Những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của phô

Một phần của tài liệu Giáo trình Chăn nuôi gia cầm (Trang 68 - 70)

a. Ảnh hưởng của nhiệt độ

Nhiệt độ có ảnh hưởng quyết định đến kết quả ấp. Sự chệnh lệch về nhiệt độ có ảnh hưởng đến kết quả và thời hạn cũng như sức sống của gia cầm con.

Ảnh hưởng của nhiệt độ cao:

Nhiệt độ trung bình của máy ấp vượt quá 400C sẽ làm cho phôi chết hàng loạt vào bất cứ lúc nào.

Nhiệt độ cao hơn quy định vào những ngày ấp đầu sẽ làm tăng cường quá trình trao đổi chất của phôi. Sự phát triển của phôi và các màng phôi nhanh quá sẽ là biến dạng một số cơ quan, gây hiện tượng quái thai chủ yếu liên quan đến hệ thần kinh và giác quan. Phôi dễ bị dính vào màng vỏ.

Nhiệt độ cao vào giữa quá trình ấp không gây các dị hình đặc biệt nhưng ở thành túi ối và màng niệu có nhiều bọt trong suốt to gần bằng hạt đỗ đen.

Nhiệt độ tăng cao đột ngột vào giữa quá trình ấp gây chết rất nhiều phôi, các mạch máu của màng niệu đạo chứa đầy máu, xuất hiện những chấm máu nhỏ trên da, đôi khi có cả ở não và tim của phôi. Não, gan, thận bị xung huyết.

Nhiệt độ tăng cao vào cuối thời kỳ ấp sẽ làm giảm quá trình trao đổi chất, khả năng sử dụng chất dinh dưỡng của phôi kém nên phôi chậm lớn và còi cọc.

Nhiệt độ cao hơn quy định sẽ làm gà con nở sớm hơn nhưng khối lượng nhỏ hơn bình thường. Lông gà xơ xác, thưa, ngắn và bẩn. Rất nhiều gà con bị hở rốn. Túi lòng đỏ chưa thu hết vào xoang bụng, túi lòng đỏ lớn và có màu đỏ do bị xung huyết. Lòng trắng không sử dụng hết, ruột và tim đều bị xung huyết, tim nhỏ hơn bình thường.

Ảnh hưởng của nhiệt độ thấp:

Khi nhiệt độ thấp hơn quy định phôi phát triển chậm, gà nở chậm và thười gian nở kéo dài. Phôi thường bị thiếu máu, phát triển yếu và chậm lớn. Các cơ quan và màng phôi hình thành chậm. Khi soi trứng ở ngày ấp thứ 6 thấy các phôi đều nhỏ, nằm gần vỏ và di chuyển yếu. Mạng lưới mạch máu của lòng đỏ phát triển yếu, mạch máu thưa và nhỏ. Màng niệu phát triển chậm làm trao đổi chất của phôi gặp nhiều khó khăn.

b. Ảnh hưởng của độ ẩm

Độ ẩm ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của phôi với hai tác động quan trọng là điều hòa sự bay hơi nuowcs từ trứng và điều chỉnh độ tỏa nhiệt của trứng.

Ảnh hưởng của độ ẩm cao:

Độ ẩm cao sẽ là môi trường thuận lợi cho nấm mốc và các vi sinh vật ở vỏ phát triển, xâm nhập vào trong trứng. Nhất là các trứng bẩn và không được khử trùng tốt.

Trong 5-6 ngày ấp đầu, độ ẩm cao hơn chút ít không gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của phôi. Tuy nhiên nếu tăng cao quá sẽ làm phôi phát triển yếu.

Nếu độ ẩm cao hơn quy định chút ít và kéo dài sẽ làm gà con nở chậm hơn một vài ngày và nở không đều. Gà con nở ra yếu ớt, không đứng lên được, lông dính đầy dịch nhừn, bụng to do túi lòng đỏ còn khá lớn.

