việc, hay theo cá nhân người lao động.
*Khái niệm:
- Thù lao theo chức danh công việc là thù lao mà người lao động nhận được dựa trên giá trị công việc mà người lao động đảm nhiệm
- Thù lao theo kết quả thực hiện công việc là thù lao mà người lao động nhận được dựa trên mức độ hoàn thành công việc của người lao động
- Thù lao theo cá nhân người lao động là thù lao mà người lao động nhận được dựa trên kết quả đánh giá năng lực hiện tại của nhân viên
*So sánh
Tác động đến
Thù lao theo chức danh công việc - Người lao động: Họ cảm thấy tầm quan trọng của vị trí công việc mà mình đảm nhiệm
- Công tác quản lý: Đòi hỏi nhiều các thủ tục xây dựng và quản lý
+ Công việc phải được xây dựng rõ ràng, có kết quả của PTCV; ít kiêm nhiệm, công việc thay đổi không
nhiều.
+ Phải xây dựng được hệ thống lương theo công việc
- Doanh nghiệp: Có rủi ro trong trường hợp không có cơ chế sử dụng tối đa năng lực nhân viên
Thù lao theo kết quả thực hiện công việc
- Người lao động: Người lao động sẽ chú ý đến kết quả THCV trong ngắn hạn.
- Công tác quản lý: Đòi hỏi nhiều thủ tục xây dựng và quản lý
+ Phải có hệ thống tiêu chuẩn về công việc và đánh giá THCV bài bản, chặt chẽ
+ Phải có quy định chặt chẽ về mức độ quy đổi giữa kết quả THCV và mức thu nhập tương ứng
- Doanh nghiệp: Mục tiêu trung, dài hạn và phát triển bền vững của DN sẽ bị đe dọa nếu chỉ tâp trung vào kết quả ngắn hạn
Thù lao theo cá nhân người lao động
- Người lao động: Người lao động sẽ ý thức hơn trong việc nâng cao năng lực cá nhân
- Công tác quản lý: Đòi hỏi nhiều thủ tục xây dựng và quản lý
+ Phải có hệ thống tiêu chuẩn năng lực
và đánh giá năng lực để trả thu nhập - Doanh nghiệp: Có rủi ro trong trường hợp không có cơ chế sử dụng tối đa năng lực nhân viên
* * *Điều kiện áp dụng
- Tùy thuộc vào quan điểm của tổ chức, điều kiện cụ thể của doanh nghiệp( đặc điểm lao động, tài chính, các công cụ đã được kiện toàn,...)