7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
1.3.1. Nhân tố bên ngoài
* Nhân tố kinh tế
Những năm vừa qua nước ta đã đạt được những thành tựu quan trọng: đầu tư trong và ngoài nước được khuyến khích; tăng trưởng kinh tế hàng năm tương đối cao: từ 5-8%; kết cấu hạ tầng phát triển mạnh mẽ; lạm phát được kiềm chế. Đây là cơ sở để nhà nước tăng chi cho lĩnh vực y tế, tạo nguồn thu từ NSNN đối với các bệnh viện. Vì vậy, đầu tư của Nhà nước cho y tế tăng nhiềụ Chi NSNN cho y tế hàng năm chiếm khoảng 1% GDP. Đây là nguồn kinh phí chủ yếu cho hoạt động của bệnh viện.
Những năm gần đây đời sống nhân dân được cải thiện so với trước rất nhiềụ Nhu cầu khám chữa bệnh, chăm sóc sức khoẻ tăng lên. Số lượt người đến các cơ sở y tế khám chữa bệnh tăng vọt so với trước. Do đó, nguồn thu viện phí cũng tăng. Tuy nhiên cùng với sự phát triển kinh tế là sự phân hoá giàu nghèo trong tầng lớp dân cư dẫn đến việc chỉ khoảng 30% người dân đủ khả năng tự chi trả đầy đủ chi phí khám chữa bệnh; hơn 30% thuộc diện
không chịu nổi mức viện phí như hiện naỵ
Tuy nhiên, do nền kinh tế tăng trưởng tương đối mạnh nhưng do xuất phát điểm thấp lại chưa thực sự vững chắc, các lĩnh vực xã hội còn phải chi quá nhiều dẫn đến đầu tư cho ngành y tế còn chưa tương xứng mặc dù trong tổng đầu tư cho y tế thì đầu tư phục vụ khám chữa bệnh cho các bệnh viện vẫn chiếm tỷ trọng lớn. Khả năng thu phí để tái đầu tư mở rộng còn rất hạn chế. Việc xác định các đối tượng nghèo không có khả năng chi trả chi phí khám chữa bệnh để thực hiện các chế độ ưuđãi còn rất khó khăn.
* Nhân tố chính trị
Cùng với sự đổi mới về kinh tế, đất nước ta từng bước xây dựng nhà nước pháp quyền, mở rộng dân chủ, ổn định chính trị. Chính sách ngoại giao “chủ động hội nhập” giúp Việt Nam từng bước hội nhập với khu vực và thế giới, quan hệ quốc tế ngày càng được mở rộng. Những tiến bộ chính trị này tạo điều kiện thuận lợi cho các bệnh viện hợp tác quốc tế, thu hút nguồn viện trợ nước ngoài cũng như tiếp cận các tiến bộ của khoa học kỹ thuật. Trong môi trường mở cửa, việc hợp tác với các tổ chức y tế thế giới cũng như nhận các khoản viện trợ không hoàn lại của bệnh viện gặp nhiều thuận lợi và không ngừng tăng.
* Nhân tố pháp lý
Nhà nước đã chú ý đến đầu tư phát triển văn hoá xã hội nhằm từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, cố gắng thực hiện công bằng xã hộị Với chính sách “xã hội hoá, đa dạng hoá” đã tạo điều kiện tăng các nguồn lực để phát triển các mặt xã hội và kết quả bước đầu đã có nét khởi sắc. Chính sách này cho phép các bệnh viện đa dạng hoá việc khai thác các
nguồn tài chính phục vụ cho công tác khám chữa bệnh của mình: phát triển thành bệnh viện bán công; xây dựng khoa khám và điều trị tự nguyện…
Cùng với các chính sách mới về kinh tế, xã hội, trong những năm qua Nhà nước đã ban hành một hệ thống các chính sách để củng cố, phát triển hệ thống y tế, nâng cao chất lượng các dịch vụ y tế đồng thời đảm bảo công bằng và hiệu quả trong công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân nói chung và các chính sách về tài chính áp dụng cho quản lý trong bệnh viện nói riêng. Các
chính sách này tạo hành lang pháp lý cho bệnh viện tổ chức thực hiện tốt quản lý tài chính trong đó phải kể đến chính sách viện phí và bảo hiểm y tế.
Trước thời kỳ đổi mới, các bệnh viện được Nhà nước bao cấp hoàn toàn, nhân dân được khám chữa bệnh miễn phí. Bước sang thời kỳ đổi mới,
nguồn NSNN không thể đảm bảo cho công tác chăm sóc sức khoẻ nên vấn đề tài chính cho các bệnh viện càng trở nên bức xúc. Để có thêm nguồn kinh phí cho hoạt động khám chữa bệnh, từ năm 1989, Nhà nước đã ban hành chính
sách thu một phần viện phí. Chính sách này đã tăng nguồn ngân sách cho hoạt động của các bệnh viện, góp phần nâng cao chất lượng khám chữa bệnh. Viện phí cũng là một chính sách tăng cường sự tham gia đóng góp của cộng đồng nhất là các đối tượng có khả năng chi trả từ đó có thêm nguồn ngân sách để tăng cường khám chữa bệnh cho người nghèọ
Về bảo hiểm y tế, bảo hiểm y tế được triển khai ở Việt Nam từ năm 1993. Trong những năm qua bảo hiểm y tế đã thu được nhiều kết quả khả quan. Song tổng thu bảo hiểm y tế chủ yếu là từ bảo hiểm y tế bắt buộc. Các loại hình bảo hiểm y tế tự nguyện chưa đa dạng, phong phú và chưa thu hút được các đối tượng tham giạ