Hiệu quả môi trƣờng

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả của cây trúc sào trong xóa đói giảm nghèo tại tỉnh cao bằng (Trang 73 - 78)

5. Bố cục của luận văn

2.3.3.Hiệu quả môi trƣờng

Trúc sào không chỉ là loài cây cho hiệu quả kinh tế, giúp giải quyết nhiều vấn đề xã hội mà còn giữ vai trò quan trọng trong các vấn đề về môi trƣờng. Hiệu quả môi trƣờng do trúc sào mang lại đƣợc đánh giá dựa vào các chỉ tiêu: mô hình sử dụng đất; mô hình cây trồng; mô hình quản lý màu mỡ đất; quản lý dịch hại và độ màu mỡ đất.

* Mô hình sử dụng đất: mô hình rừng trồng cây lâm nghiệp thuần loài. Để đánh giá hiệu quả ở mô hình sử dụng đất, tiến hành so sánh hiệu quả của mô hình trồng cây lƣơng thực (ở đây là cây ngô thuần chủng) và mô hình trồng trúc thuần loài thông qua các thảo luận, đánh giá của ngƣời dân địa phƣơng theo ba mức: Tốt, Trung bình và Không tốt.

Số hóa bởi trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Biểu 2.6: So sánh hiệu quả môi trƣờng của hai mô hình sử dụng đất trồng cây lƣơng thực (cây ngô) và trồng trúc sào

Mô hình

Chỉ tiêu Trồng ngô Trồng trúc sào

Khả năng giữ đất vùng đồi núi dốc Không tốt Tốt

Khả năng giữ nƣớc Không tốt Tốt

Phong phú về loài Không tốt Không tốt

Tốc độ che phủ Trung bình Trung bình

Độ hài lòng về không khí vùng trồng Trung bình Tốt

Nguồn: Số liệu tổng hợp từ điều tra năm 2010.

Nhƣ vậy, trồng ngô và trồng trúc sào đều có những vai trò nhất định đối với việc bảo vệ và giữ gìn môi trƣờng sinh thái. Tuy nhiên, ở khu vực đất dốc, trúc sào có nhiều ƣu thế hơn trong việc giữ đất và duy trì độ ẩm.

Khảo sát sơ bộ cho thấy ngƣời dân hài lòng về môi trƣờng sống. Môi trƣờng đất, nƣớc và không khí tại các khu vực trồng trúc khá tốt do ngƣời dân không sử dụng các biện pháp can thiệp nhƣ sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ... Rừng trúc giữ ẩm, giữ nƣớc cho ngƣời dân sinh sống quanh khu vực. Ở những nơi không có rừng trúc, ngƣời dân phải dùng nƣớc sinh hoạt từ các ao hồ đƣợc tích từ mùa mƣa năm trƣớc hoặc dẫn nƣớc từ những khu vực khá xa. So với nguồn nƣớc ở khu vực có rừng trúc phát triển, nguồn nƣớc sinh hoạt này có chất lƣợng kém và ít hơn về số lƣợng. Do đó, đời sống của ngƣời dân nơi này cũng gặp nhiều khó khăn hơn.

* Mô hình cây trồng: mô hình trồng trúc sào

Phần lớn diện tích trồng trúc ở Cao Bằng đều nằm ở khu vực độc canh. Vì vậy, phƣơng pháp thu hoạch và quản lý rừng có tác động quan trọng đến môi trƣờng xung quanh, nhất là suy thoái đất và rừng. Vì trúc sào thƣờng phát triển ở vùng núi cao, nơi có độ dốc lớn, khí hậu mát và ẩm nên nếu khai thác

Số hóa bởi trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

rừng trúc để phục vụ mục đích sản xuất lƣơng thực sẽ dẫn đến những tác động xấu về mặt môi trƣờng. Vì thế, để đảm bảo môi trƣờng sinh thái ở khu vực vùng núi đất, đảm bảo khả năng giữ đất, giữ nƣớc và bổ sung lƣu lƣợng dòng chảy cho sông ngòi các vùng đất thấp, phát triển rừng trúc sào là một giải pháp hiệu quả để đảm bảo các mục tiêu kể trên.

* Mô hình quản lý màu mỡ đất

Về cơ bản ở mô hình sản xuất cấp hộ, ngƣời dân không có sự chăm sóc trúc sào bài bản và chƣa có ý thức trả lại nguồn dinh dƣỡng mà cây trúc có đƣợc từ đất. Các hoạt động chăm sóc rất hạn chế và chi phí cho các hoạt động này không thể thống kê (do ngƣời dân không có thói quen ghi chép lại) hoặc là không đáng kể (vì chi phí mỗi lần mua bán vật tƣ quá ít so với diện tích trúc mà hộ có).

* Quản lý dịch hại

Hiện chƣa thấy sâu bệnh hại trúc sào phát triển thành dịch. Tuy nhiên, với diện tích trồng trúc lớn, giá trị kinh tế của cây trúc có ảnh hƣởng lớn đến đời sống của nhiều hộ dân thì cần sớm hƣớng dẫn ngƣời dân có cách xử lý khi trúc gặp sâu bệnh.

* Độ màu mỡ đất

Có thể coi trúc sào là một trong những loài cây chỉ thị về độ phì của đất khi đất tại các khu vực trồng trúc màu mỡ, có độ ẩm cao, lƣợng mùn lớn.

