Tình hình kinh tế

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả của cây trúc sào trong xóa đói giảm nghèo tại tỉnh cao bằng (Trang 48 - 128)

5. Bố cục của luận văn

2.1.3.1. Tình hình kinh tế

Những năm qua, Cao Bằng duy trì phát triển với tốc độ tăng trƣởng kinh tế (GDP) khá cao, bình quân đạt 10,72%/năm trong giai đoạn 2006- 2010. Tổng thu ngân sách Nhà nƣớc trên địa bàn tăng từ 220,9 tỷ đồng năm 2005 lên 393,6 tỷ đồng năm 2009. Tỷ lệ huy động GDP vào ngân sách nhà nƣớc tăng bình quân 9,7%/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hƣớng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ. Sản xuất công nghiệp, dịch vụ từ

Số hóa bởi trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

chỗ quy mô nhỏ không đáng kể, đến năm 2009, tỷ trọng công nghiệp chiếm 22,7%, dịch vụ 40,27% và nông nghiệp còn 37,2%. Đời sống ngƣời dân đƣợc cải thiện về vật chất lẫn tinh thần. GDP bình quân đầu ngƣời tăng từ 300 USD năm 2005 lên 505 USD năm 2009. Giá trị sản xuất nông nghiệp tăng từ 15 triệu đồng/ha năm 2005 lên 18,5 triệu đồng/ha năm 2009.

Cùng với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, trong từng ngành, lĩnh vực tiếp tục có sự chuyển dịch theo hƣớng nâng cao chất lƣợng và hiệu quả sản xuất. Nhiều chỉ tiêu kinh tế xã hội đạt và vƣợt kế hoạch, tạo đà thuận lợi cho phát triển trong những năm tiếp theo.

Ngành nông nghiệp phát triển toàn diện và đa dạng. Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp tăng bình quân hàng năm 4,5%. An ninh lƣơng thực trên địa bàn dần đƣợc đảm bảo. Nếu năm 2003, bình quân lƣơng thực vùng đồng bào dân tộc thiểu số mới đạt 300 kg/ngƣời/năm thì đến năm 2009 tăng lên 443 kg/ngƣời/năm. Tỉnh đã tạo đƣợc một số vùng chuyên canh cây công nghiệp nhƣ: mía, lạc, thuốc lá, đậu tƣơng, trúc sào, hồi... hình thành nhiều trang trại với những mô hình sản xuất, kinh doanh có hiệu quả. Chăn nuôi gia súc, gia cầm có bƣớc phát triển cả về số lƣợng, chất lƣợng, cung cấp đủ nhu cầu thực phẩm cho địa phƣơng và xuất đi các tỉnh miền xuôi. Công tác thú y, bảo vệ thực vật đƣợc chú trọng. Nghề rừng đƣợc Nhà nƣớc cấp kinh phí và hỗ trợ về lƣơng thực nên đồng bào đã chuyển sang trồng, khoanh nuôi và bảo vệ để rừng có điều kiện tái sinh. Đến nay đã khoanh nuôi bảo vệ đƣợc trên 40.000 ha; tỷ lệ che phủ rừng từ 35% năm 1993 đến nay đạt 51%.

Giá trị sản xuất công nghiệp những năm gần đây tăng bình quân 16%/năm và đạt 404,557 tỷ đồng trong năm 2009. Nhiều cơ sở sản xuất công nghiệp đƣợc đầu tƣ xây dựng nhƣ: Nhà máy thủy điện Nà Lòa, Lò cao luyện gang, Nhà máy sản xuất sắt xốp và phôi thép, Nhà máy sản xuất điôxit

Số hóa bởi trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

mangan điện giải, Nhà máy thủy điện Bản Rạ... Các doanh nghiệp công nghiệp phát triển nhanh, giá trị sản xuất tăng bình quân 29,5%/năm.

Thƣơng mại, dịch vụ và xuất nhập khẩu tăng trƣởng khá. Lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp truyền thống đƣợc khuyến khích phát triển, góp phần giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho ngƣời lao động. Kim ngạch xuất nhập khẩu tăng bình quân hàng năm 15%, thƣơng mại - dịch vụ tăng 16,2%.

