Vai trò của văn hoá tổ chức với quản trị nhân lực
- Văn hóa doanh nghiệp giúp cho các nhà quản lý nhận thức đúng đắn về vai trò, trách nhiệm của mình đối với người lao động từ đó góp phần xây dựng nếp sống văn hoá cho tổ chức mình.
- Văn hoá tổ chức được bắt đầu và kết thúc bởi các nhà lãnh đạo. Do đó, với tư cách là một nhà lãnh đạo trực tiếp thực hiện quản trị nhân lực, khi muốn thay đổi những gì vốn có ở tổ chức của mình thì bản thân họ phải là người bắt đầu - Văn hoá tổ chức là cơ sở xây dựng và thực hiện hiệu quả chính sách quản trị nhân lực.
- Văn hoá tổ chức tạo nên những đặc trưng cơ bản trong phong cách quản lý nhân lực của tổ chức
- Văn hoá tổ chức tạo ra môi trường làm việc tốt nhất, thuận lợi, tạo niềm tin cho nhân viên để họ gắn bó với tổ chức nên sẽ giúp cho công tác quản trị nhân lực được thuận lợi hơn.
Chính sách quản trị nhân lực và văn hoá tổ chức
- Chính sách quản trị nhân lực của tổ chức góp phần củng cố, xây dựng những nét đẹp của văn hoá tổ chức đồng thời cũng hạn chế và xoá bỏ những nét văn hoá không phù hợp, có tác động cản trở hoạt động của tổ chức.
- Quản trị nhân lực có tác động định hình và làm mới những nét văn hóa của doanh nghiệp thông qua các hoạt động nghiệp vụ của quản trị nhân lực như xây dựng những tiêu chuẩn thưởng - phạt...
- Các chuyên gia quản trị ngày càng coi trọng vai trò của văn hóa tổ chức với hiệu quả vận hành và cảm nhận của xã hội với hình ảnh, thương hiệu của doanh nghiệp. Trong môi trường văn hoá cụ thể, từng cá nhân học được một ngôn ngữ, thu được các giá trị và hình thành thói quen về hành vi và suy nghĩ.
- Quản trị nhân lực phải thực sự coi trọng vai trò của văn hoá tổ chức vì văn hoá tổ chức là một cơ chế quan trọng trong quản lý nguồn nhân lực tổ chức. Chỉ khi văn hoá tổ chức thực sự hoà vào giá trị quan của mỗi nhân viên thì họ mới có thể coi mục tiêu của doanh nghiệp là mục tiêu phấn đấu của mình, khi đó công tác QTNL được coi là thành công.