Giá nguyên liệu có ảnh hƣởng lớn đến thói quen thu hoạch trúc sào của ngƣời dân ở những khu vực mà khả năng lƣu thông nguyên liệu từ nơi này tới các địa phƣơng khác gặp trở ngại. Ngƣời trồng trúc sẽ có những phản ứng nhất định đối với tình hình biến động của thị trƣờng.

Số hóa bởi trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Biểu 2.7: Ảnh hƣởng của những biến động về giá trúc nguyên liệu đến thói quen thu hoạch và quản lý rừng trúc sào

Thống kê Biến số

Khi giá trúc giảm Khi giá trúc tăng

X CV (%) X CV (%)

Thay đổi trong cách thức (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

thu hoạch trúc7 1,75 24,2 1,67 24,9

Thay đổi trong quản lý,

chăm sóc rừng trúc8 1,96 21,3 2,18 22,1

Kích thƣớc mẫu (n) 45 mẫu quan sát

Nguồn: Số liệu tổng hợp từ điều tra năm 2010.

Mặc dù không có bằng chứng rõ ràng về tác động môi trƣờng, nhƣng khi giá trúc giảm, với số trung bình là 1,75, ngƣời trồng có xu hƣớng thu hoạch ít hơn trƣớc khi lệnh cấm và số trung bình 1,96 có nghĩa ngƣời trồng có xu hƣớng thu hoạch trúc ít đi. Hệ số biến thiên cho thay đổi thói quen thu hoạch và quản lý rừng khi giá trúc nguyên liệu giảm tƣơng ứng là 24,2 và

21,39. Điều này cho thấy những câu trả lời từ ngƣời đƣợc phỏng vấn khá tập

trung. 75,8% của câu trả lời nằm trong phạm vi độ lệch chuẩn xung quanh mức ý nghĩa cho những thay đổi trong thói quen thu hoạch (1,75). 78,7% số câu trả lời nằm trong phạm vi độ lệch chuẩn xung quanh mức ý nghĩa cho những thay đổi trong quản lý rừng (1,96). Tuy nhiên, trong một số trƣờng hợp, nông dân xóa hẳn vƣờn trúc để lấy đất sản xuất lƣơng thực. Có trƣờng hợp, ngƣời trồng bán toàn bộ lô trúc khi cần tiền để đáp ứng các khoản chi phí

7

Thay đổi = 1 nếu trúc đƣợc thu hoạch ít hơn, 2 nếu không có thay đổi, 3 nếu trúc đƣợc thu hoạch nhiều hơn. 8

Thay đổi = 1 nếu chăm sóc và đầu tƣ cho rừng trúc ít hơn, 2 nếu không có thay đổi, 3 nếu vƣờn trúc đƣợc chăm sóc, quản lý tốt hơn.

9

Hệ số biến thiên (CV%) đo sự phân tán của các quan sát thực tế xung quanh mức ý nghĩa . Hệ số biến thiên của biến càng cao thì mức phân bố càng bẹt và xa trung bình.

Số hóa bởi trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

đột xuất của gia đình. Những ngƣời mua các mảnh vƣờn trúc đó thƣờng là tƣ thƣơng, ngƣời thu gom. Để tối đa hóa lợi nhuận, họ thu hoạch tất cả trúc. Toàn bộ vƣờn trúc gần nhƣ trống sau khi thu hoạch của tƣ thƣơng. Kiểu “cắt trắng” trúc có thể gặp ở huyện Nguyên Bình trong giai đoạn các năm 2003- 2008 và thƣờng sẽ mất 3-4 năm cho các lô có thể tái thu hoạch. Và thời gian chờ đợi trúc phát triển đối với các hộ nghèo là một vấn đề lớn khi mà thu nhập từ tiền bán trúc là một trong những khoản thu chính trong năm giúp các hộ trang trải sinh hoạt phí của gia đình. Mặt khác, khả năng phục hồi rừng trúc sau khi bị “khai thác trắng” trở nên khó khăn do thiếu giống, cây trồng thiếu sự chăm sóc và dễ gãy đổ dƣới tác động của các yếu tố thời tiết…

Khi giá trúc tăng, hệ số biến thiên CV (%) đối với những thay đổi trong thói quen sau thu hoạch và quản lý rừng lần lƣợt là 24,9 và 22,1. Điều này cho thấy những câu trả lời từ ngƣời đƣợc phỏng vấn khá tập trung. 75,1% của câu trả lời nằm trong phạm vi độ lệch chuẩn xung quanh mức ý nghĩa cho những thay đổi trong thói quen thu hoạch (1,67). 77,9% số câu trả lời nằm trong phạm vi độ lệch chuẩn xung quanh mức ý nghĩa cho những thay đổi trong quản lý, chăm sóc rừng (2,18). Nhƣ là kết quả nhận đƣợc từ việc giá trúc tăng cao, nông dân giờ định giá và chăm sóc vƣờn trúc của mình, góp phần vào việc bảo vệ môi trƣờng tốt hơn.

Kết quả trên cho thấy rằng, nếu không có những chính sách phát triển vùng trồng trúc hợp lý, đảm bảo mục tiêu an sinh xã hội thì rất có thể công cuộc xóa đói giảm nghèo ở các xã huyện miền núi trồng trúc tỉnh Cao Bằng gặp nhiều khó khăn, hiệu quả xã hội và môi trƣờng cũng không thể đạt đƣợc và hiệu quả kinh tế của sản xuất trúc sào cũng thấp.

Số hóa bởi trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả của cây trúc sào trong xóa đói giảm nghèo tại tỉnh cao bằng (Trang 73 - 78)