Tình hình sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm từ tre trúc trên

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả của cây trúc sào trong xóa đói giảm nghèo tại tỉnh cao bằng (Trang 34 - 128)

5. Bố cục của luận văn

1.1.4.2.Tình hình sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm từ tre trúc trên

thế giới và tại Việt Nam

Các sản phẩm từ tre trúc trên thế giới có thể đƣợc chia thành ba nhóm chính: thủ công mỹ nghệ, măng phục vụ chế biến thực phẩm và công nghiệp sản xuất sản phẩm. Sản phẩm tre công nghiệp là một sự phát triển mới trong ngành công nghiệp. Tre trúc về bản chất có thể thay thế trực tiếp cho gỗ trong sản xuất ván sàn, ván ốp và giấy. So với các loài cây lấy gỗ, tre trúc có ƣu điểm đặc biệt là tốc độ sinh trƣởng nhanh, tuổi thành thục khai thác sớm. Trong tƣơng lai, các sản phẩm tre công nghiệp sẽ là đối thủ cạnh tranh chủ đạo trong thị trƣờng gỗ nguyên liệu và gỗ xây dựng.

Nhu cầu của thế giới về sản phẩm này liên tục tăng. Hiện nay, ƣớc tính nhu cầu về sản phẩm là hơn 11 tỷ USD/năm, tăng từ 7 tỷ USD năm 2005 và dự kiến sẽ lên tới 15-20 tỷ USD/năm vào năm 2018.

Các sản phẩm truyền thống hiện đang thống trị thị trƣờng nhƣ thủ công mỹ nghệ (bao gồm các sản phẩm đồ đạc làm từ tre trúc), rèm và mành, tƣơng ứng với 95% sản phẩm của ngành, phần lớn đƣợc tiêu dùng nội địa, đã đạt tới đỉnh cao của sự phát triển và có tiềm năng tăng trƣởng hạn chế.

Sản phẩm tre công nghiệp mà cạnh tranh với các sản phẩm gỗ chủ đạo chỉ xuất hiện trên phạm vi thƣơng mại khoảng 10 năm nay (không bao gồm các sản phẩm giấy và đũa). Hiện tại, tiêu dùng toàn cầu chỉ xấp xỉ 500 triệu USD/năm, so với thị trƣờng xuất khẩu tổng thể của 80 tỷ USD/năm của các sản phẩm gỗ chế biến thứ cấp đã phát triển trung bình hơn 12%/năm từ năm

Số hóa bởi trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

2000. Với sự tăng trƣởng tại các thị trƣờng xuất khẩu của các sản phẩm gỗ chế biến và sự thâm nhập ngày càng tăng của các sản phẩm tre vào các thị trƣờng này, thị trƣờng tre công nghiệp có thể đạt từ 4-8 tỷ USD sau hơn 10 năm nữa [15].

Tiềm năng tăng trƣởng mạnh mẽ này dựa trên năng lực cạnh tranh của sản phẩm tre kỹ nghệ đối với các sản phẩm gỗ tƣơng đƣơng, đặc biệt là gỗ cứng. Tre kỹ nghệ có chi phí thấp hơn, có thể thay thế hầu hết gỗ cứng với sự tiết kiệm lên tới 30% hoặc hơn, trong khi hiệu suất kỹ thuật tốt hơn về mặt độ cứng, độ bền và sự ổn định. Kết hợp khả năng chống chịu với môi trƣờng và tính thẩm mỹ cao, đây là một sản phẩm rất có tính cạnh tranh trên thị trƣờng gỗ chủ đạo. Trung Quốc hiện là siêu cƣờng quốc tre của thế giới với việc sản xuất trên 80% sản lƣợng và tiêu thụ trên 60% tổng sản lƣợng của toàn cầu.

Tại Việt Nam, nhiều nhà máy giấy sử dụng tre trúc làm nguyên liệu do thân tre trúc chứa lƣợng sợi cao (40-60%) và chiều dài sợi từ 1,5-2,5 mm (tối đa 5 mm) là nguyên liệu tốt cho sản xuất giấy. Mặt khác, cây dễ gây trồng thành rừng và sớm cho thu hoạch.

