tra từng học sinh về các yêu cầu trong quá trình chăn nuôi chăm sóc gà đẻ, gà thịt, vệ sinh phòng bệnh trong trại gà.

Ghi nhớ

Cách lựa chọn gà 1 ngày tuổi, chăm sóc gà đẻ, chăm sóc gà thịt, các bước trong quy trình phòng bệnh cho trại gà.

Bài 4: CHĂN NUÔI VỊT

Mã Bài: B05

Giới thiệu:

Nhằm hướng tới phát triển nông nghiệp bền vững, khắc phục được những hạn chế trong chăn nuôi vịt kiểu nuôi nhốt, thả rông như trước đây, việc tìm ra phương pháp chăn nuôi vịt sao cho đạt năng suất và hiệu quả là một trong những giải pháp phát triển chăn nuôi bền vững hiện đang được ngành chăn nuôi khuyến cáo phổ biến áp dụng. Với việc dựa vào các đặc tính sinh lý để tìm ra cách chăn nuôi phù hợp sẽ giúp tận dụng được những phụ phẩm trong sản xuất nông nghiệp và cua ốc có sẵn trên kênh mương, trên đồng ruộng, đồng thời hạn chế tối đa dịch bệnh đảm bảo tính an toàn và mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Mục tiêu:

+ Nắm được đặc điểm, yêu cầu cần đạt được trong mỗi giai đoạn nuôi đối với các loại vịt và kĩ thuật nuôi dưỡng, chăm sóc chúng.

+ Hiểu và thực hiện được các thao tác cơ bản trong quá trình nuôi dưỡng, chăm sóc các loại vịt.

+ Tích cực, chủ động và hợp tác trong quá trình học tập, đảm bảo an toàn và tiết kiệm vật tư trong quá trình thực hiện.

Nội dung

Một phần của tài liệu Giáo trình Chăn nuôi gia cầm (Trang 46 - 48)