2.1.3.2. Tình hình chính trị, văn hóa, xã hội

Nguồn vốn huy động cho đầu tƣ phát triển tăng từ 1.003 tỷ đồng năm 2005 lên 3.407 tỷ đồng năm 2009. Kết cấu hạ tầng đƣợc đầu tƣ toàn diện, nhiều dự án lớn, quan trọng đƣợc triển khai nhƣ: Khu công nghiệp Đề Thám, Khu đô thị mới Đề Thám (thị xã Cao Bằng), Cụm công nghiệp Tà Lùng (huyện Phục Hoà)... Hoàn thành nâng cấp nhiều tuyến đƣờng tỉnh lộ, huyện lộ và đƣờng giao thông nông thôn.

Cơ sở vật chất các bệnh viện, trạm y tế xã, trƣờng học, công trình văn hóa, thể thao... tiếp tục đƣợc xây dựng, cải tạo, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, phục vụ dân sinh. Hoạt động thƣơng mại - dịch vụ phát triển, mở rộng quan hệ kinh tế thƣơng mại với Khu tự trị dân tộc Choang (tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc).

Các công trình kết cấu hạ tầng khu vực nông thôn đƣợc đầu tƣ mạnh. Lƣới điện hạ thế phát triển nhanh đến trung tâm các xã và khu vực nông thôn. 80% số xã có điện lƣới quốc gia và thủy điện nhỏ.

Giáo dục và đào tạo phát triển cả về quy mô và chất lƣợng; mạng lƣới trƣờng lớp phát triển rộng khắp, từng bƣớc chuẩn hóa.

Các cơ sở vật chất y tế đƣợc tăng cƣờng đầu tƣ; công tác phòng, chống dịch bệnh, chăm sóc sức khỏe nhân dân chuyển biến rõ nét. Công tác dân số gia đình, trẻ em đƣợc chú trọng. 100% số xã có trạm y tế xây kiên cố, bán

Số hóa bởi trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

kiên cố hoặc nhà cấp 4, có y tá, tủ thuốc, nhiều xã có bác sỹ. Đồng bào đƣợc cấp thẻ bảo hiểm y tế.

Các xã đều đƣợc đầu tƣ nhiều công trình kênh, mƣơng, hồ, đập đảm bảo nƣớc cho sản xuất nông nghiệp. Các công trình cấp nƣớc phục vụ sản xuất nông nghiệp và nông thôn đƣợc đầu tƣ đảm bảo tƣới chủ động cho trên 4.000 ha vụ xuân và trên 18.770 ha vụ mùa, nâng tỷ lệ số dân nông thôn đƣợc sử dụng nƣớc sạch từ 65,2% năm 2005 lên 78,2% năm 2009. Tình trạng thiếu nƣớc sinh hoạt ở vùng cao dần đƣợc khắc phục. Đồng bào các xã đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa, vùng thiếu nƣớc đƣợc Nhà nƣớc hỗ trợ xây dựng công trình, hệ thống dẫn và chứa nƣớc sinh hoạt hợp vệ sinh.

Mạng lƣới bƣu chính - viễn thông đƣợc nâng cấp và mở rộng. Hoạt động văn hóa, thông tin có nhiều tiến bộ, công tác tuyên truyền các chủ trƣơng, chính sách, pháp luật... đƣợc đẩy mạnh.

Trong nhiều năm qua, đặc biệt là từ năm 2005 trở về đây, công tác dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc trên địa bàn tỉnh Cao Bằng đạt đƣợc nhiều kết quả quan trọng. Công tác giảm nghèo đƣợc thực hiện đồng bộ từ tỉnh đến cơ sở, tỷ lệ hộ nghèo hàng năm giảm rõ rệt. Năm 2005, tỷ lệ hộ nghèo là 47,82%, đến nay chỉ còn 26,29%. Tỉnh đã huy động nhiều nguồn lực, nhiều dự án phát triển kinh tế - xã hội và hỗ trợ đời sống, nhà ở, tạo điều kiện cho đồng bào phát triển sản xuất, ổn định cuộc sống. Từ năm 2006-2009, Cao Bằng đã xóa đƣợc 10.911 nhà tạm, nhà dột nát cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo với kinh phí trên 300 tỷ đồng và hoạt động này vẫn đang tiếp tục đƣợc triển khai trên diện rộng. Các xã đặc biệt khó khăn đƣợc trang bị ti vi, tăng âm, loa đài, máy phát điện nhỏ với trị giá 14,5 triệu đồng/xã, thực hiện cấp phát cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số ít ngƣời 6.715 đài bán dẫn, 761 ti vi, 155 bộ đầu thu truyền hình giải mã.