Trong những năm gần đây, chế biến tre trúc trở thành một trong các ngành chế biến lâm sản phát triển. Tuy nhiên, mặt hàng tre trúc xuất khẩu còn đơn điệu về mẫu mã, thiết bị tƣơng đối hiện đại nhƣng quy mô sản xuất nhỏ, manh mún. Các cơ sở chế biến phụ thuộc nhiều vào nguồn cung nguyên liệu. Những biến động của thị trƣờng nguyên liệu là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến những khó khăn khó tháo gỡ trong sản xuất của các doanh nghiệp. Cá biệt nhiều làng mất nghề do thiếu nguyên liệu. Trong khi vùng nguyên liệu chƣa đƣợc mở rộng để đáp ứng nhu cầu trong nƣớc thì việc xuất thô nguyên liệu ra nƣớc ngoài vẫn diễn ra khiến nhiều cơ sở, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh khốn đốn. Vì những nguyên nhân trên, trong những năm qua, tuy sản lƣợng từ các sản phẩm tre trúc có tăng nhƣng giá trị thu đƣợc vẫn còn hạn chế.

Số hóa bởi trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Trên thế giới, trúc sào phân bố chủ yếu ở Trung Quốc, Nhật Bản. Vùng Hoa Nam (Trung Quốc) là quê hƣơng của cây trúc sào. Ở Việt Nam, loài trúc này không gặp trong trạng thái tự nhiên. Chúng đƣợc trồng nhiều ở Cao Bằng (chủ yếu ở Nguyên Bình và Bảo Lạc), Hà Giang (Đồng Văn), Bắc Kạn (Chợ Đồn, Bạch Thông)...

Trúc sào thƣờng đƣợc nhân dân dùng làm nhà. Trong các căn nhà của đồng bào Dao ở Cao Bằng, có rất nhiều bộ phận làm bằng trúc nhƣ: mái nhà, tƣờng liếp, cột kèo, cửa... Trúc sào cũng dùng làm các đồ gia dụng nhƣ: bàn ghế, giƣơng, chõng, rổ rá... và các cơ sở thƣờng chế biến trúc sào làm cần câu, sào nhẩy cao, gậy trƣợt tuyết xuất khẩu...

1.1.4.3. Một số sản phẩm được làm từ trúc sào

Những sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên luôn mang lại cho ngƣời dùng những cảm nhận mới lạ, sự an tâm mà những sản phẩm nhân tạo không có đƣợc. Trúc sào có thể coi là một loại cây có thể thỏa mãn nhu cầu đa dạng của con ngƣời.

Măng trúc rất ngon, đƣợc coi là một loại “rau sạch”, là nguồn cung cấp thực phẩm dinh dƣỡng. Trong măng có gluxit, lipit, protein và các nguyên tố cần thiết cho cơ thể nhƣ sắt, can xi, chất xenlulô... góp phần quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe. Măng có hàm lƣợng chất xơ rất cao, ít năng lƣợng nên có thể kích thích dạ dày co bóp, hỗ trợ quá trình tiêu hóa, tạo cảm giác no bụng và không gây béo. Ngoài ra, măng còn có thể hấp thụ những chất béo dƣ thừa, làm giảm lƣợng cholesterol trong máu... Tuy nhiên, tùy theo từng cách chế biến và phối hợp nguyên liệu mà măng có những tác dụng khác nhau.

Măng trúc sào có sản lƣợng tƣơng đối cao. Nếu rừng trúc kinh doanh theo hƣớng thâm canh sản xuất cây và măng thì sản lƣợng măng có thể đạt 7- 8 tấn/ha/năm. Măng lại cho vào thời vụ cuối đông sang xuân, nên giá trị kinh tế càng cao vì vào thời điểm này, các loài tre thân mọc cụm chƣa ra măng [5].

Số hóa bởi trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Trong Đông y, măng trúc (Stolo phyllostachyos) vị ngọt, tính hàn, đƣợc

coi nhƣ một loại kháng sinh tự nhiên rất tốt. Măng có tác dụng lợi chín khiếu, thông huyết mạch, hoá đàm tiên (đờm dãi), tiêu thực trƣớng, phát đậu chẩn thấu độc. Ở Trung Quốc, măng trúc đƣợc dùng trị trẻ em lên sởi đậu không mọc [21].

