Nguyên nhân hình thành trứng dị hình 1 Trứng quả nhỏ

Một phần của tài liệu Giáo trình Chăn nuôi gia cầm (Trang 59 - 60)

2.1. Trứng quả nhỏ

Trứng nhỏ do trứng đẻ lứa đầu

Tất cả các loại gia cầm khi mới đến tuổi thành thục và đẻ trứng đầu tiên thì quả trứng này sẽ có kích thước khá bé so với kích thước trứng trung bình. Ở gà cũng vậy, khi gà đến tuổi sinh sản và đẻ trứng đầu tiên thì trứng này sẽ được gọi là trứng gà con so. Trứng gà con so có kích thước bé chỉ bằng 1/3 thậm chí 1/4 so với trứng gà thông thường.

Gà đẻ trứng nhỏ do kích thước gà nhỏ

Gà có trọng lượng lớn với thể hình to thì trứng đẻ ra thường sẽ to và ngược lại. Những giống gà công nghiệp con mái có trọng lượng lên đến 3kg có thể đẻ trứng lớn với trọng lượng khoảng 50 – 55g. Trong khi đó, các giống gà ta thì con mái chỉ có trọng lượng khoảng 2kg và trứng gà ta chỉ nặng khoảng 40 – 45g mà thôi. Cá biệt, có một số giống gà như gà ác, trọng lượng của gà ác trưởng thành chỉ nặng 700 gam nên trứng gà ác chỉ nặng khoảng 30g mà thôi. Do đó, kích thước của gà cũng là nguyên nhân khiến gà đẻ trứng nhỏ.

Gà đẻ trứng nhỏ do gà quá béo

Lý do gà quá béo dẫn đến gà không đẻ được chắc không còn mới lạ. Tuy nhiên, gà quá béo mà vẫn đẻ thì thường sẽ đẻ trứng bé chứ không to. Khi gà béo thì quá trình hình thành lòng đỏ trong buồng trứng sẽ diễn ra nhanh hơn dẫn đến kích thước lòng đỏ nhỏ. Khi lòng đỏ đi vào ống dẫn trứng, do gà bị béo nên có thể sẽ có một lượng mỡ bám trong ống dẫn trứng khiến lượng lòng trắng bọc bên ngoài lòng đỏ cũng không được nhiều. Kết quả là trứng đẻ ra sẽ có kích thước ngày càng nhỏ và nếu gà béo quá còn có thể không đẻ được trứng.

Trứng nhỏ do gà bị dị tật

Rất nhiều trường hợp ghi nhận việc gà đang đẻ trứng bình thường bỗng dưng đẻ trứng nhỏ là do có dị tật ở trong ống dẫn trứng. Cũng có nhiều trường hợp giải phẫu những con gà đẻ trứng nhỏ bất thường cho thấy cơ quan sinh sản của gà bị dị tật. Vậy nên, trường hợp gà đẻ trứng nhỏ rất có thể do bản thân con gà bị dị tật chứ không phải do các yếu tố ngoại cảnh.

2.2. Trứng vỏ mềm

Gà bị thiếu Canxi: Khẩu phần ăn không cung cấp đủ canxi để gà có thể tạo vỏ trứng là nguyên nhân phổ biến khiến gà đẻ trứng vỏ mỏng. Canxi thường có nhiều

trong bột sò, bột xương, bột cá, đậu tương… Nếu gà không được cho ăn hoặc ăn ít nguồn dinh dưỡng này thì gà sẽ đẻ trứng non.

Gà bị thiếu phốt pho: Vỏ trứng được cấu tạo với 90% thành phần gồm canxi và phốt pho chứ không phải chỉ có canxi. Do đó, thiếu phốt pho cũng là nguyên nhân khiến trứng có thể bị mỏng vỏ.

Lượng canxi và phốt pho không cân đối: khi lượng canxi và phốt pho kết hợp theo một tỉ lệ nhất định sẽ tạo thành lớp vỏ trứng phù hợp. Nếu lượng canxi và phốt pho bị mất cân đối tỉ lệ thì cũng có thể khiến trứng bị mỏng vỏ.

Gà bị thiếu vitamin D: Ánh sáng làyếu tố không thể thiếu đối với gà sinh sản, cần cung cấp ánh sáng ít nhất 12 tiếng mỗi ngày, ánh sáng sẽ cung cấp cho gà vitamin D để tăng khả năng chuyển hóa canxi trong thức ăn vào trong máu.Nếu gà bị thiếu vitamin D sẽ dẫn đến gà bị thiếu canxi do hấp thu kém và đương nhiên quả trứng bị mỏng vỏ.

Gà bị rối loạn hooc môn (rối loạn tuyến giáp): tuyến giáp rất quan trọng giúp gà chuyển hóa canxi trong thức ăn. Nếu gà bị rối loạn tuyến giáp sẽ khiến gà đẻ trứng bị mỏng vỏ và thậm chí là đẻ trứng không có vỏ, chỉ thấy có màng vỏ.

Gà bị stress: Gà bị stress (xua đuổi, ánh sáng mạnh, chuồng nuôi ẩm ướt…), cũng có thể khiến gà đẻ trứng ra bị mỏng vỏ. Gà bị stress sẽ khiến cơ thể giảm hấp thu dinh dưỡng dẫn tới cơ thể thiếu chất và gà thường đẻ trứng vỏ mỏng hoặc gà bị mắc các bệnh như viêm đường hô hấp, gà mái ăn kém, suy nhược, stress ảnh hưởng đến việc hình thành vỏ trứng không đạt chất lượng

Khi gà đã quá tuổi khai thác trứng thì hiệu suất đẻ giảm vì cơ quan sinh sản của gà đã bị lão hóa. Lúc này, không chỉ sản lượng mà chất lượng của trứng cũng sẽ giảm đi. Đây cũng có thể do nguyên nhân này gây ra trứng gà bị mỏng vỏ

29- Trứng gia cầm bị mềm vỏ

Một phần của tài liệu Giáo trình Chăn nuôi gia cầm (Trang 59 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)