Số hóa bởi trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

2.1.4. Vai trò của cây trúc sào trong chƣơng trình xóa đói giảm nghèo tại Cao Bằng

Cao Bằng gặp không ít khó khăn do địa hình bị chia cắt mạnh, đất nông nghiệp hẹp (chiếm hơn 12% diện tích tự nhiên) và phân tán, không thuận lợi cho sản xuất hàng hóa tập trung. 95% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số với mặt bằng dân trí nhìn chung là thấp. Trong 13 huyện thị, Cao Bằng hiện còn 5 huyện thuộc diện nghèo nhất nƣớc, với 138 xã đặc biệt khó khăn, 44 xã biên giới. Vì vậy, phát triển cây lâm nghiệp đƣợc xem là hƣớng đi giúp đồng bào vùng sâu vùng xa thoát khỏi đói nghèo và trúc sào đƣợc xem là loài cây trồng mũi nhọn trong tiến trình xóa đói giảm nghèo tại các địa phƣơng nhƣ Bảo Lạc và Nguyên Bình.

Các huyện trồng trúc sào của Cao Bằng có địa hình chủ yếu là khu vực núi đất, vùng sâu vùng xa, giao thông chƣa thuận tiện, trình độ học vấn của ngƣời dân địa phƣơng còn nhiều hạn chế. Với điều kiện tự nhiên cũng nhƣ các đặc điểm về kinh tế, văn hóa, xã hội nhƣ trên, việc lựa chọn cây, con để phát triển kinh tế, góp phần xóa đói giảm nghèo ở các huyện miền núi là không dễ dàng.

Với đặc điểm là loài cây bản địa dễ trồng, phù hợp với khí hậu và chất đất của địa phƣơng, không đòi hỏi cao về kỹ thuật chăm sóc, có khả năng đƣợc đồng bào vùng cao chấp nhận phát triển sản xuất nên trúc sào đã đƣợc chọn để nhân rộng sản xuất, giải quyết vấn đề an ninh lƣơng thực và thúc đẩy quá trình xóa đói giảm nghèo tại các huyện khu vực núi đất.

2.2. THỰC TRẠNG SẢN XUẤT TRÚC SÀO TỪ NĂM 2001-2010

2.2.1. Thực trạng kinh tế vùng trồng trúc

Vùng trồng trúc sào bao gồm 4 huyện vùng núi đất, trong đó Bảo Lạc và Nguyên Bình là hai địa phƣơng có trúc sào đƣợc trồng ở diện rộng, là nơi cung cấp nguyên liệu chủ yếu cho Công ty CPCBTTXK Cao Bằng.

Số hóa bởi trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Huyện Nguyên Bình cách thị xã Cao Bằng 45 km. Diện tích tự nhiên

841,01 km2 với 18 đơn vị hành chính và hai thị trấn là Nguyên Bình và Tĩnh

Túc. Dân số: 38.490 ngƣời.

Huyện Bảo Lạc cách thị xã Cao Bằng 140 km. Diện tích tự nhiên 918,81 km2, có 16 đơn vị hành chính cấp xã, trung tâm hành chính là thị trấn Bảo Lạc. Dân số: 47.486 ngƣời.

Tình hình kinh tế các huyện trồng trúc có nhiều chuyển biến tích cực, song nhìn chung vẫn còn khó khăn, nhất là các huyện vùng sâu, vùng xa nhƣ Thông Nông và Bảo Lạc - hai trong năm huyện của Cao Bằng (Thông Nông, Bảo Lạc, Bảo Lâm, Hạ Lang và Hà Quảng) nằm trong danh sách 61 huyện nghèo nhất nƣớc (theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ).