Thân trúc trƣởng thành đƣợc dùng để làm đồ thủ công mỹ nghệ và hàng gia dụng nhƣ bàn, ghế, chiếu, bình phong, mành... có giá trị. Hiện nay, những sản phẩm từ trúc của Việt Nam đã đƣợc xuất khẩu sang nhiều nƣớc trên thế giới và rất đƣợc ƣa chuộng. Trúc sào đã mang lại thu nhập cho cả cơ sở sản xuất và ngƣời trồng. Nhiều làng nghề nổi tiếng nhờ các sản phẩm làm từ tre, trúc nhƣ làng Xuân Lai (huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh), làng Thu Hồng (xã Xuân Thu, huyện Sóc Sơn, Hà Nội)... Nhiều hộ

gia đình cũng đi lên từ loài cây gắn bó với miền quê này.

Cùng với nhiều loài cây khác trong phân họ Tre, trúc sào đƣợc phát triển phục vụ ngành công nghiệp sản xuất ván sàn, ván ốp thay gỗ, và là nguyên liệu sản xuất bột giấy sợi dài.

Ngoài ra, rừng trúc còn có khả năng phòng hộ, chống xói mòn, giữ đất, giữ nƣớc, tăng cao dòng chảy kiệt của các lƣu vực sông

ngòi trong mùa khô và tạo cảnh quan môi trƣờng sinh thái tốt.

1.1.4.4. Một số đặc điểm của cây trúc sào

Trúc sào là một loài tre không gai, có tên khoa học là Phyllostachys edulis (Carr.) Houz. de Lehaie (tên khác gọi là Trúc Cao Bằng, May khoang hoài, Sào pên) thuộc giới Plantae, bộ Poales, họ Hòa thảo (Poaceae), phân họ Tre (Bambusoideae), phân tông Shibataeinae, chi Phyllostachys.

Số hóa bởi trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Trúc sào phân bố rộng ở các tỉnh Triết Giang, Phúc Kiến, Giang Tây, Hồ Nam (Trung Quốc) và có giả thuyết cho rằng trúc sào đƣợc đƣa về gây trồng ở các tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn nƣớc ta từ thế kỷ thứ VIII cùng với quá trình ngƣời Dao từ Trung Quốc mở các đợt di cƣ xuống phƣơng Nam. Hiện nay, khi di chuyển đến các địa điểm mới, đồng bào Dao thƣờng mang giống trúc sào theo để trồng ở nơi mới định cƣ.

Trúc sào mọc tự nhiên ở vành đai từ 180

-350 vĩ Bắc và độ cao tuyệt đối từ 500-1.500 m, khí hậu á nhiệt đới với hai mùa mƣa nóng và khô lạnh phân

biệt rõ rệt. Nhiệt độ trong năm dao động từ 12-250

C, trung bình là 200C, nhiệt độ tối cao trung bình 300C, tối thấp trung bình là 4,50C, lƣợng mƣa bình quân từ 1.300-1.500 mm, có sƣơng giá và đôi khi có tuyết xuất hiện trong mùa khô lạnh. Trúc sào ƣa sáng, sinh trƣởng tốt trên sƣờn đồi, đỉnh núi đất dày, tơi xốp, thoát nƣớc tốt, ẩm mát và nhiều mùn, ít chua.

Vì những đặc điểm trên nên ở Việt Nam, trúc sào đƣợc trồng chủ yếu ở những huyện núi đất của Cao Bằng - nơi có khí hậu mát mẻ, độ ẩm không khí và lƣợng mƣa tƣơng đối cao - và một số ít diện tích ở Bắc Kạn, Hà Giang trên độ cao tuyệt đối 400-1000 m. Ngoài ra, ngƣời ta còn tìm thấy số lƣợng ít loài này ở huyện Tân An (tỉnh Long An).

1.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1.2.1. Câu hỏi đặt ra mà đề tài cần giải quyết

Điều kiện kinh tế, thực trạng sản xuất và tình hình phát triển cây trúc sào tại các huyện trồng trúc của tỉnh Cao Bằng?

