Một số kiến nghị

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Chiến lược kinh doanh của Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Thang máy Thyssenkrupp (Trang 102 - 106)

6. Kết cấu của luận văn

3.3. Một số kiến nghị

- Đơn giản hóa các thủ tục xuất nhập khẩu máy móc thiết bị và nguồn nguyên liệu trong tất cả các lĩnh vực, ngành thang máy nói riêng và hoạt động xuất nhập khẩu nói chung.

- Có các chính sách ưu đãi đối với các doanh nghiệp hoạt động trong

lĩnh vực thang máy.

- Tiếp tục có các chính sách khuyến khích đầu tư vào các lĩnh vực công nghệ cao, nghiên cứu –phát triển và đào tạo.

- Tạo điều kiện cho công ty nước ngoài mở các chi nhánh tại Việt Nam

- Giảm thuế xuất nhập khẩu, hỗ trợ các nguồn vốn có lãi xuất thấp để trang trải và xoay vòng trong giai đoạn khó khăn chung

KẾT LUẬN

Đối với công ty thang máy Thyssenkrupp Việt Nam, mục tiêu quan trọng nhất hiện nay vẫn là nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ để đáp ứng được nhu cầu phát triển của 2 khu vực lớn nhất cả nước đó là Hà Nội và Thành Phố Hồ Chí Minh, là những khu vực kinh tế năng động nhất cả nước. Để hoàn thành mục tiêu này, công thang máy Thyssenkrupp Việt Nam phải xây dựng các chiến lược kinh doanh. Qua việc phân tích, luận văn đã đưa ra một số chiến lược cụ thể gồm: Chiến lược nâng cao năng lực tài chính; Chiến lược phát triển tập trung sản phẩm, dịch vụ cốt lõi; Chiến lược nhân sự. Đây là những chiến lược cần thiết và mang tính khả thi. Như đã phân tích ở trên có thể thấy rằng, chiến lược kinh doanh là yếu tố rất quan trọng đối với sự bền vữ vàcó thể phát triển lâu dài của doanh nghiệp. Trong nền kinh tế thị trường,

thị trường kinh doanh ngày càng được phát triển, sự biến động và cạnh tranh của môi trường này càng nhiều, nếu vạch ra những chiến lược cụ thểchuẩn bị cho tương lai là thật sự cần thiết để duy trì và phát triển lớn mạnh của doanh

nghiệp. Chiến lược đưa ra cần phải phù hợp với thực trạng, mục tiêu, kế hoạch công ty còn phải đảm bảo tính khả thi, thực tiễn. Giai đoạn ngày nay

khi mà môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt, công ty thang máy

Thyssenkrupp Việt Nam cần phải đưa ra các chính sách phù hợp cho khách

hàng để tồn tại và phát triển. Thế nên, tác giả đã chọn đề tài “Chiến lược kinh doanh của công ty Trách nhiệm hữu hạn thang máy Thyssenkrupp Việt Nam“ trên cơ sở hệ thống hóa những kiến thức về quản trị kinh doanh kết hợp với những hiểu biết thực tiễn về công ty thang máy Thyssenkrupp Việt Nam để làm rõ chiến lược kinh doanh mà công ty thang máy Thyssenkrupp Việt Nam đã áp dụng. Qua đó, đề xuất giải pháp để thực thi và kiểm soát những rủi ro nhằm điều chỉnh chiến lược kinh doanh của công ty thang máy Thyssenkrupp Việt Nam. Điều quan trọng nhất trong việc thực hiện chiến lược này đó chính là yếu tố con người, cần phải nỗ lực trong việc tạo tính năng động sáng tạo

cho đội ngũ các bộ công nhân viên của mình. Bởi con người là nhân tố hàng đầu tạo nên sự thành công. Có lực lượng lao động tốt có nghĩa là kinh doanh tốt, tạo dựng hình ảnh thương hiệu tốt, liên kết toàn công ty tốt, doanh thu cao, chi phí tiết kiệm... Mặc dù đã cố gắng hết sức trong quá trình thực hiện nhưng việc nghiên cứu chiến lược, đánh giá và đưa ra giải pháp đòi hỏi cần phải có kiến thức chuyên môn sâu, rộng về quản trị kinh doanh, cũng như sự hiểu biết sâu sắc về công ty thang máy Thyssenkrupp Việt Nam nên luận văn sẽ không tránh khỏi những hạn chế, học viên mong nhận được nhận xét, góp ý của các thầy cô để hoàn thiện luận văn của mình.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Tấn Bình (2003), Phân tích hoạt động doanh nghiệp, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.

2. Nguyễn Thị Liên Diệp, Phạm Văn Nam (2006), Chiến lược và chính sách kinh doanh, Nhà xuất bản Lao động Xã hội.

3. Dương Ngọc Dũng (2005) Chiến lược cạnh tranh theo lý thuyết Micheal E. Porter, Nhà xuất bản Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh.

4. Nguyễn Thành Độ, Nguyễn Ngọc Huyền (2012), Quản trị Kinh doanh, Nhà xuất bản Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.

5. Hoàng Văn Hải (2011), Quản trị chiến lược, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia.

6. Nhiều tác giả (2011), Chiến lược kinh doanh hiệu quả, Nhà xuất bản Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh.

7. Nguyễn Đình Nhơn (2007), Chiến lược kinh doanh của các tập đoàn kinh tế thế giới, Nhà xuất bản Đồng Nai.

8. Ngô Kim Thành (2012), Quản trị chiến lược, Nhà xuất bản Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.

9. Đỗ Thị Hồng Vân (2011), Quản trị chiến lược. Nhà xuất bản Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh.

Một số website:

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Chiến lược kinh doanh của Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Thang máy Thyssenkrupp (Trang 102 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)