Nhân tố bên trong

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý tài chính của Bệnh viện Quân y 354 Tổng Cục Hậu Cần (Trang 37 - 39)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.3.2. Nhân tố bên trong

* Nhân tố con người

Con người là nhân tố trung tâm trong hoạt động của một tổ chức. Đặc biệt do đặc thù của bệnh viện là cung cấp các dịch vụ phục vụ cho chăm sóc sức khoẻ con người thì yếu tố con người lại càng quan trọng. Nó đòi hỏi con người phải vừa có trình độ, năng lực tốt, vừa có phẩm chất đạo đức trong sáng, mẫu mực. Một cơ sở KCB có đội ngũ bác sỹ giỏi, có y đức tốt sẽ ngày càng chiếm được lòng tin của người dân. Trong yếu tố con người ở đây cần nhấn mạnh đến cán bộ quản lý. Người làm quản lý có ảnh hưởng trực tiếp đến tính kịp thời, chính xác của các quyết định quản lý. Do vậy, nó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng hoạt động của bộ máy quản lý nói chung cũng như quản lý tài chính nói riêng.

Một bệnh viện có cán bộ quản lý tài chính có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, có kinh nghiệm, hiểu biết sẽ đưa ra được những biện pháp quản lý

phù hợp, xử lý thông tin kịp thời và chính xác làm cho công tác kế toán tài chính ngày càng có kết quả tốt. Và một đội ngũ cán bộ kế toán tài chính có trình độ nghiệp vụ, có kinh nghiệm, năng động sáng tạo là điều kiện tiền đề để công tác quản lý tài chính đi vào nền nếp, tuân thủ các chế độ quy định của Nhà nước về tài chính góp phần nâng cao hiệu quả quản lý tài chính bệnh viện.

*Cơ sở vật chất và khả năng khai thác cơ sở vật chất trong việc tạo nguồn thu:

Cơ sở vật chất, trang thiết bị KCB là nhân tố rất quan trọng để thu hút người dân đến KCB và chăm lo sức khỏe cho họ. Ngày nay khi hoạt động KCB ngày càng được trang bị những thiết bị hiện đại và hoạt động KCB ngày càng phụ thuộc vào máy móc thì một cơ sở KCB có máy móc hiện đại, có đội ngũ nhân viên sử dụng máy móc tốt là điều kiện thu hút người dân đến KCB. Ngoài ra một cơ sở y tế có quy mô giường bệnh lớn cũng là điều kiện gia tăng người KCB và là cơ sở gia tăng nguồn thụ

* Có mô hình tổ chức hoạt động KCB phù hợp và năng động

Ngày nay do đời sống của nhân dân ngày càng được cải thiện nên nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng tăng. Người dân ngày càng có điều kiện quan tâm đến sức khoẻ, bệnh tật của mình hơn. Vì vậy, để đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng cao và càng đa dạng của nhân dân cũng như để cạnh tranh với các hình thức cung cấp dịch vụ y tế khác đòi hỏi các bệnh viện phải đầu tư các phương tiện hiện đại, kỹ thuật mới, thuốc mới cũng như đầu tư nâng cao tay nghề của đội ngũ y, bác sỹ. Điều này đặt hoạt động quản lý tài chính bệnh viện trước những thử thách mớị Do vậy, việc xác định mô hình tổ chức phù hợp, nâng cao chất lượng hoạt động sẽ tạo cơ sở cho việc quản lý tài chính bệnh viện được tốt.

* Mối quan hệ giữa cơ sở y tế với bệnh nhân

Trước đây, mối quan hệ này là mối quan hệ của người phục vụ với người được phục vụ theo sự phân công có tổ chức của bộ máy Nhà nước. Mối quan hệ giữa thầy thuốc và bệnh nhân không có quan hệ kinh tế, tiền bạc. Trong cơ chế, mối quan hệ giữa bệnh viện và bệnh nhân là mối quan hệ giữa người cung cấp dịch vụ và người trả giá cho các dịch vụ đó. Do vậy, quan hệ tốt với bệnh nhân sẽ tạo được uy tín cho bệnh viện đồng thời cũng giúp cho việc đưa ra chính sách, chiến lược, kế hoạch tác nghiệp và xu hướng phát triển hoạt động bệnh viện trong tương laị

Cùng với việc xây dựng uy tín trong hoạt động khám chữa bệnh của mình, bệnh viện có thể tranh thủ sự giúp đỡ của các tổ chức quốc tế thông qua các dự án viện trợ không hoàn lạị Hoặc liên doanh, liên kết, mở rộng hợp tác đầu tư trong và ngoài nước.

Ngoài ra các yếu tố khác như quy mô bệnh viện, vị trí địa lý, hệ thống thông tin… cũng có ảnh hưởng đến công tác quản lý tài chính bệnh viện.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý tài chính của Bệnh viện Quân y 354 Tổng Cục Hậu Cần (Trang 37 - 39)