Đánh giá hiệu quả của việc trồng cây trúc sào trên địa bàn? Vai trò của cây trúc sào trong xóa đói giảm nghèo ở địa phƣơng?

Tiềm năng và những yếu tố ảnh hƣởng đến việc phát triển cây trúc sào tại tỉnh Cao Bằng?

Số hóa bởi trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Những vấn đề cần giải quyết để thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh, chế biến trúc sào phát triển?

1.2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

1.2.2.1. Chọn điểm nghiên cứu

Trúc sào đƣợc trồng ở nhiều tỉnh nhƣng chỉ trúc sào Cao Bằng mới đƣợc nhiều ngƣời biết đến với những sản phẩm có tiếng. Trúc đƣợc trồng ở nhiều nơi và có nhiều loại nhƣng không phải loại nào cũng có thể chế biến thành hàng thủ công mỹ nghệ. Yêu cầu đối với trúc nguyên liệu là phải có độ dẻo, dai, màu sắc đẹp. Có thể nói ở Việt Nam, chỉ Cao Bằng mới có trúc sào (những tỉnh khác có thì diện tích không đáng kể). Và ngay ở Cao Bằng, chỉ trong vùng rừng sâu của các huyện Nguyên Bình, Thông Nông, Bảo Lạc và Hòa An mới có loại trúc này. Với số liệu nghiên cứu về diện tích trồng trúc lớn và số lƣợng hộ trồng trúc đông đảo, việc đánh giá vai trò của cây trúc sào trong xóa đói giảm nghèo tại Cao Bằng sẽ có tính đại diện cao và có giá trị về mặt thực tiễn. Vì vậy, Cao Bằng đƣợc chọn là điểm nghiên cứu và khu vực nghiên cứu của đề tài là Bảo Lạc và Nguyên Bình - hai huyện có diện tích và số hộ dân trồng trúc sào lớn nhất tỉnh.

Biểu 1.1: Diện tích và số hộ trồng trúc sào tại Cao Bằng năm 2007 Huyện Diện tích (ha) Số hộ trồng trúc

Toàn tỉnh 2.876,76 17.678

Nguyên Bình 1.286,18 7.753

Bảo Lạc 1.333,39 7.121

Hòa An 195,08 2.003

Thông Nông 62,11 801

Nguồn: Số liệu do Helvetas Cao Bằng cung cấp năm 2010.

Xã nghiên cứu đƣợc lựa chọn từ ma trận chọn xã theo các tiêu chí sau: - Có diện tích trồng trúc lớn;

Số hóa bởi trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Nhiều hộ trồng trúc sào;

- Tỷ lệ thu nhập từ sản xuất trúc (so với tổng thu nhập của nông hộ) cao; - Tỷ lệ nghèo đói vùng nghiên cứu (theo tiêu chí của Bộ Lao động, Thƣơng binh và Xã hội năm 2005) cao;

- Khả năng tiếp cận các xã/ thôn thuận lợi;

- Khả năng hợp tác trong việc cung cấp thông tin (cởi mở, dễ nói chuyện).

Các tiêu chí đƣợc cho điểm từ 1 tới 5. Các xã thỏa mãn các điều kiện sẽ đƣợc sử dụng để nghiên cứu và phỏng vấn ngƣời trồng và ngƣời kinh doanh, chế biến trúc. Mỗi xã sẽ chọn ra một thôn để tiến hành phỏng vấn sâu, thảo luận với ngƣời trồng trúc địa phƣơng và quan sát việc trồng trúc. Việc lựa chọn các xã, thôn nghiên cứu dựa trên các tiêu chí và sử dụng ma trận chọn điểm đƣợc mô tả chi tiết trong phần phụ lục.

Biểu 1.2: Kết quả ma trận lựa chọn xã và thôn nghiên cứu

Huyện Thôn

Bảo Lạc Huy Giáp Lũng Cắm

Nguyên Bình

Ca Thành Xà Pẻng

Vũ Nông Lũng Lƣơng

Lang Môn Na Nọi 1

Nguồn: Số liệu tổng hợp từ điều tra năm 2010.

