Các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) tạo động lực làm việc cho người lao động tại ngân hàng TNHH công thương việt nam tại lào (Trang 42 - 44)

6. Kết cấu luận văn

1.3.2.Các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp

1.3.2.1. Yếu tố luật pháp và quy định Nhà nước

Các yếu tố luật pháp, đặc biệt là luật pháp về lao động là cơ sở pháp lý quan trọng để làm cho NLĐ thấy được vị trí của mình như thế nào, quyền và lợi ích của mình như thế nào tạo tâm lý yên tâm làm việc, lao động. Bên cạnh đó là những quy định của Nhà nước về tiền lương tối thiểu, tiền an toàn lao động, phụ cấp độc hại, phúc lợi đối với NLĐ, chính sách đối với lao động nữ giới, thời gian làm việc, chế độ nghỉ lễ, tết,… và một số chính sách khác trong Bộ luật Lao động đều ảnh hưởng tới việc xây dựng và thực hiện các chính sách tạo động lực cho NLĐ tại doanh nghiệp. Quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của lao động, đảm bảo cho mọi người có được sự bình đẳng trên thị trường lao động, tạo cuộc sống ổn định, bình yên, tạo điều kiện giúp người lao động yên tâm lao động. Khi luật pháp về lao động càng hoàn thiện, công minh và hiệu lực thì người lao động sẽ càng yên tâm hơn trong lao động vì họ sẽ không phải sợ sự bắt ép vô lý hay đòi hỏi thái quá đối với người sử dụng lao động. Từ khi ra nhập tổ chức WTO thì hệ thống pháp luật và đặc biệt là hệ thống pháp luật về lao động ở Lào và Việt Nam được hoàn thiện hơn, đảm bảo các quyền lợi cho người lao động, tạo ra động lực lao động cho họ góp phần vào sự phát triển của đất nước. Đồng thời Tổng liên đoàn lao động Việt Nam, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và ở Lào là bộ lao động và phúc lợi xã hội, các bộ ngành liên quan cũng tích cực vào cuộc hơn việc kiểm soát hoạt động của đơn vị sử dụng lao động do đó đòi hỏi DN khi xây dựng các quy chế cần tuân thủ những quy định trên. Vấn đề đặt ra ở đây là các nhà quản lý cần phải nắm luật và cập nhật các quy định của Nhà nước để vận dụng vào chính sách nhân lực của tổ chức mình để làm sao nó không trở thành rào cản mà cũng không vi phạm pháp luật.

1.3.2.2. Thị trường lao động

Trong bối cảnh hội nhập nền kinh tế càng sâu rộng thì mối quan hệ giữa cung và cầu lao động cũng bị biến động càng lớn do những người có năng lực và trình độ chuyên môn thường được thu hút vào các DN nước ngoài, hoặc ra nước ngoài làm

việc, làm cho các DN trong nước sẽ gặp khó khăn chọn người tài. Yếu tố này tác động đến công tác tạo động lực ở hai điểm:

- Khi cung lớn hơn cầu trên thị trường lao động, tức DN sẽ dễ dàng tìm kiếm được lực lượng lao động thay thế, từ đó DN có thể chủ động trong việc đưa ra mức lương, tiền thưởng, các chính sách tạo động lực. Vì vậy, sự sẵn có lao động sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng, linh hoạt trong việc tuyển dụng lao động và tiết kiệm chi phí.

- Khi cầu lao động lớn hơn cung lao động thì công tác tạo động lực là một yếu tố quyết định sự gắn bó của NLĐ với DN. Tạo động lực không những thu hút được lao động có tay nghề tốt mà còn tạo động lực cho NLĐ làm việc hăng say đạt hiệu quả cao trong công việc gắn bó lâu dài với DN nhưng ngược lại nếu công tác này làm không tốt sẽ làm giảm năng suất từ đó làm giảm hiệu quả kinh doanh.

1.3.2.3. Đối thủ cạnh tranh

Bao gồm các doanh nghiệp cùng ngành và khác ngành trên địa bàn. Tâm lý người lao động luôn có xu hướng so sánh, nhất là so sánh cùng ngành nghề và vị trí công việc tại cùng một ngành nghề kinh doanh, so sánh giữa nhân sự này và nhân sự kia trong cùng một phòng tại doanh nghiệp. Những ngành nghề thường hấp dẫn người lao động như: hàng không, bưu điện, dầu khí, viễn thông, ngân hàng… Những ngành nghề này thường có chính sách thu hút những lao động có trình độ cao, năng động sáng tạo và thu nhập trong ngành nghề này cũng cao hơn và người lao động làm việc trong ngành nghề này cũng thấy tự hào và vui vẻ hơn. Đồng thời, do đặc điểm của ngành ngân hàng thường hoạt động trong môi trường cạnh tranh cao và năng động nên cũng đòi hỏi người lao động phải luôn luôn cố gắng phấn đấu hết mình cho công việc nếu không sẽ bị đào thải tạo cho họ động lực được khẳng định mình trong xã hội. Do đó chính sách nhân sự của các doanh nghiệp dựa trên việc trả lương, thưởng hay các chế độ phúc lợi nói chung phụ thuộc vào vị thế và đặc điểm khác nhau của các doanh nghiệp khác nhau, do đó cũng sẽ tác động tới kỳ vọng và mong đợi của người lao động khác nhau.

1.3.2.4. Bối cảnh của nền kinh tế

Bối cảnh nền kinh tế cũng tác động mạnh tới nhu cầu của người lao động. Tùy thuộc vào bối cảnh và xu hướng hiện tại, người lao động cũng sẽ chịu những tác động. Nếu trong bối cảnh kinh tế suy thoái, tỷ lệ thất nghiệp tăng cao lúc này l ao động có xu hướng tìm kiếm công việc ổn định hơn là có thu nhập cao. Ngược lại trong bối cảnh nền kinh tế đang trên đà phát triển mạnh, kinh tế khởi sắc thì nhu cầu tìm công việc có thu nhập cao, năng động sẽ tác động đến người lao động. Bên cạnh, đó là tình thế kinh tế luôn thay đổi với sự phát triển của khoa học kỹ thuật và xu hướng hội nhập toàn cầu, luôn đòi hỏi người lao động phải có chuyên môn, chuyên nghiệp, có trình độ, có năng lực, có sức chịu đựng cao, lao động hăng say, năng động, sáng tạo. Nắm bắt được xu hướng của xu thế chung của thời đại các nhà quản trị cần phải đào tạo một đội ngũ lao động phù hợp để họ bắt kịp với xu hướng biến đổi của thời đại và có chính sách quản lý đội ngũ lao động phù hợp, qua đó tạo ra động lực cho người lao động.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) tạo động lực làm việc cho người lao động tại ngân hàng TNHH công thương việt nam tại lào (Trang 42 - 44)