Tạo động lực làm việc cho người lao động dựa trên nhu cầu thực tế của

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) tạo động lực làm việc cho người lao động tại ngân hàng TNHH công thương việt nam tại lào (Trang 96 - 98)

6. Kết cấu luận văn

3.2.1. Tạo động lực làm việc cho người lao động dựa trên nhu cầu thực tế của

tế của người lao động

Nhu cầu của con người luôn luôn thay đổi, nhưng không phải là không có quy luật, nhu cầu của lao động thay đổi phụ thuộc vào điều kiện kinh tế, môi trường sống và môi trường làm việc. Quan điểm tạo động lực của ngân hàng trong giai đoạn mới là nắm bắt nhu cầu thực tế của người lao động và đáp ứng nhu cầu đó với khả năng của đơn vị và thành tựu của người lao động

Hiểu những trở ngại, khó khăn mà người lao động đang gặp phải, động viên hỗ trợ kịp thời. Đáp ứng nhu cầu của người lao động ở từng thời điểm nhất định,

nắm bắt các nhân tố có thể tạo động lực của từng nhân sự, người quản lý trực tiếp tìm hiểu và khuyến khích nhân sự trong khối của mình, biết cách đối nhân xử thế, đề bạt, tiến cử, thăng chức nhân sự dựa theo tiêu chuẩn của ngân hàng

Dự đoán được sự biến động của thị trường lao động, sự thay đổi trong cách làm việc và ứng xử của người lao động. Người quản lý phải có khả năng nhìn nhận sự việc, nhạy cảm và tinh tế.

Phân chia lao động thành các nhóm với các nhu cầu khác nhau, đáp ứng nhu cầu thực tế của từng nhóm lao động, tạo cho nhân sự có cảm giác thỏa mãn và được tôn trọng.

3.2.2. Tạo động lực làm việc cho người lao động phải được xem là biện pháp lâu dài và là giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh

Việc thu hút và sử dụng nhân tài luôn là mối quan tâm hàng đầu đối với tất cả các doanh nghiệp và doanh nhân, sức mạnh cạnh tranh của doanh nghiệp chính là có được nguồn nhân lực tốt, nhất là trong bối cảnh nền kinh tế hội nhập, có tính cạnh tranh toàn cầu, đặc biệt trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế thế giới vừa qua, có nhiều doanh nghiệp đã bộc lộ rất nhiều điểm yếu, lâm vào hoàn cảnh khó khăn mà nguyên nhân chủ đạo vẫn là thiếu hoặc yếu tầm hoạch định các nguồn lực trong doanh nghiệp, trong đó quan trọng nhất là công tác tạo động lực cho người lao động. Hiện nay, có rất nhiều doanh nghiệp, đơn vị ngân hàng có rất nhiều biện pháp khác nhau để thu hút nhân tài. Nhưng đa số đều tập trung vào thế mạnh trong công tác lương thưởng, đãi ngộ, môi trường làm việc cho người lao động. Với ngân hàng Vietinbank Lào lấy công tác tạo động lực cho người lao động trở thành năng lực cạnh tranh. Từ thế mạnh cạnh tranh giúp ngân hàng thu hút được nhiều nhân tài, góp phần vào sự phát triển toàn diện.

Tạo động lực cho người lao động phải được thực hiện thường xuyên và lâu dài. Đây là quan điểm quan trọng giúp ngân hàng duy trì được lòng nhiệt huyết và tinh thần làm việc hăng say của người lao động. Mục đích giúp ngân hàng tạo ra đội ngũ nhân sự tinh nhuệ, năng động, sáng tạo và sẵn sàng gắn bó. Tạo động lực phải

trở thành hoạt động khiến người lao động mong đợi và là yếu tố giúp doanh nghiệp giữ chân người lao động. Cần xác định nhu cầu, mục tiêu tạo động lực theo từng giai đoạn, tạo động lực dựa theo sự phát triển của xã hội. Duy trì tạo động lực theo tháng, quý, năm.

3.2.3. Tạo động lực làm việc cho người lao động phải được thực hiện đồng

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) tạo động lực làm việc cho người lao động tại ngân hàng TNHH công thương việt nam tại lào (Trang 96 - 98)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(126 trang)
w