Phương pháp đào tạo từ xa.

Một phần của tài liệu bài tập tự luận quản trị nhân lực (Trang 28 - 31)

* Khái niệm: là phương pháp đào tạo mà trong đó, người dạy và người học không

trực tiếp gặp nhau tại một địa điểm trong cùng một thời gian để tiến hành dạy và học.

* Cách thức áp dụng: Việc học tập đợc tiến hành thông qua các phương tiện nghe, nhìn trung gian. Các phương tiện này có thể là sách, tài liệu học tập, băng hình, băng tiếng, đĩa CD và VCD, Internet hoặc thậm chí là cầu truyền hình.

* Ưu, nhược điểm:

Ưu điểm: người học có thể chủ động bố trí thời gian để tham gia học tập; người học được cung cấp một lượng lớn thông tin trong nhiều lĩnh vực khác nhau, các thông tin được cung cấp có tính cập nhật cao. Phương pháp đáp ứng đợc nhu cầu học tập của các học viên ở xa trung tâm đào tạo.

Nhược điểm: việc đầu tư cho việc chuẩn bị bài giảng rất lớn, học viên thiếu sự trao đổi và giao tiếp với nhau, chi phí dành cho học tập khá cao.

* Ứng dụng hiệu quả: Phương pháp đáp ứng được nhu cầu học tập của các học

viên ở xa trung tâm đào tạo, thuộc các lĩnh vực đào tạo khác nhau.

3. Nhóm phương pháp linh hoạt

Phương pháp đào tạo theo hình thức mở các trường lớp cạnh tổ chức.

* Khái niệm: là phương pháp đào tạo trong đó doanh nghiệp tổ chức các lớp đạo

tạo cạnh tổ chức để đào tạo cho một loạt lao động mới tuyển nhằm đáp ứng yêu cầu trình độ của công việc.

* Cách thức áp dụng:

Chương trình đào tạo được chia thành 2 phần: lý thuyết và thực hành.

- Phần lý thuyết có thể do các kỹ sư, các nhà quản lý đang làm việc trong tổ chức đảm nhận hoặc mời giảng viên từ bên ngoài đảm nhận.

- Phần thực hành được tiến hành ngay tại tổ chức do các kỹ sư, công nhân lành nghề hướng dẫn.

* Ưu, nhược điểm:

Ưu điểm: gắn chặt lý thuyết với thực hành, kiến thức được đào tạo có hệ thống và đầy đủ. Người được đào tạo tiếp thu kiến thức và rèn luyện kỹ năng nhanh chóng, có thể làm việc ngay với hiệu suất cao sau khi kết thúc quá trình đào tạo.

Nhược điểm: phương pháp cần đầu tư trang thiết bị riêng cho học tập và đào tạo khá tốn kém.

- Phương pháp đào tạo được áp dụng với các tổ chức quy mô lớn, cần tuyển nhiều lao động song những lao động được tuyển cần bổ sung thêm nhiều kiến thức và kỹ năng do tổ chức có những đặc điểm đặc thù về nghề nghiệp mà những lao động trên thị trường chưa được đào tạo những kiến thức và kỹ năng đó. Đối tượng đào tạo chủ yếu của phương pháp này là công nhân.

Phương pháp phân công thuyết trình trên lớp.

* Khái niệm: là phương pháp đào tạo mà theo đó, cá nhân hoặc nhóm học viên

được giao chuẩn bị một chủ đề nào đó liên quan đến nội dung môn học, sau đó thảo luận trên lớp để rút ra bài học.

* Cách thức áp dụng:

- Việc chuẩn bị có thể ở trên lớp hoặc ở nhà.

- Vào thời gian quy định, học viên sẽ phải trình bày các nội dung chuẩn bị trên lớp, cả lớp sẽ nghe và sau đó sẽ có bình luận về phơng pháp, nội dung thuyết trình và có thể chất vấn, trao đổi những vấn đề cùng quan tâm liên quan đến nội dung thuyết trình.

* Ưu, nhợc điểm:

Ưu điểm: rèn luyện kỹ năng thuyết trình trớc đám đông của học viên, giúp học viên có được phương pháp nghiên cứu độc lập một vấn đề hoặc phối hợp nhóm để giải quyết vấn đề; giúp cho các học viên khác cùng nắm vững vấn đề thuyết trình.

Nhược điểm: thời gian để đào tạo theo phương pháp này khá tốn kém và nếu giảng viên không khéo quản lý lớp học, các cuộc tranh luận rất có thể đi lạc đề.

* Ứng dụng hiệu quả:

Phương pháp được ứng dụng khá phổ biến, áp dụng cho nhiều loại hình đào tạo và nhiều lĩnh vực đào tạo trong các hệ đào tạo cao đẳng, đại học trở lên.

4. Quy trình đào tạo? 1. Xác định nhu cầu đào tạo

* Xác định nhu cầu đào tạo công nhân.

Bước 1: Xác định số công nhân cần thiết cho từng khâu, từng mắt xích công việc và trình độ tơng ứng của công nhân trong kỳ kế hoạch.

Bước 2: Xác định nhu cầu đào tạo cho công nhân ở từng bậc thợ.

Bước 3: Xác định danh sách những công nhân cần đào tạo. * Xác định nhu cầu đào tạo cho cán bộ quản lý thừa hành phục vụ.

- Dựa vào yêu cầu trong bản mô tả công việc và bản yêu cầu đối với ngời thực hiện công việc hoặc tiêu chuẩn chức danh cán bộ quản lý thừa hành phục vụ

- Xác định số ngời cần tuyển thêm ở các bộ phận và các chức danh công việc cần tuyển thêm.

- Dựa trên mục tiêu và chiến lợc phát triển của tổ chức, xác định trong năm kế hoạch phải đào tạo thêm những kiến thức và kỹ năng gì để đạt đợc mục tiêu và chiến lợc phát triển đó.

- Dựa trên khả năng chi tiêu tài chính cho đào tạo, khả năng huy động cơ sở vật chất cho đào tạo, đội ngũ giảng viên huy động và danh sách trên, sẽ xác định đợc danh sách những ngời cần đào tạo trong năm và kiến thức cần đào tạo.

Một phần của tài liệu bài tập tự luận quản trị nhân lực (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(93 trang)
w