Kỹ thuật nuôi gà thịt cao sản

Một phần của tài liệu Giáo trình Chăn nuôi gia cầm (Trang 43 - 46)

2. Chuồng trại, dụng cụ và thiết bị nuôi gà 1 Thiết kế chuồng nuôi gà

3.4.Kỹ thuật nuôi gà thịt cao sản

a. Chuẩn bị trước khi nhận gà

+ Vệ sinh chuồng trại và các thiết bị, dụng cụ chăn nuôi

Khi kết thúc đợt nuôi cũ, để chuẩn bị cho đợt nuôi mới, cần bắt đầu ngay tổng vệ sinh, sửa chữa, sát trùng chuồng trại và dụng cụ chăn nuôi. Qui trình như sau:

Chuyển toàn bộ thiết bị và dụng cụ đã sử dụng ra ngoài chuồng. Hót toàn bộ lớp độn chuồng cũ và chuyển đến nơi quy định

Quét sạch và cọ rửa chuồng kể cả tường, nền, lưới, trần, cửa và rèm che. Có thể dung vòi nước để phun với áp suất mạnh

Tiến hành sát trùng lại bằng dung dịch formol với liều 1 lít/m2 nền chuồng và sát trùng toàn bộ dụng cụ trong chuồng và gian kho. Có thể sát trùng bằng dung dịch xút 2% với liều lượng 2,5 lít/m2 nền đất hoặc 1lít/m2 nền xi măng.

Quét sạch bụi bẩn bám trên chụp sưởi và lau bằng, nhúng khăn vào dung dịch formol 2% để lau sạch

Đối với loại máng ăn, máng uống có thể tháo ra, cọ rửa tại bể nước và ñược sát trùng bằng dung dịch formol 2%. Trường hợp máng cố định thì sát trùng cùng với nền chuồng và tiến hành cọ rửa lại bằng nước sạch trước khi nhận gà về.

Bố trí hố sát trùng ở các lối ra vào khu chuồng và từng chuồng

Khi chuồng khô đưa chất độn chuồng mới vào, rải đều, dày 10 - 15 cm tuỳ thuộc vào thời gian nuôi. Sau đó sát trùng một lần nữa bằng dung dịch formol 2%.

Che kín chuồng từ 7 - 10 ngày đầu. Trước khi đưa gà vào nuôi phải khử trùng lại toàn bộ chuồng và các thiết bị bằng dung dịch formol 2% với liều lượng 0,5 lít/m2.

+ Chuẩn bị thiết bị dụng cụ chăn nuôi

Các loại máng ăn

Khay ăn: Kích thước khay: 70 x 70 x 3 cm dùng cho Trong 5 - 7 ngày đầu tiên gà con tập ăn bằng khay. Khay ăn làm bằng tôn hoặc chất dẻo, có hình tròn, vuông hoặc chữ nhật 75 - 100 gà con.

Máng ăn: Từ tuần tuổi thứ 2 gà đã bắt đầu làm quen với máng hình trụ tròn, còn gọi là máng P50 (dùng cho 50 con) hoặc máng dài với định mức 3 - 5 cm/gà.

Các loại máng uống: Tuần đầu tiên dùng máng tròn 3,6 - 4 lít (1galon) cho 50 gà. Từ tuần tuổi thứ 2 dùng máng dài hình chữ U (định mức 3cm/gà).

Lớp lót chuồng: Sử dụng đệm lót nhằm mục đích tránh sự tiếp xúc trực tiếp giữa gà với nền chuồng và tạo cho chuồng khô ráo. Có thể sử dụng dăm bào, trấu, cỏ khô hay rơm cắt nhỏ, vv... Các nguyên liệu dùng làm chất độn chuồng phải khô, sạch, không mang mầm bệnh và chất độc hại, không bị mốc, không có mùi khác thường; khi dùng không bị dính bết vào nhau. Trước khi đưa vào dùng, phải được khử trùng

Rèm che: Cần chuẩn bị rèm, che hai bên chuồng trong một hai tuần đầu và những ngày thời tiết lạnh. Thường sử dụng các loại vải bạt bao tải hoặc cót ép.

Quây gà: Quây có thể được làm bằng chất dẻo, tấm phocmica, tôn, nhôm lá; hoặc cót ép, phên tre. Chiều cao quây khoảng 40 - 50 cm, chiều dài 13 - 14m.

