Hiệu quả kinh tế của cây trúc sào

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả của cây trúc sào trong xóa đói giảm nghèo tại tỉnh cao bằng (Trang 64 - 69)

5. Bố cục của luận văn

2.3.1.3. Hiệu quả kinh tế của cây trúc sào

Trúc sào là loại cây trồng cho thu hoạch sản phẩm quanh năm, nhƣng thời gian chặt trúc tốt nhất là vào mùa khô, hạn chế chặt vào mùa xuân và mùa thu do đây là thời kỳ măng mọc. Đối với các hộ trồng trúc tại Cao Bằng, trúc sào đƣợc thu hoạch khi ngƣời dân cần tiền để trang trải cho các khoản chi của gia đình. Là loại cây lâm nghiệp phát triển mạnh ở vùng đồi núi cao, dân cƣ phân tán và đa phần có mức thu nhập thấp; sản lƣợng, giá bán bình quân và chất lƣợng trúc thu hoạch giữa các hộ không giống nhau trong từng thời

Số hóa bởi trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

kỳ. Sự chênh lệch về giá bán thƣờng do đặc điểm về địa hình và bị quy định bởi chất lƣợng nguyên liệu (ở đây là đƣờng kính thân trúc). Những hộ có vƣờn càng xa điểm thu gom trúc hoặc vƣờn trúc khó khai thác thì thu nhập bình quân có đƣợc từ bán trúc càng thấp do hộ sẽ phải chịu chi phí thuê ngƣời thu hoạch hoặc thuê ngƣời vận chuyển. Còn sự chênh lệch về sản lƣợng nguyên liệu thƣờng do sự khác biệt về chất đất, diện tích, hộ mới trồng trúc trở lại trong vài năm gần đây và trúc vừa bắt đầu cho thu hoạch.

Luật thuế sử dụng đất nông nghiệp đƣợc Quốc hội khóa IX kỳ họp thứ ba thông qua ngày 10/7/1993 đã quy định miễn thuế cho đất đồi, núi trọc dùng vào sản xuất nông, lâm nghiệp, đất trồng rừng phòng hộ và rừng đặc dụng (Khoản 1, Điều 19); miễn thuế hoặc giảm thuế cho các hộ nông dân sản xuất ở vùng cao, miền núi, biên giới và hải đảo mà sản xuất và đời sống còn nhiều khó khăn (Khoản 1, Điều 22); miễn thuế hoặc giảm thuế cho các hộ nông dân là dân tộc thiểu số mà sản xuất và đời sống còn nhiều khó khăn (Khoản 2, Điều 22). Nhƣ vậy, 60 hộ nông dân đƣợc điều tra thuộc diện đƣợc miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp, do đó trong chi phí sản xuất sẽ không có thuế sử dụng đất nông nghiệp.

Để thấy đƣợc kết quả, hiệu quả kinh tế của cây trúc sào tại các xã miền núi Cao Bằng, xem biểu 2.3.

Số hóa bởi trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Biểu 2.3: Một số chỉ tiêu về hiệu quả trồng trúc sào tính bình quân cho mỗi ha trúc thu hoạch trong năm

TT Chỉ tiêu Đơn vị tính Cây trúc

1. Sản lƣợng Cây 1.502

2. Giá bán sản phẩm Đồng/cây 5.223

3. Giá trị sản xuất (GO) Đồng 8.026.097

4. Chi phí trung gian (IC) Đồng 2.027.402

5. Giá trị gia tăng (VA) Đồng 5.998.695

6. Khấu hao Đồng 0

7. Thu nhập hỗn hợp (MI)5 Đồng 5.998.695

8. GO/IC Lần 4

9. VA/IC Lần 3

10. MI/IC Lần 3

11. Thu nhập bình quân Đồng/ngƣời 1.305.056

12. Số tháng đủ lƣơng thực Tháng 76

Nguồn: Số liệu tổng hợp từ điều tra năm 2010.

* Chỉ tiêu thu nhập bình quân đầu ngƣời

Biểu 2.3 cho thấy trúc sào đem lại hiệu quả kinh tế cao trong sản xuất. Với phƣơng thức canh tác thủ công, các chi phí lao động ở mức tối thiểu, bình quân mỗi ha trúc cho thu hoạch khoảng 1.502 cây với giá bán bình quân là 5.223 đồng/cây (thời điểm năm 2010). So với các loại cây lƣơng thực nhƣ lúa, ngô đƣợc trồng tại địa phƣơng cho năng suất thấp, sản xuất phụ thuộc nhiều

5

Thu nhập hỗn hợp gồm chi phí lao động gia đình và chi phí lao động thuê ngoài ở các khâu trồng và vận chuyển trúc đến điểm bán.