Về kinh tế, cơ cấu chuyển dịch theo hƣớng giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ. Tuy nhiên, tỷ trọng của ngành nông nghiệp vẫn ở mức cao, chiếm hơn 50% cơ cấu của khu vực kinh tế. Điều này cho thấy sản xuất nông nghiệp vẫn là ngành kinh tế chủ đạo, có những đóng góp lớn vào nguồn thu của địa phƣơng và nâng cao chất lƣợng sống của đại bộ phận nông dân vẫn là mối quan tâm của chính quyền các cấp. Tình hình kinh tế của khu vực nghiên cứu đƣợc phản ánh qua biểu 2.1.

Số hóa bởi trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Biểu 2.1: Một số chỉ tiêu kinh tế của vùng nghiên cứu Chỉ tiêu Đơn vị tính Huyện

Bảo Lạc Huyện Nguyên Bình Tốc độ tăng trƣởng kinh tế (giai đoạn 2004-2009) % 14,5 13,8 Thu nhập bình quân tính

theo đầu ngƣời (năm 2009) USD/ngƣời/năm 396 -

Tổng sản lƣợng lƣơng thực

(năm 2010) Tấn >20.000 25.926

Bình quân lƣơng thực tính

theo đầu ngƣời (năm 2010) Kg/ngƣời/năm 410 450

Giá trị sản xuất nông nghiệp

(năm 2009) Đồng/ha/năm - 17.000.000

Tỷ lệ tăng đàn gia súc hàng

năm (giai đoạn 2004-2009) %/năm 8 3-4

Tỷ lệ hộ nghèo (năm 2010) % 38,29 35,26

Nguồn: Số liệu tổng hợp theo báo cáo

của UBND các huyện Nguyên Bình và Bảo Lạc năm 2010 [18].

Về xã hội, cơ bản hai huyện đã hoàn thành việc xóa nạn mù chữ, tỷ lệ trẻ trong độ tuổi đến trƣờng ở mức cao (trên 90%). Công tác y tế đƣợc quan tâm, hệ thống giao thông đƣợc đầu tƣ và dần hoàn thiện. Hệ thống điện, nƣớc sinh hoạt đã đƣợc đến với đồng bào vùng sâu vùng xa, song tỷ lệ hộ dân đƣợc sử dụng điện lƣới và đƣợc tiếp cận với nguồn nƣớc sạch sinh hoạt còn thấp do địa bàn trải rộng, ngƣời dân sống phân tán.

Số hóa bởi trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

2.2.2.1. Trước năm 20031

Với điều kiện tự nhiên thuận lợi, cây trúc đƣợc xem nhƣ cây chủ lực trong xoá đói giảm nghèo ở các huyện vùng cao tỉnh Cao Bằng. Thời điểm trƣớc năm 2003, ngƣời dân ở đây đã chủ động mở rộng diện tích trồng trúc sào. Hoạt động trồng và buôn bán trúc sôi nổi, tƣ thƣơng từ các địa phƣơng nhƣ Hà Tây, Hà Nội đến thu mua trúc làm nguyên liệu sản xuất hàng tiêu dùng và hàng mỹ nghệ đã góp phần thay đổi cuộc sống của nhiều hộ gia đình. Nhiều hộ đã thoát khỏi cảnh thiếu ăn nhờ trúc.

