Làm tốt công tác quản lý, hỗ trợ xúc tiến thƣơng mại

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả của cây trúc sào trong xóa đói giảm nghèo tại tỉnh cao bằng (Trang 91 - 94)

5. Bố cục của luận văn

3.3.3. Làm tốt công tác quản lý, hỗ trợ xúc tiến thƣơng mại

- Tiếp tục chỉ đạo ngành nông nghiệp phối hợp với các Viện nghiên cứu, các trƣờng Đại học lâm nghiệp trong cả nƣớc nghiên cứu mô hình nhân giống trúc sào hiệu quả và tiến hành khảo sát các giống tre trúc đặc hữu có giá trị kinh tế trên địa bàn.

- Hợp tác với những nƣớc giàu kinh nghiệm trong trồng và chế biến sản phẩm từ tre trúc để học hỏi kinh nghiệm sản xuất, kinh doanh.

- Đẩy mạnh công tác thông tin, hỗ trợ sản xuất bằng các biện pháp tuyên truyền, nâng cao nhận thức của ngƣời dân.

- Đối với hoạt động chuyển giao tiến bộ kỹ thuật vào các khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa, cần hỗ trợ toàn bộ kinh phí đào tạo tập huấn cho nông dân tiếp thu KHKT và công nghệ sản xuất trúc sào. Cách tiếp cận trong hoạt động chuyển giao kỹ thuật tiến bộ vào miền núi cũng phải đƣợc điều chỉnh theo hƣớng xây dựng các nội dung chuyển giao dựa vào yêu cầu thực tế của

Số hóa bởi trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

ngƣời dân mỗi địa phƣơng, tránh áp đặt ý kiến chủ quan, từ đó khai thác mọi tiềm năng và phòng ngừa các khó khăn, điều kiện bất thuận của từng địa phƣơng. Các cấp chính quyền cần xây dựng cơ chế, chính sách để tạo điều kiện các cơ quan, tổ chức xã hội và cá nhân làm công tác chuyển giao kỹ thuật tiến bộ phối kết hợp với nhau chặt chẽ và thƣờng xuyên hơn.

- Trong thời gian tới, cùng với các chính sách khuyến khích phát triển trúc sào, để ngƣời trồng trúc thực sự đƣợc hƣởng lợi từ rừng, chính quyền các cấp cần có những biện pháp hỗ trợ cho các cơ sở chế biến trúc sào trong tỉnh về mặt vốn, chuyển giao công nghệ và chính sách, hỗ trợ thành lập các cơ sở chế biến mới để tạo ra môi trƣờng kinh doanh cạnh tranh lành mạnh.

- Tăng cƣờng các hoạt động xúc tiến thƣơng mại nhằm mở rộng thị trƣờng tiêu thụ, tạo môi trƣờng cạnh tranh lành mạnh.

- Phát triển công nghiệp chế biến tạo công ăn việc làm ổn định và tăng thu nhập cho ngƣời lao động tại địa phƣơng, qua đó làm tăng giá trị của vùng trúc nguyên liệu, tạo tâm lý yên tâm sản xuất của nông dân.

- Tăng cƣờng nhân lực cho vùng miền núi còn nhiều khó khăn

Nhà nƣớc và chính quyền các cấp phải có chính sách đào tạo và quy hoạch cán bộ chuyên trách tham gia hoạt động này. Cán bộ làm công tác quản lý, cán bộ kỹ thuật ngoài trình độ chuyên môn nghiệp vụ phải quan tâm trau dồi kiến thức về quản lý, trình độ hiểu biết xã hội, hoà nhập lối sống cộng đồng và am hiểu phong tục tập quán của các đồng bào dân tộc thiểu số. Để thực hiện đƣợc điều đó, Nhà nƣớc phải có chế độ đãi ngộ thoả đáng về tinh thần và vật chất đối với các cán bộ đang trực tiếp tham gia vào hoạt động quản lý, chuyển giao kỹ thuật tiến bộ vào nông thôn miền núi. Ngoài mức lƣơng thoả đáng, cần chú ý đến chế độ khen thƣởng, phụ cấp cho những ngƣời đang công tác tại vùng sâu, vùng xa.

Số hóa bởi trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Trong thời gian qua, hoạt động khoa học công nghệ và chuyển giao kỹ thuật tiến bộ giữ vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp phát triển nông nghiệp và nông thôn của các tỉnh miền núi phía Bắc nói chung và Cao Bằng nói riêng. Nhờ đó, an ninh lƣơng thực trong vùng về cơ bản đƣợc giải quyết, đời sống của đồng bào các dân tộc từng bƣớc đƣợc cải thiện, tài nguyên môi trƣờng sinh thái đƣợc bảo vệ và phục hồi. Tuy nhiên, với đặc điểm địa bàn rộng lớn, địa hình phức tạp và đội ngũ cán bộ mỏng, nhiệm vụ đối với hoạt động khoa học và công nghệ còn hết sức nặng nề, đòi hỏi phải có đội ngũ cán bộ tâm huyết và sự đầu tƣ tập trung của các cấp các ngành và sự quan tâm của toàn xã hội.

- Cần nâng cao trình độ dân trí, kinh nghiệm làm ăn sản xuất của ngƣời dân, đặc biệt đối với các nhóm dân tộc thiểu số. Trình độ của chủ hộ là một trong những yếu tố ảnh hƣởng lớn tới mức thu nhập, chi tiêu của hộ, cũng nhƣ đảm bảo sự công bằng, bình đẳng trong xã hội. Trong thời gian qua, trình độ giáo dục của ngƣời dân của cả nƣớc đã đƣợc nâng lên làm tăng khả năng nắm bắt các kỹ thuật sản xuất mới có năng suất cao hơn, đa dạng hoá các hoạt động nông nghiệp và phi nông nghiệp. Do vậy, yêu cầu đặt ra là cần phải làm tốt việc vai trò của việc nâng cao dân trí của địa phƣơng để theo kịp với các vùng miền trong cả nƣớc. Phải thấy rõ nâng cao dân trí có vai trò rất quan trọng đối với công cuộc xoá đói giảm nghèo.

- Tiếp tục đẩy mạnh chƣơng trình dân số - kế hoạch hoá gia đình, nhất là đối với khu vực vùng sâu vùng xa. Hiện nay quy mô hộ gia đình, nhất là ở các gia đình nghèo còn cao (trung bình ở khu vực miền núi phía Bắc là 5,3 ngƣời/hộ, chỉ đứng sau khu vực Tây Nguyên). Hiện tƣợng tảo hôn, đẻ dày còn phổ biến. Vì vậy, làm tốt công tác dân số sẽ làm giảm áp lực lớn đối với kinh tế hộ nói riêng và kinh tế quốc dân nói chung, tạo điều kiện nâng cao chất lƣợng cuộc sống.

Số hóa bởi trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Cần có những đánh giá cụ thể, toàn diện và khách quan về hiện trạng làm cơ sở để đề xuất định hƣớng chiến lƣợc và các biện pháp cụ thể cho lĩnh vực quan trọng này.

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả của cây trúc sào trong xóa đói giảm nghèo tại tỉnh cao bằng (Trang 91 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)