Đổi mới phương pháp lập dự toán ngân sách

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý tài chính của Bệnh viện Quân y 354 Tổng Cục Hậu Cần (Trang 89 - 94)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.2.1. Đổi mới phương pháp lập dự toán ngân sách

Công tác lập dự toán ngân sách hàng năm có vai trò rất quan trọng trong quản lý NS tài chính, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng điều hành và quản lý kinh phí của mỗi đơn vị. Ngân sách hàng năm của đơn vị có bảo đảm thực hiện tốt được vai trò nhiệm vụ trên giao hay không phụ thuộc chủ yếu vào dự toán ngân sách lập hàng năm. Việc lập dự toán không sát (vượt quá hoặc thiếu so với nhu cầu) sẽ ảnh hưởng lớn đến thực hiện nhiệm vụ của đơn vị.

Thực trạng công tác lập DTNS tại Bệnh viện Quân y 354 thời gian qua cũng còn có những hạn chế như: còn một số nội dung chưa sát với thực tế; phương pháp lập DTNS còn có chỗ chưa hợp lý. Vì vậy, để nâng cao chất lượng DTNS, cần đổi mới phương pháp lập DTNS bảo đảm tính khoa học, bám sát nhiệm vụ của đơn vị

Khi thực hiện lập dự toán ngân sách đòi hỏi cơ quan tài chính phải căn cứ trên cơ sở nhu cầu năm trước, đặc biệt, cần bám sát yêu cầu nhiệm vụ trong năm, dự toán ngân sách mà các cơ quan, ngành nghiệp vụ tạiBệnh viện.

Nhu cầu chi tiêu thực hiện nhiệm vụ của các cơ quan, đơn vị phản ánh về cơ bản tổng nhu cầu của Bệnh viện trong năm ngân sách vì nó dựa trên kế hoạch, nhiệm vụ được giao từ đầu năm.

Khi tiến hành sơ kết, điều chỉnh ngân sách hàng năm theo quy định, cơ quan tài chính cũng cần đánh giá tiến độ thực hiện nhiệm vụ tại đơn vị trên cơ

sở phối kết hợp với các cơ quan nghiệp vụ, tiến hành điều chỉnh dự toán thu, chi cho phù hợp với tình hình thực tế về nhu cầu chi tiêu, sử dụng nguồn kinh

phí tự trang trải; hết năm ngân sách, các khoản kinh phí chưa sử dụng hết được chuyển sang năm sau sử dụng.

Đồng thời, Dự toán kinh phí được lập dựa trên các yếu tố như tổ chức biên chế, chế độ tiêu chuẩn, định mức kỹ thuật, vật tư, giá cả…

Phương pháp lập dự toán ngân sách:

- Đối với lập dự toán chi kinh phí thường xuyên

Do thời điểm lập DTNS ở đơn vị cơ sở thường vào cuối tháng 7, đầu tháng 8 năm trước, cho nên có nhiều yếu tố trong đó có yếu tố rất quan trọng là quân số rất khó dự kiến sát đúng ; làm cho việc xây dựng các chỉ tiêu dự toán về tiền lương, phụ cấp, tiền ăn bị ảnh hưởng rất lớn. Vì vậy, để có thể có được quân số dự toán chính xác, cần thiết phải đổi mới cơ chế phối hợp giữa cơ quan TC và cơ quan cán bộ, quân lực. Trước hết, mỗi cơ quan phải đề cao trách nhiệm, phát huy tính chủ động, tích cực trong phối hợp hiệp đồng công tác. Các trường hợp dự kiến quân ra, quân vào ; tăng, giảm nội bộ ; nghỉ hưu, xuất ngũ, các cơ quan phối hợp làm tốt chức năng tham mưu giúp Đảng ủy, chỉ huy Bệnh viện xác định sớm để tạo thuận lợi cho cơ quan TC xây dựng kế hoạch quân số.

- Về lập dự toán ngân sách sử dụng, ngân sách bảo đảm

Đảng ủy, chỉ huy Bệnh việncần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo cơ quan TC phối hợp với các ngành nghiệp vụ xây dựng DTNS sát, đúng, phù hợp với khả năng bảo đảm của Tổng Cục Hậu Cần và đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ cũng như đời sống, chính sách trong đơn vị.

Chất lượng DTNS năm được biểu hiện ở việc tính toán, xác lập các chỉ tiêu chi NS; đặc biệt đối với NSSD bao gồm kinh phí thường xuyên (lương, phụ cấp, tiền ăn) và kinh phí nghiệp vụ, kinh phí bảo đảm thì các chỉ tiêu chi

phải phản ánh đầy đủ và chính xác các nhu cầu cần quản lý, trên cơ sở quán triệt và tuân thủ đúng các quy định về nội dung chi, trình tự, phương pháp, căn cứ tính toán, thống nhất mẫu biểu và thời gian lập, gửi DTNS.

Muốn vậy, cơ quan TC, các ngành nghiệp vụ phải quán triệt sâu sắc Nghị quyết lãnh đạo, chủ trương, phương hướng nhiệm vụ chính trị của năm kế hoạch; nắm vững số dự kiến giao và phân bổ NS của cấp trên và các chính sách, chế độ, tiêu chuẩn định mức và giá cả. Đồng thời phải dựa vào mức huy động vật tư hàng hóa năm trước chuyển sang để cân đối NS. Ngoài ra, cần thiết phải phân tích, đánh giá tình hình thực hiện DTNS những năm trước liền kề, rút ra những

kinh nghiệm để tính toán các chỉ tiêu NS năm kế hoạch sát thực hơn.