2.2.2.2. Trong thời gian 2003-20082

Do tác động của lệnh cấm bán trúc sào chƣa qua chế biến ra ngoài tỉnh và bị tƣ thƣơng ép giá, giá trúc sào giảm mạnh. Ngƣời dân các huyện Nguyên Bình và Bảo Lạc không còn quan tâm tới việc trồng và khai thác trúc để phát triển kinh tế gia đình. Rớt giá nguyên liệu đã ảnh hƣởng trực tiếp đến nguồn thu nhập của đồng bào miền núi. Theo thống kê năm 2006, huyện Nguyên Bình hiện có gần 1.300 ha trúc sào trong đó có gần 280 ha trồng theo dự án “Phát triển vùng trồng trúc sào tỉnh Cao Bằng thời kỳ 2001đến 2010” đƣợc UBND tỉnh phê duyệt với tổng kinh phí 10 tỷ đồng, do Công ty CPCBTTXK Cao Bằng làm chủ đầu tƣ, nhằm hỗ trợ nông dân trồng trúc và ký kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm cho ngƣời dân. Nhƣng thực tế, ở vùng trồng trúc Nguyên Bình, việc thực hiện hợp đồng tiêu thụ sản phẩm chƣa đến đƣợc với ngƣời dân. Hầu hết, trúc bán ra đều do tƣ thƣơng thu mua, khiến giá cả rất bấp bênh...

Với địa hình dốc, núi đá chiếm phần lớn diện tích, trúc sào là nguồn thu nhập chính của những ngƣời dân tại đây. Thời điểm trƣớc năm 2003, nếu một

1

Thời gian Chỉ thị 17/2003/CT của UBND tỉnh Cao Bằng ngày 02/6/2003 về việc cấm bán trúc sào ra ngoài tỉnh đƣợc ban hành.

2

Thời gian Quyết định 1050/2008/QĐ-UBND ngày 02/7/2008 của UBND tỉnh Cao Bằng về việc dỡ bỏ lệnh cấm bán trúc sào ra ngoài tỉnh Cao Bằng.

Số hóa bởi trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

hộ dân có thể thu hoạch bình quân đƣợc 3 xe trúc mỗi năm cho diện tích canh tác khoảng 1,5 ha thì thu nhập họ nhận đƣợc là trên 10 triệu đồng. Nhƣng trong thời gian từ năm 2003-2008, với lƣợng trúc nhƣ vậy, giá bán mỗi xe trúc chỉ còn khoảng 2 triệu đồng thì thu nhập của nông dân chỉ còn một nửa.

Nhiều hộ trồng trúc nằm cách xa trung tâm xã, ngƣời dân phải đi bộ nửa ngày đƣờng để vác trúc đến những điểm thu mua ở xa. Thời gian trúc đƣợc giá, ngƣời dân tích cực bán trúc để có tiền mua lƣơng thực và sắm vật dụng gia đình. Nhƣng khi mức giá trúc giảm quá mạnh, nhiều ngƣời đã chán nản. Sản xuất kinh doanh trúc bị đình đốn, thu nhập giảm sút đã gây ảnh hƣởng nghiêm trọng đến chất lƣợng cuộc sống của ngƣời dân, nhất là đối với các hộ dân vùng cao không có đất trồng lúa.

Biểu đồ 2: Giá trúc sào loại 1 trong và ngoài tỉnh giai đoạn 2006-2008

Nguồn: Số liệu do Helvetas Cao Bằng cung cấp năm 2010.

Giá bán (đồng)

Số hóa bởi trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 0 500 1,000 1,500 2,000 2,500 3,000 3,500 4,000 4,500 01/06 04/06 07/06 10/06 01/07 04/07 07/07 10/07 01/08 04/08 07/08 10/08 2.2.2.3. Sau năm 2008

Sau khi UBND tỉnh dỡ bỏ lệnh cấm bán trúc sào chƣa qua chế biến ra ngoài tỉnh, tình hình trồng và kinh doanh trúc tại Cao Bằng có nhiều thay đổi. Giá trúc nguyên liệu liên tục tăng. Các hộ nông dân bắt đầu quay lại với vƣờn trúc, cải tạo, trồng mới và có xu hƣớng mở rộng diện tích. Hoạt động mua bán trúc diễn ra sôi nổi. Nhu cầu về trúc ngày càng lớn khiến số ngƣời gom trúc ngày càng nhiều; ngƣời trồng bán trúc dễ hơn, có thu nhập cao hơn do đƣợc lựa chọn nhiều hơn về mức giá mà tƣ thƣơng và ngƣời thu gom đƣa ra.

Biến động về giá trúc sào nguyên liệu tại Cao Bằng trƣớc và sau khi

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả của cây trúc sào trong xóa đói giảm nghèo tại tỉnh cao bằng (Trang 48 - 128)