Lựa chọn các thôn nghiên cứu là cơ sở để lựa chọn các hộ trồng trúc, các tƣ thƣơng kinh doanh trúc nguyên liệu đại diện.

1.2.2.2. Thu thập số liệu sơ cấp

Số liệu sơ cấp đƣợc thu thập thông qua các phƣơng pháp sau:

Số hóa bởi trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Trong quá trình nghiên cứu các vấn đề kinh tế - xã hội, việc chọn mẫu đại diện và đủ lớn rất quan trọng. Những nhân tố cần đƣợc xem xét để xác định đƣợc cỡ mẫu chính xác cho một cuộc nghiên cứu nhƣ: độ chính xác, chất lƣợng của số liệu, chi phí và thời gian cho việc thu thập số liệu… Để có đƣợc kết quả có cơ sở thống kê và tránh những sai sót đáng tiếc trong quá trình chọn mẫu, Johnson (1980) và Yamane (1967) đã đƣa ra công tính toán cỡ mẫu nhƣ sau: 2 ). 2 / .(      E z n   (1) Trong đó: n: Cỡ mẫu : Mức xác suất

z: Giá trị z hai đuôi ứng với mức xác suất tƣơng ứng

 : Độ lệch chuẩn

E: Mức độ chính xác tuyệt đối cần thiết

Khi nghiên cứu theo phƣơng thức lấy mẫu thì độ lệch chuẩn đƣợc ƣớc lƣợng theo công thức sau:

   2 ) ( . x x p i  (2)

Trong đó: p là tỷ lệ của các loại hình sản xuất.

Do các nghiên cứu thuộc lĩnh vực nông nghiệp thƣờng sử dụng khoảng tin cậy là 95% nên nghiên cứu này cũng sử dụng mức độ tin cậy đó. Một cuộc điều tra thử sẽ đƣợc tiến hành tại một số hộ sản xuất để xác định độ lệch chuẩn, từ đó thay vào (1) ta sẽ tính đƣợc lƣợng mẫu cần thiết.

Kết quả tính toán cho thấy số mẫu theo yêu cầu là 60.

b. Phỏng vấn sâu

Phỏng vấn sâu đƣợc tổ chức ở mỗi thôn với ngƣời trồng trúc và các cán bộ chủ chốt (ví dụ: trƣởng thôn và cán bộ khuyến nông địa phƣơng) với tổng

Số hóa bởi trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

số 60 cuộc phỏng vấn, trên cơ sở ngƣời trồng trúc đƣợc lựa chọn ngẫu nhiên từ danh sách do trƣởng thôn cung cấp. Tất cả các cuộc phỏng vấn đều đƣợc thực hiện bằng bảng câu hỏi đã đƣợc chuẩn bị sẵn.

Tất cả các hộ buôn bán và thu gom trúc sào tại các xã và thôn đƣợc lựa chọn điều tra mẫu cũng sẽ đƣợc lựa chọn cho phỏng vấn sâu (20 ngƣời). Trong đó tƣ thƣơng là những ngƣời có thu nhập chính từ kinh doanh trúc và các hoạt động thƣơng mại khác, có phƣơng tiện phục vụ vận chuyển trúc đến cơ sở chế biến hoặc bán ra tỉnh ngoài. Những ngƣời thu gom trúc đƣợc chọn để phỏng vấn đều là ngƣời của các thôn, xã đƣợc chọn làm điểm nghiên cứu.

Doanh nghiệp chế biến trúc sào duy nhất trong tỉnh là Công ty CPCBTTXK Cao Bằng cũng đƣợc chọn để phỏng vấn phục vụ nghiên cứu.

1.2.2.3. Thu thập số liệu thứ cấp

Số liệu thứ cấp là các số liệu liên quan đến quá trình nghiên cứu của đề tài đƣợc thu thập từ các văn bản, tài liệu của các Sở, ban, ngành của tỉnh Cao Bằng và các huyện Bảo Lạc, Nguyên Bình cũng nhƣ của các công trình khoa học trong và ngoài nƣớc có liên quan.

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả của cây trúc sào trong xóa đói giảm nghèo tại tỉnh cao bằng (Trang 34 - 128)