5. Bố cục của luận văn
1.1.4.1. Hiện trạng tài nguyên tre trúc trên thế giới và ở Việt Nam
Tre trúc là tập hợp các loài thực vật thuộc lớp một lá mầm (Monotyledoneae), bộ Hòa thảo (Poales), họ Hòa thảo (Poaceae), phân họ Tre (Bambusoideae).
Trên thế giới có khoảng 1.250 loài tre trúc, thuộc 75 chi (Rao - 1995) phân bố khá rộng, nằm trong nhiều vùng khí hậu khác nhau: từ miền khí hậu nhiệt đới đến á nhiệt đới, từ những vùng có địa hình thấp, chỉ cao hơn mặt biển vài mét đến địa hình vùng núi cao hiểm trở nằm ở độ cao 3.400 m trên mặt nƣớc biển (vùng núi Hymalaya). IT Haig và MA Huberman (1959) cho rằng “ở miền nhiệt đới và đặc biệt là ở châu Á, sau thóc gạo, ngƣời ta coi tre trúc là đối tƣợng chủ yếu mà đời sống con ngƣời phải nƣơng tựa vào”. [10, 5]. Thực vậy, châu Á là khu vực đặc biệt giàu có về các loài tre với 900 loài thuộc 75 chi. Đây cũng là khu vực có diện tích rừng tre trúc rộng nhất. Trung Quốc là nƣớc có số loài và chi tre trúc nhiều nhất thế giới.
Việt Nam là một trong những trung tâm quan trọng phân bố tự nhiên của các loài tre trúc trên thế giới với 216 loài của 25 chi (theo PGS.TS. Nguyễn Hoàng Nghĩa). Tính tới tháng 12/2004, tổng diện tích rừng tre trúc của nƣớc ta là 1.563.253 ha [10].
Bên cạnh vai trò của bảo vệ môi trƣờng, tre trúc là một sản phẩm ngoài gỗ có giá trị cao, đƣợc sử dụng rộng rãi trong xây dựng, làm hàng gia dụng, thủ công mỹ nghệ và chế biến thực phẩm. Gần đây, các loài tre trúc đã đƣợc sử dụng để làm giấy, ván nhân tạo, sản xuất than... Phát triển các mặt hàng sử dụng nguyên liệu là tre trúc đã và đang góp phần tạo thêm nhiều việc làm cho lao động khu vực nông thôn và nâng cao hơn nữa mức sống của ngƣời dân, đặc biệt là với nông dân trồng tre trúc ở khu vực miền núi. Căn cứ vào những lợi ích trên, tre đã đƣợc ƣu tiên phát triển tại Việt Nam. Trong những năm gần
Số hóa bởi trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
đây, diện tích tre ở Việt Nam có nhiều biến động do sự thay đổi các mục tiêu sử dụng đất. Trong khi đó, số liệu về tài nguyên rừng tre trúc đã không đƣợc cập nhật đầy đủ và thƣờng xuyên. Các số liệu này thƣờng không chi tiết theo từng nhóm đối tƣợng và chƣa phản ánh đƣợc quy mô của rừng tre trúc tại Việt Nam khiến việc quản lý và phát triển rừng tre trúc gặp nhiều khó khăn.