Chụp sưởi: Cần có chụp sưởi để đảm bảo nhiệt độ chuồng nuôi phù hợp với yêu cầu của gà con. Có thể dùng chụp sưởi, bómg điện thường hoặc bóng hồng ngoại. Trong điều kiện không có điện, có thể dùng bếp than, dầu.

b. Kỹ thuật nuôi dưỡng

22- Chăn nuôi gà thịt + Chọn gà:

Khi nuôi gà thịt thương phẩm cần chọn các tổ hợp gà chuyên thịt, nặng cân mau lớn như Hybro, Sasso, Issa. Gà loại I là những gà đạt thể trọng của giống; nhanh nhẹn; lông khô, bông, sạch phủ kín toàn thân; cánh áp sát vào thân; bụng mềm, thon; rốn khô không bị hở; mỏ chắc, khít, không bị vẹo; mắt tròn, to, tinh nhanh; chân to, bóng,

vững. Loại bỏ gà loại II là những con quá nhỏ và những con yếu, không đứng vững, lông dính, cánh xệ, bụng to căng cứng, rốn hở ướt, có những khuyết tật về ngoại hình như bẹt chân, khoèo chân, khoèo ngón, vẹo mỏ, mù mắt, vv

+ Nhận gà vào chuồng

Trước khi nhận gà vào chuồng phải kéo rèm che kín chuồng, bật chụp sưởi, đổ nước sạch vào máng uống

Chuyển hộp đựng gà vào chuồng, khi chuyển phải nhẹ nhàng, cẩn thận, đặt đủ số hộp xung quanh quây và thả gà từ từ vào quay

Tránh gây xáo trộn gà. Trong một quây nên nuôi gà cùng ngày tuổi. Kiểm tra lại số lượng, tình trạng sức khoẻ và loại bỏ số gà chết

+ Nhu cầu dinh dưỡng

Gà thịt có nhu cầu dinh dưỡng cao hơn các loại gà khác, vì gà thịt có tốc độ tăng trọng nhanh, trao đổi chất mạnh. Gà thịt có hiệu quả sử dụng thức ăn tốt, tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng trọng thấp

Hiện nay thường có 3 loại thức ăn tương ứng với 3 giai đoạn nuôi sau ñây: Thức ăn khởi động: dùng cho giai đoạn gà 1 - 21 ngày tuổi.

Thức ăn gà choai: dùng cho giai đoạn gà 22 - 37 ngày tuổi. Thức ăn vỗ béo: dùng cho giai đoạn gà trên 37 ngày tuổi.

Gà nuôi thịt thường ñược áp dụng khẩu phần ăn tối đa, gà được ăn tự do trong suốt thời kỳ nuôi. Tuy nhiên cũng cần biết lượng thức ăn thu nhận trung bình/ngày để chủ động trong việc xây dựng cung ứng thức ăn, tránh bị động, thiếu hụt hoặc lãng phí. Nước uống: ngoài yêu cầu vệ sinh, an toàn, mát về mùa hè và ấm về mùa đông, nước uống cần phải được cung cấp đầy đủ và luôn mới. Nước gà uống thường chóng bẩn, nhanh lên men chua, nên cọ rửa máng uống ít nhất 3 lần trong ngày. Cần bố trí đủ và hợp lý máng uống trong chuồng để gà không phải tìm nước xa quá 3m.

c. Chế độ chăm sóc

+ Nhiệt độ môi trường

Gà nuôi thịt có nhu cầu về nhiệt độ môi trường khá nghiêm ngặt, nhằm bảo đảm tối ưu cho cơ thể hấp thu được nhiều thức ăn và phát triển tốt. Nói chung các giống gà thịt cao sản có nhu cầu nhiệt độ như sau

Tuần 1: 35-330C Tuần 4 : 26-240C Tuần 2 : 32-300C Tuần 5 : 23-210C Tuần 3: 29-270C Tuần 6,7,8, : 20-180C

+ Ánh sáng và chế độ chiếu sáng

Trong 1-2 tuần đầu, gà thịt cần được chiếu sáng 23-24 giờ/ngày, cường độ chiếu sáng 3-4 W/m2 nền. sau đó giảm dần và duy trì ở cường độ 1–2 W/m2. Với cường độ ánh sáng mờ như vậy, chỉ đủ cho gà hoạt động và ăn uống nhưng không nhiều cho nên cần bật đèn sáng vào một số thời điểm nhất định để kích thích cả đàn ăn nhiều hơn. Sau 20 - 30 phút gà ăn xong lại tắt đèn sáng, bật đèn mờ

Gà rất nhạy cảm với ẩm độ của không khí và của lớp độn chuồng. Khi ẩm độ cao gà có biểu hiện khó thở, dễ bị bệnh đường hô hấp. ẩm độ cao còn tạo điều kiện thuận lợi cho sự tồn tại và phát triển của nấm mốc, ký sinh trùng,… ẩm độ thấp quá cũng ảnh hưởng không tốt, gà có da khô, hay ngứa, chuồng bụi bặm, gà hay mổ cắn nhau. ẩm độ thích hợp của chuồng nuôi là 65 - 70%.

+ Vệ sinh phòng bệnh

Hàng ngày cần tiến hành vệ sinh chuồng trại, máng ăn, máng uống theo quy trình đối với các loại gà.

Cấm tuyệt đối không cho người không có trách nhiệm vào khu nuôi dưỡng

Trước khi vào chuồng bắt buộc phải thay quần áo, dày dép và bước qua hố sát trùng trước cửa chuồng

Thực hiện nghiêm ngặt lịch tiêm phòng.

Thường xuyên kiểm tra tình trạng sức khoẻ đàn gà, phát hiện dịch bệnh kịp thời

Một phần của tài liệu Giáo trình Chăn nuôi gia cầm (Trang 43 - 46)