Để có được quân số kế hoạch dự kiến sát đúng, cụ thể, có thể áp dụng phương pháp tổng hợp quân số sau đây :

Quân số bình quân năm KH = Quân số hiện có đến 31/12 năm báo cáo

+ Tổng quân số dự kiến tăng năm KH - Tổng quân số dự kiến giảm năm KH (Chi tiết từng đối tượng: SQ, QNCN, CNVCQP, HSQBS)

Trong đó: Quân số hiện có đến 31/12 năm báo cáo = Quân số hiện có đến 31/6 năm báo cáo

+ Dự kiến quân số tăng từ 1/7 đến 31/12 năm báo cáo - Dự kiến quân số giảm từ 1/7 đến 31/12 năm báo cáo Tổng quân số dự kiến bình quân tăng (giảm)

năm KH

=

 quân số tăng (giảm) x số tháng phải bảo đảm (hoặc không phải bảo đảm)

12 tháng

phương pháp xây dựng chỉ tiêu DTNS về tiền lương, phụ cấp, tiền ăn theo phương pháp chung sau đây:

Nhu cầu chi cả năm về kinh phí thường xuyên = Định mức chi bình quân từng khoản kinh phí x Quân số bình quân các loại năm KH x 360 ngày Trong đó:

+ Nhu cầu chi cả năm về kinh phí thường xuyên phải chi tiết tới lương chính, các khoản phụ cấp của các đối tượng SQ, QNCN, CNVCQP, HSQBS và tiền ăn các loại theo đúng nội dung mẫu biểu DTNS.

+ Định mức bình quân: Việc xây dựng định mức bình quân về tiền lương, phụ cấp phụ thuộc chủ yếu vào các yếu tố: Quân số KH (quân số dự toán), mức tiền lương tối thiểu hiện hành, tình hình thực hiện NS về tiền lương, phụ cấp của năm trước liền kề.

Do phức tạp về việc xác định quân số năm kế hoạch với yêu cầu sát đúng, cho nên việc xác định mức bình quân tiền lương, phụ cấp của năm thường dựa vào số liệu quyết toán của năm trước liền kề. Qua nghiên cứu, xin đề xuất như sau: Nếu năm trước và năm KH không có sự thay đổi mức tiền lương tối thiểu thì nên áp dụng cách tính:

Mức tiền lương, phụ cấp bình quân

năm kế hoạch

=

 Tiền lương, phụ cấp thực hiện năm trước (của từng đối tượng)

Quân số quyết toán các loại

(SQ, QNCN, CNVQP, HSQBS)

Nếu năm KH dự báo có sự thay đổi mức lương tối thiểu và một số yếu tố khác có liên quan, nên theo kinh nghiệm cho phép xác định theo hệ số tăng năm KH so với số liệu thực hiện NS về tiền lương, phụ cấp năm trước. Hệ số tăng thường vào khoảng 1,3% - 1,5%. Để có mức bình quân tiền lương, phụ

cấp năm KH tương đối chính xác thì cần kết hợp cả 2 cách nêu trên.

- Đối với các khoản kinh phí nghiệp vụ, khi lập DTNS có thể áp dụng một trong những phương pháp sau đây:

+ Lập DT đối với một số khoản chi nghiệp vụ như: chi phí quân trang thường xuyên, chi phí mua thuốc điều trị quân y, chi công tác phí, hội nghị…

Nhu cầu chi cả năm = Định mức x Số lượng x Thời gian

(hoặc số lần) phải bảo đảm + Tính nhu cầu chi mua sắm hiện vật (trang thiết bị, vật tư, hàng hóa, phụ tùng…); chi phí bảo quản, sửa chữa, chi phí thường xuyên cho các chương trình dự án, đề tài nghiên cứu, hoặc để tính nhu cầu chi cho những nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm đã được xác định (diễn tập, tuyển quân…).

Tổng nhu cầu chi cả năm =

Tổng nhu cầu chi cho các công việc, nhiệm vụ

Việc tính nhu cầu chiphí để thực hiện một công việc, một nhiệm vụ cụ thể cũng phải căn cứ vào tiêu chuẩn, định mức.

+ Tính nhu cầu chi một số khoản kinh phí nghiệp vụ quản lý, chi phí bảo quản, sửa chữa nhỏ, huấn luyện thường xuyên, công tác phí, phép…

Tổng nhu cầu chi cả năm = Số thực hiện (ước thực hiện năm trước + Chi phí tăng do thay đổi các yếu tố - Chi phí giảm do thay đổi các yếu tố Trong quá trình lập DTNS năm, ngoài việc vận dụng các phương pháp trên đây để xác định nhu cầu chi, còn phải kết hợp các phương pháp, biện

pháp khác như: so sánh, đối chiếu với số dự kiến giao DTNS của cấp trên thông báo; cân đối số chi cho các lĩnh vực và giữa các nguồn, xem xét khả năng chị Đồng thời nên áp dụng nhiều phương pháp lập để lựa chọn ra một

phương án tối ưu cho dự toán.

Đối với các nội dung chi mua sắm hiện vật, sau khi đã xác định được tổng nhu cầu chi trong năm phải trừ đi giá trị hiện vật tồn kho có thể huy động để xác định nhu cầu chi bằng tiền trong năm kế hoạch.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý tài chính của Bệnh viện Quân y 354 Tổng Cục Hậu Cần (Trang 89 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)