6

Theo quyết định số 170/2005/QĐ-TTg của Thủ tƣớng chính phủ ký ngày 08 tháng 07 năm 2005 về việc ban hành chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn 2006-2010: đối với khu vực nông thôn: những hộ có mức thu nhập bình quân từ 200.000 đồng/ngƣời/tháng (2.400.000 đồng/ngƣời/năm) trở xuống là hộ nghèo.

Số hóa bởi trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

vào thời tiết, chi phí chăm sóc lớn nhƣng sản lƣợng lƣơng thực thu hoạch vẫn không đảm bảo nhu cầu tiêu dùng của hộ thì rõ ràng với mỗi ha trúc sào canh tác, thu nhập bình quân đạt trên 1,3 triệu đồng/ngƣời/năm thì ngƣời dân có thể đảm bảo đƣợc một phần tiền để mua lƣơng thực. Đối với những hộ canh tác tốt và tiện giao thông, thu nhập có thể cao hơn.

Hiệu quả là mục tiêu của bất kỳ một hoạt động sản xuất kinh doanh nào, đối với ngƣời dân vùng trồng trúc sào cũng vậy. Việc đánh giá đúng hiệu quả kinh tế là cơ sở để đề xuất đƣợc các giải pháp phù hợp kích thích sự phát triển của sản xuất. Nhƣng có một hạn chế dễ nhận thấy là đồng bào miền núi hiện chƣa có thói quen thống kê những chi phí phục vụ cho hoạt động sản xuất nên các khoản chi phí thƣờng bị bỏ sót hoặc lợi nhuận đạt đƣợc từ việc kinh doanh không đƣợc tổng hợp đầy đủ. Chính vì vậy, ngƣời dân thƣờng đánh giá hiệu quả kinh tế của cây trồng dựa trên những nhìn nhận cảm tính, chƣa có sự so sánh kỹ lƣỡng giữa kết quả thu đƣợc và chi phí đầu vào (tính bằng tiền). Đối với ngƣời dân các xã của huyện Bảo Lạc, do quá xa trung tâm của tỉnh Cao Bằng nên thông tin về chính sách, giá bán sản phẩm còn nhiều hạn chế, ngƣời dân không có cơ hội để so sánh giá bán sản phẩm, môi trƣờng kinh doanh trong thời gian dài dƣới tác động của các yếu tố chính sách. Nhiều gia đình có đất rộng, có khả năng canh tác trúc sào nhƣng chƣa chuyển đổi mục đích sử dụng do chƣa thấy đƣợc giá trị so sánh giữa trồng trúc và trồng cây lƣơng thực và mang nặng tƣ tƣởng sản xuất tự cung tự cấp. Do đó, yêu cầu đặt ra là phải cho ngƣời dân thấy đƣợc lợi nhuận thu đƣợc từ vƣờn trúc thông qua những đề nghị tính toán, so sánh hợp lý và thúc đẩy việc mua bán, trao đổi hàng hóa tại địa phƣơng.

* Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng đồng vốn:

Các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn tƣơng đối cao do không có phát sinh chi phí mua sắm tài sản cố định. Chỉ tiêu GO/IC đạt 4, các chỉ tiêu VA/IC và

Số hóa bởi trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

MI/IC cùng đạt 3 (do đƣợc miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp và khấu hao tài sản cố định bằng không).

Nếu chỉ đánh giá hiệu quả của việc trồng trúc qua các chỉ tiêu trên, có thể thấy đồng vốn đầu tƣ của các hộ trồng trúc có hiệu quả bởi một đồng chi phí trung gian đã mang lại 3-4 đồng cho mỗi chỉ tiêu về giá trị sản xuất, giá trị gia tăng và thu nhập. Tuy nhiên, trên thực tế, nhiều chi phí trung gian đã không đƣợc kể đến nhƣ chi phí giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật… do nguồn cung về giống sẵn có, ngƣời dân không sử dụng hoặc sử dụng với liều lƣợng không đáng kể các loại phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật cho vƣờn trúc. Trong suốt quá trình sản xuất, họ không làm đất và do đặc điểm của vùng trồng trúc sào nên không đòi hỏi hệ thống cung cấp nƣớc phục vụ sản xuất. Do vậy, hiệu quả sử dụng vốn tƣơng đối cao. Tuy nhiên, đây chƣa hẳn là một dấu hiệu tốt bởi kết quả này sẽ không bền lâu nếu ngƣời dân không thay đổi phƣơng pháp canh tác. Nông dân cần khai thác tài nguyên đất hợp lý dựa trên những hiểu biết cơ bản về đất đai.

