Các chỉ tiêu đánh giá hoàn thiện quản lý tài chính của đơn vị quân độị

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý tài chính của Bệnh viện Quân y 354 Tổng Cục Hậu Cần (Trang 69 - 73)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá hoàn thiện quản lý tài chính của đơn vị quân độị

quân độị

Hoạt động của các đơn vị dự toán quân đội cũng có sự tương đồng như các hoạt động của các đơn vị hành chính sự nghiệp khác. Đơn vị cần sử dụng những “đầu vào” để tạo ra những “đầu ra” nhằm đạt được các mục tiêu xác định. Các yếu tố đó cần được trang trải bằng các khoản chị Các kết quả “đầu ra” đó có tác dụng trực tiếp hoặc gián tiếp đến đời sống kinh tế chính trị, kinh tế-xã hội, trong đó nổi bật là thực hiện nhiệm vụ chính trị trung tâm là xây dựng quân đội – bảo vệ tổ quốc. Chính vì vậy, công tác quản lý tài chính tại các đơn vị dự toán quân đội, có thể dựa trên các tiêu chí cơ bản sau:

Một là, tính hợp lý của hệ thống tổ chức quản lý tài chính.

Đây là yếu tố quan trọng có ảnh hưởng lớn đến năng suất, chất lượng, hiệu quả làm việc của các chủ thể quản lý tài chính. Có thể đánh giá thông qua mức độ hợp lý của các nhân tố cơ bản cấu thành hệ thống quản lý tài chính, gồm:

- Cơ cấu tổ chức: sự đầy đủ, hợp lý của các tổ chức biên chế và chức danh quản lý tài chính.

- Chức năng nhiệm vụ của hệ thống: sự xác định đầy đủ, cụ thể, tính phù hợp trong các chủ thể tham gia quá trình quản lý tài chính.

- Biên chế nhân lực và trang bị kỹ thuật quản lý: sự đầy đủ, phù hợp về số lượng, chất lượng cán bộ chỉ huy, quản lý tài chính với chức trách, nhiệm vụ được giao; sự đầy đủ, tính đồng bộ và hiện đại của trang bị kỹ thuật phục vụ cho nghiệp vụ, chuyên môn.

- Cơ chế hoạt động: sự đầy đủ, phù hợp, tính hiệu lực của hệ thống chủ trương chính sách, tiêu chuẩn, chế độ quy định rõ ràng và tính hiệu lực, hiệu quả trong mối quan hệ phối hợp công tác và phương pháp quản lý tài chính.

Hai là, tính đúng đắn, hiệu quả trong việc sử dụng các phương pháp, công cụ quản lý tài chính.

Sử dụng đúng các phương pháp, công cụ quản lý tài chính có tác dụng trực tiếp nâng cao chất lượng quản lý tài chính; đồng thời nó cũng thể hiện rõ trình độ năng lực của các chủ thể quản lý. Thông qua việc đánh giá mức độ đúng đắn, hiệu quả của việc sử dụng phương pháp, công cụ quản lý cho biết tình hình chất lượng quản lý tài chính tốt hay không tốt. Do các phương pháp và công cụ quản lý tài chính được sử dụng tác động tới các khâu của chu trình quản lý NS, nên tiêu chí này có thể đo lường được bằng các đại lượng sau:

- Các mệnh lệnh, quyết định của lãnh đạo, chỉ thị hướng dẫn của cơ quan tài chính cấp trên, các kế hoạch triển khai của cơ quan tài chính được thực thi nghiêm chỉnh như thế nàọ Biểu hiện ở các chỉ tiêu dự toán NS như:

xây dựng chỉ tiêu chi sát đúng; kết quả thực hiện dự toán NS, quyết toán NS… Có thể đo lường bằng một số đại lượng sau:

Các chỉ tiêu định lượng được thể hiện qua các công thức sau: + Tỷ lệ (%) DTNS đơn vị lập so với chỉ tiêu trên thông báo:

Tỷ lệ (%) DTNS đơn vị lập so với chỉ tiêu

trên thông báo

=

Số DTNS đơn vị lập

× 100 (CT1.1)

Số chỉ tiêu thông báo

Ý nghĩa của chỉ tiêu này cho phép đánh giá khả năng lập DTNS của đơn vị. Nếu kết quả so sánh lớn hơn hoặc nhỏ hơn khá lớn, chứng tỏ đều không sát giới hạn trần NS hoặc không sát khả năng và nhu cầu chi của đơn vị.

+ Tỷ lệ (%) số thực hiện so với DTNS đơn vị lập: Tỷ lệ (%) số thực hiện

so với DTNS đơn vị lập =

Số thực hiện

× 100 (CT1.2)

SốDTNS đơn vị lập

Chỉ tiêu này cùng với chỉ tiêu ở CT 1.1 có ý nghĩa đánh giá cuối cùng khả năng DTNS đơn vị lập. Nó cung cấp những thông tin cần thiết để có thể điều chỉnh chỉ tiêu ở năm sau phù hợp hơn.

