Xây dựng cơ quan tài chính vững mạnh toàn diện, đẩy mạnh công tác

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý tài chính của Bệnh viện Quân y 354 Tổng Cục Hậu Cần (Trang 107 - 111)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.2.5. Xây dựng cơ quan tài chính vững mạnh toàn diện, đẩy mạnh công tác

tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, nhân viên tài chính và tích cực áp dụng công nghệ tiên tiến vào quản lý tài chính

Cơ quan TC với đội ngũ cán bộ, nhân viên TC là lực lượng nòng cốt, chuyên trách thực hiện công tác TC ở đơn vị. Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của cấp ủy Đảng và chỉ huy đơn vị, cơ quan TC đơn vị với tổ chức biên chế hợp lý, không ngừng bồi dưỡng để chất lượngnghiệp vụ chuyên môn đáp ứng yêu cầu là nhân tố quan trọng, quyết định trực tiếp đến kết quả thực hiện

nhiệm vụ công tác TC của đơn vị.

Có thể thấy, toàn bộ hoạt động nghiệp vụ về quản lý TC do cơ quan TC tiến hành dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp các cấp ủy Đảng và chỉ huy đơn vị, có sự phối hợp chặt chẽ của các ngành, các cấp theo chức năng nhiệm vụ được giao phụ thuộc rất lớn vào năng lực, trình độ và phẩm chất chính trị của đội ngũ cán bộ, nhân viên TC trong đơn vị.

Do vậy, thường xuyên chăm lo xây dựng Ban Tài chính Bệnh viện có

phẩm chất, năng lực đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ là một nội dung lãnh đạo quan trọng của cấp ủy Đảng, chỉ huy Bệnh viện, và cũng là một giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng quản lý TC ở Bệnh viện; Cơ quan TC phải trong sạch, vững mạnh cả về chính trị, tư tưởng và tổ chức; phải là một tập thể giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, thực hiện tốt vai trò tham mưu về công tác TC cho cấp ủy đảng và chỉ huy Bệnh viện.

Nâng cao năng lực của cơ quan quản lý tài chính ở Bệnh viện không

những góp phần xây dựng ngành tài chính vững mạnh mà còn làm cho các ngành, cơ quan nghiệp vụ thấy rõ được vị trí và vai trò quan trọng của quản lý tài chính không coi cơ quan tài chính chỉ là cơ quan cấp phát tiền.

Thực tiễn tổ chức quản lý điều hành hoạt động nghiệp vụ ở Ban TC Bệnh viện trong những năm qua còn có một số hạn chế nhất định như: quản lý điều hành nghiệp vụ tài chính, kế toán, kho bạc,… có lúc còn lúng túng, chưa kịp thời; một số thủ tục quy định nội bộ về cấp phát, thanh toán, quyết toán kinh phí còn chưa hợp lý; sự phân công, phân nhiệm cho trợ lý, nhân viên có thời gian còn chồng chéo; đội ngũ nhân viên TC có mặt còn hạn chế; trang bị kỹ thuật công nghệ thông tin ở các đầu mối nhận và sử dụng kinh phí chưa được đầy đủ, đồng bộ.

Những khó khăn, hạn chế trên đây đã ảnh hưởng đáng kể tới chất lượng, hiệu quả quản lý điều hành tổ chức nghiệp vụ của cơ quan TC dẫn

đến quá trình quản lý TC ở đơn vị có lúc, có nơi chất lượng hiệu quả chưa

caọ Do vậy, xây dựng và kiện toàn cơ quan TC vững mạnh về mọi mặt, đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ nhân viên TC vừa là yêu cầu cấp thiết, vừa là giải pháp thường xuyên quan trọng nhằm trực tiếp nâng cao chất lượng quản lý TC ở Bệnh viện hiện nay và trong những năm tiếp theọ

Để xây dựng cơ quan TC vững mạnh toàn diện, không ngừng nâng cao hiệu quả quản lý điều hành tổ chức nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới, cần tập trung giải quyết tốt một số vấn đề sau đây:

- Tổ chức rà soát, đánh giá toàn diện tổ chức biên chế, gắn với việc xác định rõ ràng các chức danh trong cơ quan TC theo nguyên tắc đủ (hợp lý) về số lượng, mạnh về chất lượng để hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao trong mọi tình huống. Mỗi cán bộ, nhân viên trong cơ quan TC và nhân viên kế toán các đầu mối cần có quan điểm phục vụ đúng, có tác phong công tác khoa học, hiệu quả.

- Nhận thức và thực hiện đúng các mối quan hệ công tác trong cơ quan và giữa người phụ trách cơ quan TC với chỉ huy đơn vị, với các ngành nghiệp vụ cùng cấp, với các nhân viên TC và đơn vị trực thuộc, và với các cơ quan chức năng có liên quan (như KBNN, ngân hàng, các tổ chức kinh tế …).

