Đặc điểm chung của các hộ trồng trúc sào tại tỉnh Cao Bằng

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả của cây trúc sào trong xóa đói giảm nghèo tại tỉnh cao bằng (Trang 61 - 64)

5. Bố cục của luận văn

2.3.1.1.Đặc điểm chung của các hộ trồng trúc sào tại tỉnh Cao Bằng

Qua quá trình điều tra về tình hình sản xuất trúc sào của tỉnh Cao Bằng có thể rút ra một số kết quả sau: 60 hộ điều tra là những hộ nghèo có nguồn thu phụ thuộc nhiều vào sự phát triển của vƣờn trúc. Với tập quán canh tác lạc hậu mang nặng tính tự cung tự cấp, sau cây ngô, trúc sào là loài cây đƣợc ngƣời dân đặc biệt quan tâm phát triển.

Số hóa bởi trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Biểu 2.2: Một số đặc điểm của các hộ trồng trúc đƣợc điều tra

Chỉ tiêu ĐVT Số lƣợng

Tổng số hộ điều tra Hộ 60

Tuổi bình quân của chủ hộ Tuổi 37

Bình quân số nhân khẩu/hộ Ngƣời 6,15

Bình quân số lao động/hộ Ngƣời 4,83

Bình quân diện tích trồng trúc/hộ m2 12.683,33

Bình quân tuổi trúc đƣa vào thu hoạch Năm 3

Nguồn: Số liệu tổng hợp từ điều tra năm 2010.

Độ tuổi trung bình của các chủ hộ điều tra là 37 tuổi. Ở độ tuổi này, cơ bản các hộ đã ổn định về cơ sở vật chất. Chủ hộ đã có vốn sống và số năm kinh nghiệm nhất định trong việc trồng và chăm sóc trúc sào cũng nhƣ sản xuất nông nghiệp. Nhiều chủ hộ sống cùng cha mẹ nên có thể học hỏi kinh nghiệm sản xuất từ lớp ngƣời đi trƣớc. Tuy nhiên, trình độ học vấn của chủ hộ cũng nhƣ các thành viên trong gia đình đều thấp (từ bậc tiểu học tới trung học, không có trình độ phổ thông và đào tạo chuyên nghiệp). Trình độ học vấn có ảnh hƣởng rất lớn đến việc ra quyết định sản xuất, chịu trách nhiệm sản xuất và lựa chọn phƣơng thức sản xuất trong mỗi gia đình. Tuy đói nghèo không có nguyên nhân là do học vấn thấp, song nếu ngƣời dân đƣợc đào tạo thì cùng với kinh nghiệm sản xuất tích lũy đƣợc, khả năng tạo ra lƣợng vật chất của họ sẽ cao hơn (do họ nắm bắt và xử lý thông tin nhanh nhạy hơn, phƣơng pháp làm việc hiệu quả hơn...). Nhƣ vậy, trình độ học vấn thấp là một hạn chế lớn đối với việc chuyển giao công nghệ, tiếp thu thông tin và áp dụng KHKT vào sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất trúc sào nói riêng. Do đó, nâng cao trình độ học vấn của các chủ hộ cũng nhƣ ngƣời dân địa phƣơng là một việc làm hết sức quan trọng và cần thiết trong thời gian tới.

Số hóa bởi trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bình quân số nhân khẩu của nhóm hộ điều tra là 6,15 ngƣời/hộ. Lao động bình quân là 4,83 ngƣời/hộ. Nhƣ vậy, vùng trồng trúc có kết cấu dân số trẻ, nguồn nhân lực phục vụ cho sản xuất nông nghiệp lớn. Đặc điểm của sản xuất nông nghiệp là có tính thời vụ, giá trị sản xuất của ngành mang lại tƣơng đối thấp và càng thấp hơn đối với các khu vực miền núi do phƣơng thức canh tác còn lạc hậu. Do vậy, lao động nông nghiệp dƣ thừa nhiều, giá trị nông sản tạo ra thấp khiến thu nhập bình quân của lao động thấp. Ngƣời dân có nhu cầu tìm nguồn thu bổ sung để đáp ứng các nhu cầu tiêu dùng của gia đình. Với nguồn nhân lực dồi dào trên, để đảm bảo đời sống của nhân dân, cần phải bố trí công việc và đào tạo nghề để tăng thu nhập cho ngƣời lao động.