+ Tỷ lệ (%) số thực hiện so với chỉ tiêu trên thông báo:

Tỷ lệ (%) số thực hiện so với chỉ tiêu trên

thông báo

=

Số thực hiện

× 100 (CT1.3)

Số chỉ tiêu thông báo

Đây là chỉ tiêu quan trọng nhất, cho phép đánh giá xác đáng 2 vấn đề:

Thứ nhất, kết quả lớn hơn 100% (thiếu NS) hoặc nhỏ hơn 100% (thừa

NS). Như vậy phải xem xét hai yếu tố: số thực hiện nếu đúng thực tế, đúng chế độ tiêu chuẩn, định mức thì phải tính toán số chỉ tiêu trên phân bổ. Ngược lại, phải tăng cường làm tốt công tác thẩm định trước quyết toán.

Thứ hai, NS là có hạn; việc bổ sung NS về nguyên tắc là rất ít (trừ trường hợp có nhiệm vụ đột xuất quan trọng được nhà nước và Bộ quốc phòng quyết định). Vì vậy, qua chỉ tiêu này, Cục TC- BQP với tư cách là cơ quan chủ trì tham mưu giúp QUTW và thủ trưởng BQP về công tác TCQĐ sẽ đánh giá NS tiết kiệm được ở phạm vi toàn quân trong mỗi năm, theo công thức sau:

Số kinh phí

tiết kiệm = Số chỉ tiêu NS thông báo- Số thực hiện (CT1.4) Trong đó:

n: Tổng số các đơn vị trong toàn quân.

- Việc duy trì thực hiện các chính sách chế độ, tiêu chuẩn, định mức, nguyên tắc, kỷ luật tài chính có thường xuyên đúng, đủ hay không. Biểu hiện ở mức độ các vụ việc vi phạm, tính chất vi phạm và hậu quả của nó; tác động cụ thể của việc thực hiện các chế độ kiểm tra, thanh tra tài chính, kiểm soát chi, dân chủ kinh tếtài chính…

Ba là, mức độ thỏa mãn yêu cầu về quản lý tài chính cho việc bảo đảm đời sống, chính sách.

Có thể nói mức độ thỏa mãn nhu cầu về quản lý tài chính cao nhất là quản lý kinh phí đúng, đủ, chặt chẽ. Tiêu chí này có thể có một số đại lượng được lượng hóa như:

- Quản lý tài chính đúng: đúng mục đích, đúng nội dung chỉ tiêu dự toán NS được phê duyệt, đúng chính sách chế độ theo tiêu chuẩn định mức… của các văn bản nhà nước.

- Quản lý tài chính đủ: số lượng kinh phí phải được đảm bảo đầy đủ,

tránh tình trạng nợ lương, phụ cấp…Trên thực tế, có những trường hợp lượng hóa được tiêu chí đủ như cấp lương, phụ cấp… Song cũng có nhiều trường hợp khó lượng hóạ

Quản lý tài chính chặt chẽ: biểu hiện ở việc cấp phát, sử dụng, thanh toán, quyết toán tài chính có đầy đủ chứng từ, cơ sở pháp lý, đúng thủ tục quy định, đúng điều kiện chi NS.

Quản lý tài chính đúng, đủ, chặt chẽ hay không thường được kết hợp với việc đánh giá mức độ, hiệu quả chi tài chính. Phân bổ tài chính hợp lý, có

trọng tâm, trọng điểm đảm bảo đời sống, chính sách nên yêu cầu cấp phát tài chính đúng, đủ.

Bốn là, tính hiệu quả, hiệu lực trong quản lý, sử dụng tài chính.

Hiệu quả quản lý và sử dụng tài chính được hiểu là phạm trù thể hiện mối quan hệ giữa kết quả thực hiện nhiệm vụ so với quy mô NS bảo đảm cho việc thực hiện nhiệm vụ tương ứng được giaọ Tiêu chí hiệu quả mang nhiều yếu tố định tính, khó lượng hóạ Tuy nhiên, có thể xem xét đánh giá một số khía cạnh sau:

- Tính kinh tế: so sánh chi phí thực tế của các yếu tố đầu vào (số quyết

toán) so với định mức chi tiêu (số dự toán); các báo cáo thanh kiểm tra, kiểm toán tài chính hàng năm của đơn vị, cơ quan cấp trên để thấy được mức độ tiết kiệm hay lãng phí.

- Tính hiệu lực: Xem xét sự tác động của kết quả thực hiện nhiệm vụ đến các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội… Cần thấy rõ rằng sức lan tỏa của chính sách, chế độ tiện lương, tiền công, phụ cấp…trong các đơn vị sự nghiệp công lập nói chung là rất to lớn. Vì vậy quản lý chặt chẽ tài chính sẽ góp phần quan trọng vào tính hiệu lực, hiệu quả của quá trình quản lý NS.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý tài chính của Bệnh viện Quân y 354 Tổng Cục Hậu Cần (Trang 69 - 73)