Người phụ trách cơ quan TC có nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm và mối quan hệ công tác theo quy định trong Điều lệ Công tác TCQĐ. Việc thống nhất nhận thức và thường xuyên giải quyết tốt các mối quan hệ công tác theo đúng tính chất, nội dung, yêu cầu từng mối quan hệ sẽ góp phần tạo nên hiệu quả quản lý điều hành tổ chức nghiệp vụ của cơ quan TC ngày càng caọ

- Tổ chức phân công phân nhiệm hợp lý, khoa học gắn với trách nhiệm của mỗi cán bộ, nhân viên trong cơ quan TC. Cơ quan TC và từng cá nhân phải xây dựng kế hoạch công tác tuần, tháng, quý và nghiêm túc thực hiện kế

hoạch tổ chức thực hiện công việc hàng ngày nhịp nhàng, khoa học, phát huy tính chủ động, sáng tạo của cá nhân kết hợp với sự chỉ đạo, điều hành của cán bộ phụ trách ngành, bảo đảm công việc hiệu quả.

Vai trò và năng lực tổ chức quản lý cơ quan của người phụ trách TC cần phải được phát huy cao nhất trong phân công, phân nhiệm. Coi trọng quản lý chất lượng, hiệu quả công việc của từng trợ lý, nhân viên; có kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở thực hiện chức trách nhiệm vụ và đánh giá nghiêm túc, xác đáng kết quả hoàn thành nhiệm vụ của từng ngườị

- Nâng cao phẩm chất và năng lực công tác chuyên môn cho đội ngũ cán bộ, nhân viên ngành TC đơn vị, đáp ứng ngày càng tốt yêu cầu, nhiệm vụ TC. Cán bộ, nhân viên ngành TC đơn vị trên từng cương vị công tác cụ thể của mình luôn phải xác định tinh thần trách nhiệm cao, phẩm chất đạo đức tốt gắn liền với không ngừng nâng cao trình độ nghiệp vụ. Tuy phần lớn đã qua đào tạo với trình độ khác nhau, song số cán bộ nhân viên TC có kinh nghiệm chưa nhiềụ Vì thế, việc bồi dưỡng phát triển cao hơn về trình độ chuyên môn, nâng cao nhận thức chính trị tư tưởng luôn luôn là điều cần thiết và là yêu cầu quan trọng trong tình hình hiện nay, đòi hỏi phải được tiến hành thường xuyên, hiệu quả.

Đơn vị cần có kế hoạch trước mắt cũng như dài hạn về đào tạo bồi dưỡng cán bộ, nhân viên TC tại các trường trong và ngoài QĐ phù hợp với điều kiện cụ thể của đơn vị, bảo đảm cho đội ngũ cán bộ ngành TC đơn vị hoàn thành tốt nhiệm vụ ở cương vị hiện tại và có khả năng đảm nhiệm chức trách ở cương vị cao hơn. Để thực hiện tốt yêu cầu này, có thể sử dụng nhiều hình thức, biện pháp như: bố trí đi đào tạo chính quy tại các nhà trường, học viện của QĐ; kết hợp với đào tạo tại chức; định kỳ tập huấn chuyên môn nghiệp vụ tại đơn vị; nghiên cứu học tập, quán triệt tốt các chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, Nhà nước, các chế độ quy định có liên quan tới lĩnh vực kinh tế, tài

chính, NS (như: Luật NSNN; Nghị định số 10/2004/NĐ-CP của Chính phủ; Quy chế số 499/QC-QU; Điều lệ Công tác TCQĐ…). Đặc biệt là thực hiện tốt cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh"

gắn sát với công tác bảo đảm đời sống chính sách, chi tiêu sử dụng NS ở đơn vị, bộ phận mình. Qua đó góp phần nâng cao phẩm chất đạo đức, quan điểm phục vụ đúng đắn cho cán bộ, nhân viên TC, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

- Một trong những công cụ quản lý chuyên môn nghiệp vụ quan trọng là các trang thiết bị phục vụ công tác chuyên môn. Cần phải tổ chức sử dụng hiệu quả tốt những tiện ích của công nghệ thông tin trong công tác quản lý TC. Thực tế hiện nay, hệ thống máy vi tính, các thiết bị văn phòng ở Bệnh viện Quân y 354và các đơn vị trực thuộc chưa được trang bị đầy đủ, đồng bộ, do đó có ảnh hưởng tới năng lực quản lý, tổng hợp NS hàng tháng, quý, năm của cơ quan TC đơn vị. Vì vậy, cần thiết phải đầu tư nâng cấp trang thiết bị quản lý, trang bị đầy đủ máy vi tính tới đầu mối chi tiêụ

Đi đôi với đầu tư trang cấp trang thiết bị quản lý TC thì cần thiết phải tiến hành bồi dưỡng trình độ tin học cho đội ngũ cán bộ nhân viên TC, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ quản lý, tổng hợp NS.

Trong xây dựng ngành TC đơn vị vững mạnh toàn diện cần phải có sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ của Đảng bộ và chỉ huy Bệnh viện, coi

đây là yếu tố quyết định bảo đảm cho ngành TC luôn luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ, trong đó có công tác quản lý TC. Muốn vậy, phải thường xuyên xây dựng chi bộ cơ quan TC trong sạch, vững mạnh, phát huy tốt vai trò là hạt nhân lãnh đạo việc tổ chức mọi mặt công tác ở cơ quan.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý tài chính của Bệnh viện Quân y 354 Tổng Cục Hậu Cần (Trang 107 - 111)