ĐỐI VỚI CÁC TỔ CHỨC XÃ HỘI KHÁC

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả của cây trúc sào trong xóa đói giảm nghèo tại tỉnh cao bằng (Trang 96 - 98)

5. Bố cục của luận văn

3.5. ĐỐI VỚI CÁC TỔ CHỨC XÃ HỘI KHÁC

- Hỗ trợ chính quyền tỉnh đánh giá và điều chỉnh các chính sách hiện thời liên quan đến phát triển sản xuất, chế biến và tiếp thị sản phẩm; đặc biệt là các chính sách liên quan đến việc khuyến khích nông dân áp dụng phƣơng thức canh tác hiệu quả, tiên tiến nhằm giảm sự thoái hóa của các khu vực vƣờn, rừng trúc hiện có.

- Tƣ vấn cho các đơn vị cung cấp dịch vụ khuyến nông cấp huyện và cấp tỉnh về tập trung hỗ trợ phát triển tre trúc nông dân sinh sống ở các khu vực vùng cao và tăng cƣờng hỗ trợ kỹ thuật về mật độ canh tác, làm giàu đất, kỹ thuật thu hoạch, kiểm soát chất lƣợng, v.v… để đảm bảo khả năng tái sinh của rừng trúc sản xuất.

- Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực cho các cơ sở chế biến

Hiện nay, lực lƣợng cán bộ kỹ thuật của các cơ sở chế biến nông lâm sản nhìn chung còn thiếu kinh nghiệm, yếu về trình độ, kém nhạy bén với thị

Số hóa bởi trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

trƣờng nên ngay tại thị trƣờng trong nƣớc, các mặt hàng nông lâm sản chế biến của Việt Nam vẫn khó cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại của Trung Quốc và các nƣớc khác trong khu vực. Do vậy, đào tạo đội ngũ cán bộ am hiểu về phƣơng thức sản xuất và có những hiểu biết nhất định về kinh tế và tâm lý ngƣời tiêu dùng trở nên rất cần thiết trong bối cảnh thị trƣờng cạnh tranh mạnh mẽ. Hình thức đào tạo có thể là: mở các khoá học ngắn hạn bồi dƣỡng trình độ, cử các cán bộ tham gia khoá đào tạo dài hạn, tiến hành các cuộc hội thảo hƣớng dẫn xúc tiến thƣơng mại...

- Thí điểm hệ thống thông tin thị trƣờng về mặt hàng tre trúc ở các khu vực vùng cao và vùng sâu, vùng xa.

- Hỗ trợ nông dân thực hiện mô hình trình diễn về kỹ thuật thâm canh tác tre trúc bền vững, tham quan học tập, nhân rộng mô hình điểm.

- Hỗ trợ nông dân trong các hoạt động tập thể nhƣ kinh doanh tập thể, thúc đẩy tiếp cận tín dụng và các dịch vụ khuyến nông, chia sẻ thông tin và kinh nghiệm giữa các hộ nông dân và giữa nông dân với các tổ chức kinh tế - chính trị - xã hội.

- Hỗ trợ thành lập các xƣởng sơ chế trúc tại các khu vực trồng trúc của các doanh nghiệp khác và của Hội Nông dân nhằm làm tăng môi trƣờng kinh doanh có tính cạnh tranh để thúc đẩy sản xuất trúc sào tại tỉnh Cao Bằng và nhất là các xã vùng sâu, vùng xa.

- Trong hoạt động sản xuất, khuyến khích ngƣời nông dân sử dụng phân bón hữu cơ và các chế phẩm sinh học (phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ,...) không gây tác động xấu tới môi trƣờng.

Số hóa bởi trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả của cây trúc sào trong xóa đói giảm nghèo tại tỉnh cao bằng (Trang 96 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)