Độ tuổi trúc các hộ thu hoạch thƣờng là 3 năm. Tuổi khai thác nhƣ vậy là quá sớm, không chỉ làm giảm chất lƣợng nguyên liệu, lãng phí tài nguyên mà còn có tác động không tốt đến sự phát triển của vƣờn trúc. Khác với nhiều loại cây trong họ tre trúc có thể thu hoạch sau 3-4 năm, trúc sào 3-4 năm tuổi đã có chất lƣợng tốt nhƣng đồng thời lại có vai trò quan trọng cung cấp các chất dinh dƣỡng hữu cơ nuôi dƣỡng thế hệ sau. Cho nên chỉ chặt các cây từ 6 đến 7 tuổi trở lên (số cây khí sinh trúc sào trên 1 ha khoảng từ 5.000-6.000 cây). Thí dụ cây trúc sào 7 tuổi có chất lƣợng công nghệ cao nhất và cũng là cây hoàn toàn không còn vai trò nuôi dƣỡng các thế hệ sau (trẻ hơn) [5].

Bình quân diện tích trồng trúc của các hộ đạt 12.683,33 m2, có những

hộ diện tích trồng trúc lên tới 5 ha. Với giá bán hiện nay, hàng năm mỗi ha trúc cho thu hoạch khoảng 7-8 triệu đồng. Đây là một khoản tiền tƣơng đối lớn đối với ngƣời dân địa phƣơng. Do nhiều nguyên nhân, diện tích trúc sào hiện chƣa phát triển tƣơng xứng với tiềm năng. Nhiều hộ còn đất chƣa sử dụng, đất trồng rừng kém hiệu quả. Nhiều lao động nông nghiệp thiếu việc làm hoặc giá trị do mỗi lao động mang lại chƣa cao. Vì vậy, cần nghiên cứu, giúp đỡ nhóm hộ này chuyển đổi mục đích sử dụng đất cho phù hợp.

Số hóa bởi trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

2.3.1.2. Mức độ đầu tư thâm canh của hộ trồng trúc

Phân bón là giữ vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của cây trồng bởi nó tác động trực tiếp tới năng suất và phẩm chất của cây trồng. Sử dụng phân bón với liều lƣợng hợp lý sẽ giúp cây trồng phát triển tốt, cho năng suất cao, mang lại hiệu quả kinh tế cho nhà nông bởi trong phân bón có những thành phần dinh dƣỡng mà đất không có hoặc có ít. Không chỉ vậy, phân bón còn góp phần cải tạo một số loại đất bạc màu, làm thay đổi tính chất lý hóa của đất mà những thành phần này gây bất lợi cho hoạt động canh tác. Mặt khác, nếu chỉ khai thác, sử dụng nguồn dinh dƣỡng của đất mà không có chế độ chăm sóc, bảo vệ, trả lại giá trị dinh dƣỡng cho đất một cách hợp lý thì đất sẽ nhanh chóng thoái hoá, bạc màu, và tác động trở lại kết quả sản xuất. Bởi vậy, sử dụng phân bón hợp lý và hiệu quả là một việc làm quan trọng và cần thiết đối với các hộ trồng trọt.

Kết quả điều tra cho thấy: các hộ trồng trúc có xu hƣớng sử dụng đạm trong chăm sóc trúc. Tuy nhiên liều lƣợng, thời gian không cụ thể. Mặt khác, đa số các hộ không quan tâm đến việc chăm sóc vƣờn trúc do trúc dễ trồng, không đòi hỏi công chăm sóc. Nhiều hộ không có khả năng chăm sóc trúc do hạn chế về vốn. Trúc sào hiện đƣợc trồng và phát triển tự nhiên, hầu nhƣ không có sự can thiệp đáng kể nào từ ngƣời trồng.

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả của cây trúc sào trong xóa đói giảm nghèo tại tỉnh cao bằng (Trang 61 - 64)