Chọn điểm nghiên cứu

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả của cây trúc sào trong xóa đói giảm nghèo tại tỉnh cao bằng (Trang 39 - 40)

5. Bố cục của luận văn

1.2.2.1. Chọn điểm nghiên cứu

Trúc sào đƣợc trồng ở nhiều tỉnh nhƣng chỉ trúc sào Cao Bằng mới đƣợc nhiều ngƣời biết đến với những sản phẩm có tiếng. Trúc đƣợc trồng ở nhiều nơi và có nhiều loại nhƣng không phải loại nào cũng có thể chế biến thành hàng thủ công mỹ nghệ. Yêu cầu đối với trúc nguyên liệu là phải có độ dẻo, dai, màu sắc đẹp. Có thể nói ở Việt Nam, chỉ Cao Bằng mới có trúc sào (những tỉnh khác có thì diện tích không đáng kể). Và ngay ở Cao Bằng, chỉ trong vùng rừng sâu của các huyện Nguyên Bình, Thông Nông, Bảo Lạc và Hòa An mới có loại trúc này. Với số liệu nghiên cứu về diện tích trồng trúc lớn và số lƣợng hộ trồng trúc đông đảo, việc đánh giá vai trò của cây trúc sào trong xóa đói giảm nghèo tại Cao Bằng sẽ có tính đại diện cao và có giá trị về mặt thực tiễn. Vì vậy, Cao Bằng đƣợc chọn là điểm nghiên cứu và khu vực nghiên cứu của đề tài là Bảo Lạc và Nguyên Bình - hai huyện có diện tích và số hộ dân trồng trúc sào lớn nhất tỉnh.

Biểu 1.1: Diện tích và số hộ trồng trúc sào tại Cao Bằng năm 2007 Huyện Diện tích (ha) Số hộ trồng trúc

Toàn tỉnh 2.876,76 17.678

Nguyên Bình 1.286,18 7.753

Bảo Lạc 1.333,39 7.121

Hòa An 195,08 2.003

Thông Nông 62,11 801

Nguồn: Số liệu do Helvetas Cao Bằng cung cấp năm 2010.

Xã nghiên cứu đƣợc lựa chọn từ ma trận chọn xã theo các tiêu chí sau: - Có diện tích trồng trúc lớn;

Số hóa bởi trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Nhiều hộ trồng trúc sào;

- Tỷ lệ thu nhập từ sản xuất trúc (so với tổng thu nhập của nông hộ) cao; - Tỷ lệ nghèo đói vùng nghiên cứu (theo tiêu chí của Bộ Lao động, Thƣơng binh và Xã hội năm 2005) cao;

- Khả năng tiếp cận các xã/ thôn thuận lợi;

- Khả năng hợp tác trong việc cung cấp thông tin (cởi mở, dễ nói chuyện).

Các tiêu chí đƣợc cho điểm từ 1 tới 5. Các xã thỏa mãn các điều kiện sẽ đƣợc sử dụng để nghiên cứu và phỏng vấn ngƣời trồng và ngƣời kinh doanh, chế biến trúc. Mỗi xã sẽ chọn ra một thôn để tiến hành phỏng vấn sâu, thảo luận với ngƣời trồng trúc địa phƣơng và quan sát việc trồng trúc. Việc lựa chọn các xã, thôn nghiên cứu dựa trên các tiêu chí và sử dụng ma trận chọn điểm đƣợc mô tả chi tiết trong phần phụ lục.

Biểu 1.2: Kết quả ma trận lựa chọn xã và thôn nghiên cứu

Huyện Thôn

Bảo Lạc Huy Giáp Lũng Cắm

Nguyên Bình

Ca Thành Xà Pẻng

Vũ Nông Lũng Lƣơng

Lang Môn Na Nọi 1

Nguồn: Số liệu tổng hợp từ điều tra năm 2010.

Lựa chọn các thôn nghiên cứu là cơ sở để lựa chọn các hộ trồng trúc, các tƣ thƣơng kinh doanh trúc nguyên liệu đại diện.

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả của cây trúc sào trong xóa đói giảm nghèo tại tỉnh cao bằng (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)