Nhiều ngƣời dân địa phƣơng nhận thấy trên cùng một đơn vị diện tích, giá trị thu đƣợc từ trồng trúc cao hơn so với giá trị do cây ngô mang lại. Tuy nhiên, với địa hình xa xôi, hẻo lánh, giao thông và lƣu thông hàng hóa không thuận tiện, để đảm bảo nhu cầu lƣơng thực của gia đình, nhiều hộ vẫn phát triển diện tích trồng ngô. Đối với ngƣời dân địa phƣơng, ngô là loại cây quan trọng một phần vì ngƣời dân có thể tận dụng đƣợc diện tích đất tại các khu vực có lẫn đá tai mèo để canh tác. Với những khu vực nhƣ vậy, việc trồng cũng nhƣ thu hoạch trúc gặp nhiều khó khăn, trong khi giá trị mà cây trúc trồng tại những khu vực này không cao. Với nhiều hộ, trồng ngô là một tập quán canh tác lâu đời, để chuyển hẳn sang trồng trúc cần phải có thời gian, và ngoài các đòi hỏi về kỹ thuật, hộ phải có giống và vốn cho sản xuất. Tuy nhiên, thiếu giống đang là vấn đề chung của cả vùng trồng trúc.

Số hóa bởi trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Ƣu điểm của giống ngô địa phƣơng là ít bị mọt, dễ bảo quản nên có thể sử dụng làm giống và lƣơng thực dự trữ trong thời gian dài. Vì vậy ngƣời dân sau thời gian canh tác các giống ngô lai đã trở về với giống ngô bản địa có năng suất và chất lƣợng thấp. Nhƣng nếu nhƣ hộ dân chỉ chuyên canh ngô thì khó đảm bảo an ninh lƣơng thực vì cây ngô cho hiệu quả kinh tế thấp. So về mặt kinh tế, trồng trúc sào có hiệu quả hơn trồng ngô. Điều này thể hiện ở mấy điểm: một là, trúc sào có chi phí trung gian (công lao động, vật tƣ nông nghiệp, thủy lợi...) thấp hơn, trong khi giá trị thu nhập tạo ra lớn hơn. Hai là, trúc sào là hàng hóa có thể trao đổi, mua bán (bằng tiền), ngô chỉ phục vụ tiêu dùng trong gia đình.

Tóm lại, sản xuất trúc sào mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần quan trọng vào việc tăng thu nhập cho các hộ trồng trúc. Theo kết quả điều tra, 75% chủ hộ quyết định trồng trúc sào để tăng thu nhập gia đình; 13,33% số hộ trồng trúc để phục vụ mục đích tiêu dùng của gia đình và bán lấy tiền để tăng thu nhập và mua lƣơng thực (chi tiết xem biểu 2.4). Nhƣ vậy, đa số nông dân (88,33%) thấy đƣợc giá trị của cây trúc sào trong việc cải thiện thu nhập và nâng cao chất lƣợng đời sống. Tuy nhiên, ngƣời dân mền núi chƣa biết cách lấy măng để làm lƣơng thực và tăng thu nhập. Đây là hạn chế cần khắc phục vì số măng trở thành cây khí sinh chỉ chiếm 30-40% tổng số măng sinh ra, nghĩa là có tới 60-70% số măng sinh ra sẽ bị thui (điếc) nếu không khai thác kịp thời để làm thực phẩm. Hơn nữa, số măng điếc này còn cạnh tranh các chất dinh dƣỡng với các cây trúc đang tồn tại [5]. Vì vậy, ngƣời dân cần đƣợc hƣớng dẫn cách lấy, chế biến và bảo quản măng để tăng giá trị sản xuất của trúc sào.

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả của cây trúc sào trong xóa đói giảm nghèo tại tỉnh cao bằng (Trang 64 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)