Ảnh hưởng của độ ẩm thấp:

Độ ẩm thấp trong những ngày đầu của quá trình ấp sẽ làm trứng bị mất nước, gây tỷ lệ chết phôi cao. Độ ẩm thấp giúp màng niệu phát triển nhanh và khép kín sớm.

Độ ẩm thấp hơn chút ít, kéo dài sẽ làm gà con nở sớm hơn quy định.

Độ ẩm thấp làm màng vỏ khô và dai, gà con khó mổ vỏ để chui ra ngoài, những con chui ra được thì hay bị dính lông... gà con nở ra nhỏ hơn bình thường, hiếu động, lông bông.

c. Ảnh hưởng của sự thông thoáng

Cơ chế hô hấp của phôi và nguồn cung cấp oxy thay đổi theo thời gian ấp. Trong ngày ấp đầu tiên, phôi sử dụng oxy từ lòng đỏ bằng phương pháp khuếch tán và thẩm thấu.

Đến cuối ngày ấp thứ 2, túi lòng đỏ và hệ tuần hoàn của nó đã trải khắp bề mặt lòng đỏ vừa thực hiện chức năng tiêu hóa và hô hấp của phôi.

Từ ngày thứ 8 đến ngày ấp thứ 19 của quá trình ấp niệu nang là cơ quan hộ hấp chính

Từ ngày ấp thứ 19, 20 phương thức hô hấp lại thay đổi, mchuyeenr từ hô hấp niệu nang sang hô hấp phổi.

Khi hàm lượng CO2 trong máy tăng lên quá cao hay hàm lượng O2 giảm xuống quá trấp đều có thể làm phôi chết hàng loạt. Các phôi chết thươgf nằm sai ngôi, chúng thường mổ vỏ về phía đàu nhỏ của quả trứng.

Khi thiếu oxy, phôi chết vào giữa thười kỳ ấp thường thấy các mạch máu của màng niệu bị nghẽn lại, phổi xung huyết và xuất huyết dưới da làm nước ối có màu đỏ.

d. Ảnh hưởng của sự đảo trứng

trong ngày ấp đầu tiên nếu không đảo trứng, phôi sẽ bị lòng đỏ ép vào vỏ, phôi sẽ dính vào màng vỏ làm ngừng phát triển và chết.

Khi màng niệu phát triển, nếu không đảo trứng, niệu nang sẽ không khép lại ở đầu nhỏ và tiếp giáp với màng vỏ bình thường vì nó không lách được vào giữa lòng tráng và màng vỏ trứng để phát triển và bao bọc toàn bộ lòng trắng. Khi đó mép niệu nang sẽ khép với nhau ở phía dưới lòng đỏ và sẽ bỏ một phần lòng trắng ở bên ngoài. Trong quá trình ấp, nếu không tiến hành đảo trứng thì khoảng 10- 12 ngày ấp mạng niệu sẽ dính vào túi lòng đỏ, do đó sau này gà con sẽ không thu được túi lòng đỏ vào xoang bụng hoặc làm rách túi lòng đỏ và phôi bị chết.

e. Ảnh hưởng của chế độ làm mát trứng

Vào giữa thời kỳ ấp, phôi có khả năng tự sinh nhiệt nên có nhu cầu thải nhiệt. Làm mát trứng trong thời kỳ này sẽ kích thích cho phôi phát triển tốt hơn. Đối với trứng gà, vẫn đề làm mát không quá quan trọng vì không ảnh hưởng đáng kể đến kết quả ấp nở. Song với trứng thủy cầm thì đây là quy trình bắt buộc, nếu không làm mát thì tỷ lệ nở sẽ thấp.

Ngoài ra việc làm mát còn làm giảm lượng cacbonic trong máy ấp, thay đổi lượng không khí mới trong quá trình ấp tạo điều kiện cho quá trình hô hấp của phôi, giúp phôi phát triển tốt.

Một phần của tài liệu Giáo trình Chăn nuôi gia cầm (Trang 68 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)