Vận dụng tốt các chính sách của Đảng và Nhà nƣớc trong

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả của cây trúc sào trong xóa đói giảm nghèo tại tỉnh cao bằng (Trang 89 - 91)

5. Bố cục của luận văn

3.3.2.Vận dụng tốt các chính sách của Đảng và Nhà nƣớc trong

phát triển sản xuất kinh doanh. Cụ thể:

- Thực hiện tốt các chính sách đất đai nhƣ quy hoạch rừng giống và rừng nguyên liệu; thực hiện giao đất và cấp đất cho ngƣời trồng trúc; khuyến khích chuyển đổi diện tích vƣờn tạp, rừng hỗn giao không hiệu quả sang trồng trúc sào và khuyến khích nghiên cứu chi tiết bản đồ đất để từ đó xây dựng bản đồ cây trồng phù hợp.

Đất đai là tài nguyên quan trọng bậc nhất, là tƣ liệu sản xuất không gì thay thế đƣợc. Đối với ngành nông nghiệp, đất đai càng trở nên quan trọng hơn khi dân số ngày càng tăng, nhu cầu về đất ở và nông sản (đặc biệt là lƣơng thực) ngày càng lớn trong khi đất sản xuất nông nghiệp ngày càng giảm về chất lƣợng và quy mô. Vì vậy, nghiên cứu, tìm hiểu quy mô, đặc điểm đất đai để bố trí cơ cấu cây trồng thích hợp nhằm phát triển sản xuất nông nghiệp, nâng cao đời sống nhân dân là một việc làm vô cùng quan trọng và cấp thiết. Muốn làm đƣợc điều đó, phải nắm rõ tình hình phân bố của các loại đất, đặc điểm khí hậu vùng miền và tính chất của từng loại đất để có sự bố trí phù hợp. Tránh chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp một cách tùy tiện và phải xử lý nghiêm những trƣờng hợp vi phạm pháp luật về đất.

Số hóa bởi trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Mặt khác, đất đai là sản phẩm của sự tác động đồng thời của nhiều yếu tố tự nhiên và kinh tế - xã hội. Các loại đất này có đặc điểm, tính chất vật lý, hoá học khác nhau nên phù hợp với những loại cây trồng, cơ cấu mùa vụ khác nhau. Có một số loại đất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp nhƣng cũng có những loại đất cần đƣợc cải tạo. Vì vậy, cần nắm đƣợc đặc điểm của từng loại đất để đề ra phƣơng hƣớng, giải pháp và mô hình sử dụng đất đai phù hợp, lựa chọn cơ cấu cây trồng, cơ cấu mùa vụ thích hợp nhất để nâng cao hiệu quả kinh tế trong quá trình sử dụng đất.

- Cung cấp đầy đủ thông tin về các chính sách hỗ trợ tín dụng, hỗ trợ phát triển lâm nghiệp trong đầu tƣ phát triển rừng nguyên liệu; hỗ trợ chính sách đƣa tiến bộ về KHKT và công nghệ trong nghiên cứu phát triển giống mới. Đối với các hộ trồng trúc, cần hỗ trợ cho hộ về giống, vốn, tập huấn kỹ thuật thâm canh... Ngƣời dân vùng trồng trúc là đồng bào dân tộc ít ngƣời, trình độ học vấn hạn chế, ít có cơ hội tiếp cận với những kiến thức KHKT mới nên quá trình này phải tiến hành từng bƣớc, theo mùa vụ. Trong quá trình đó, ngoài nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách, vốn đối ứng của địa phƣơng, cần phải tranh thủ nguồn vốn từ các tổ chức, cá nhân khác và phải có sự lồng ghép các nguồn vốn để nâng cao hiệu quả đầu tƣ.

Có thể nói không một ngành sản xuất nào đạt hiệu quả nếu không có vốn đầu tƣ. Thiếu vốn hiện đang là thực trạng chung của ngƣời dân khi muốn mở rộng sản xuất. Để trúc sào cho thu hoạch phải đợi từ 3-4 năm và nếu để trúc mang lại giá trị cao nhất thì thời gian đó phải kéo dài gấp đôi. Trong thời gian đợi trúc cho thu hoạch thì ngƣời dân vẫn phải cần lƣơng thực và có đất canh tác nông nghiệp. Nếu giá trúc không ổn định, phẩm chất của nguyên liệu không tốt khiến giá trúc giảm thì vƣờn trúc không thể đảm bảo đƣợc mức sống của các hộ dân. Các hộ trồng trúc đều là các hộ dân tộc thiểu số, nghèo nên họ chịu tác động rất lớn nếu các biến động thị trƣờng xảy ra. Mặt khác,

Số hóa bởi trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

hoạt động sản xuất nông nghiệp luôn tiềm ẩn những rủi ro từ các yếu tố thiên nhiên. Vì vậy, nhà nƣớc cần có chính sách hỗ trợ về vốn nhƣ cho nông dân vay vốn không cần thế chấp, cho vay dài hạn với lãi suất thấp, hoặc hỗ trợ dƣới hình thức ƣu đãi về giống, vật tƣ cho những năm đầu sản xuất.

- Đặc biệt chú trọng chính sách phát triển cơ sở hạ tầng vùng trồng trúc nhằm đảm bảo cho ngƣời dân địa phƣơng nói chung và ngƣời trồng trúc nói riêng có cơ hội giao lƣu văn hóa, học hỏi và tiếp cận với những thị trƣờng lớn và có thể giúp ngƣời dân định hƣớng sản xuất. Sự kết nối với vùng phát triển còn giúp các hộ miền núi không bị tách ra khỏi xu thế phát triển chung của cả nƣớc, tránh nguy cơ tụt hậu. Để tăng cƣờng cho đầu tƣ phát triển hạ tầng cơ sở nhƣ hệ thống điện, đƣờng giao thông, trƣờng học, trạm y tế, hệ thống thuỷ lợi phục vụ sản xuất, hệ thống chợ và dịch vụ thƣơng mại... cần làm tốt công tác huy động vốn từ mọi nguồn lực trong xã hội.

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả của cây trúc sào trong xóa đói giảm nghèo tại tỉnh cao bằng (Trang 89 - 91)