6. Kết cấu của luận văn
1.2.4. Quy hoạch các nguồn lực cho chiến lược kinh doanh của doanh
doanh nghiệp
Quy hoạch nguồn lực là sự phẩn bổ các nhân tố sản xuất khác nhau trong nền kinh tế sao cho phù hợp với các mục đích khách nhau của từng doanh nghiệp thường lấy tiêu chuẩn để phân bổ dự trên nhu cầu tiêu dùng.
Để hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả tốt nhất thì cần phải phân bổ nguồn lực hợp lý và hiệu quả, phù hợp với hoàn cảnh của doanh nghiệp để
doanh nghiệp có thể phát triển bền vững. Tùy vào từng doanh nghiệp khác nhau cần có phân bố nguồn lực khác nhau.
Nguồn lực vật chất
Nguồn lực vật chất bao gồm những yếu tố như: nhà máy sản xuất, máy móc thiết bị, nguyên vật liệu, vốn sản xuất, vvv……..Mỗi doanh nghiệp có nguồn nhân lực và vật chất riêng, trong có có cả điểm mạnh lẫn điểm yếu so với các đối thủ cạnh tranh trong ngành. Việc phân tích, đánh giá đúng nguồn lực vật chất là cơ sở quan trọng giúp nhà quản trị hiểu được các nguồn lực vật chất tiềm tàng, giảm hạn chế không mong muốn v.v… để có các quyết định quản trị thích nghi với thực tế như: khai thác tối đa các nguồn vốn cơ sở vật chất và nguồn vốn bằng tiền hiện có, lựa chọn và huy động các nguồn vốn bên ngoài khi thật sự có nhu cầu và các đối tượng cần hợp tác nhằm tăng quy mô nguồn lực vật chất, thực hiện dự trử một tỉ lệ cần thiết đảm bảo đương đầu với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường
Nguồn nhân lực
Con người là yếu tố quan trọng nhất trong mọi hoạt động của các loại hình doanh nghiệp, quyết định sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp, các yếu tố tổ chức ở mỗi quốc gia. Trong mỗi doanh nghiệp các yếu tố này cự kỳ quan trọng vì mọi quyết định liên quan đến quá trình quản trị chiến lược đều do con người quyết định, khả năng cạnh tranh trên thị trường mạnh hay yếu, văn hóa tổ chức tố hay không tốt v.v…đều xuất phát từ con người. Thế nên nhân lực là yếu tố đầu tiên trong các nguồn lực mà các nhà quản trị các doanh nghiệp có định hướng kinh doanh lâu dài cần xem xét, phân tích để quyết định nhiệm vụ, mục tiêu và những giải pháp cần thực hiện.
Việc phân tích nguồn nhân lực thường xuyên là cơ sở giúp các doanh nghiệp, các tổ chức đánh giá kịp thời các điểm yếu cũng như điểm mạnh của các thành viên trong tổ chức so với các yêu cầu về tiêu chuẩn nhân sự trong
từng khâu. công việc và so với nguồn nhân lực của đối thủ cạnh tranh, để có một kết hoạch bố trí hợp nguồn nhân lực hiện có. Đồng thời đánh giá để doanh nghiệp chủ động trong việc đào tạo cho các thành viên của doanh nghiệp từ nhà quản trị cấp cao đến nhân viên trong tổ chức nhằm đảm bảo thực hiện chiến lược một cách hiệu quả lâu dài và luôn thích nghi với những yêu cầu về nâng cao liên tục chất lược con người trong nền kinh tế hiện nay.
Nguồn lực vô hình
Ngoài các nguồn lực trên mỗi tổ chức hoặc doanh nghiệp còn có các nguồn lực khác mà con người chỉ nhận diện qua tri giác, đó là nguồn lực vô hình. Nguồn lực này có thể là thành quả chung của các thành viên trong tổ chức hoặc một các nhân cụ thể và ảnh hưởng đến quá trình hoạt động. Nguồn lực vô hình thể hiện qua nhiều yếu tố, nhà quản trị cần có đầy đủ các kiến thức cơ bản mới có thể nhận diện và biết được tầm quan trọng của nguồn lực này. Chúng bao gồm nhiều yếu tố như:
- Cách chính sách và chiến lược kinh doanh để thích nghi với thị trường
- Tư tưởng chủ đạo trong triết lý kinh doanh
- Uy tín trong lãnh đạo của nhà quản trị
- Uy tín về nhãn hiệu sản phẩm trên thị trường
- Sự tín nhiệm và trung thành của khác hàng …
Tùy theo tiềm lực sẵn có, giá trị và quy mô những nguồn lực này có mỗi doanh nghiệp có sự khác nhau và thay đổi theo thời gian. Không nhận diện và đánh giá đúng mức các nguồn lực vô hình thì nhà quản trị dễ đánh mất các cơ hội và lợi thế sẵn cócủa mình trong quá trình kinh doanh.
Tóm lại, các nguồn lực của mỗi doanh nghiệp rất phong phú và đa dạng. Tùy theo đặc điểm hoạt động, quy mô, cơ cấu tổ chức của các nguồn lực này trong doanh nghiệp có sự khác nhau. Việc phân tích và đánh giá đúng
mức các nguồn lực hiện tại và tiềm năng trong từng thời kỳ sẽ giúp nhà quản trị doanh nghiệp thấy rõ sự tiến bộ của mình trong quá trình phát triển. Nhận diện được các mối tương quan mạnh yếu về các nguồn lực với các đối thủ cạnh tranh nhằm có cơ sở đưa ra các chiến lực cạnh trạnh hữu ích, quyết định và nắm bắt cơ hội, ngăn chặn các nguy cơ trong môi trường kinh doanh.