6. Kết cấu của luận văn
3.1.3 Quan điểm hoàn thiện chiến lược kinh doanh của công ty Thang máy
Thang máy Thyssenkrupp Việt Nam
Để xây dựng được chiến lược cạnh tranh của công ty Thyssenkrupp Việt Nam đem lại hiệu phải dựa trên các yếu tố: Thị trường về ngành thang
máy, nhu cầu sửa dụng thang máy.
Mặc dù cho tới nay còn nhiều quan điểm khác nhau về hiệu quả kinh doanh song có thể khẳng định rằng trong cơ chế thị trường ở nước ta hiện nay mọi doanh nghiệp kinh doanh đều có mục tiêu bao trùm, lâu dài là tối đa hoá lợi nhuận. Để đạt được mục tiêu này, doanh nghiệp phải xác định chiến lược
kinh doanh trong mọi giai đoạn phát triển phù hợp với những thay đổi của
môi trường kinh doanh; phải phân bổ, quản trị có hiệu quả các nguồn lực và luôn luôn kiểm tra, giám sát xem quá trình đang diễn ra có hiệu quả không? Muốn kiểm tra tính hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh phải đánh giá được hiệu quả kinh doanh ở phạm vi doanh nghiệp cũng như ở từng bộ phận của nó. Tuy nhiên khó có thể tìm được sự thống nhất giữa các lý thuyết khác nhau trong quan niệm về hiệu quả kinh doanh. Nhưng theo Manfred Kuhn, ta
có thể hiểu rằng: “Tính hiệu quả đạt được xác định bằng cách lấy kết quả tính theo đơn vị giá trị chia cho chi phí kinh doanh”. Vì vậy có thể mô tả hiệu quả kinh doanh bằng công thức chung nhất như sau:
H = K/C
Trong đó: H –Hiệu quả kinh doanh
K –Kết quả đạt được
C – Hao phí nguồn lực cần thiết gắn với kết quả đó.
Từ quan điểm trên có thể hiểu một cách khái quát lại như sau: hiệu quả là phạm trù phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực (nhân tài), vật lực, tiền vốn... để đạt được mục tiêu xác định.
Mặt khác, mọi doanh nghiệp kinh doanh trong cơ chế thị trường, mở cửa và ngày càng hội nhập và đứng vững trong cạnh tranh. Muốn chiến thắng trong cạnh tranh doanh nghiệp phải luôn tạo ra và duy trì lợi thế cạnh tranh: chất lượng và sự khác biệt hoá, giá cả và dịch vụ. Để duy trì lợi thế về giá cả doanh nghiệp phải sử dụng tiết kiệm các nguồn lực đầu vào hơn so với các doanh nghiệp khác cùng ngành. Chỉ trên cơ sở đầu vào và dịch vụ với hiệu quả cao, doanh nghiệp mới có thể đạt được các mục tiêu đã xác định.
Như vậy, hiệu quả kinh doanh là phạm trù phản ánh tính tương đối của việc sử dụng tiết kiệm các nguồn lực đầu vào và dịch vụ nên là điều kiện để thực hiện mục tiêu bao trùm, lâu dài của doanh nghiệp... Hiệu quả kinh doanh càng cao phản ánh doanh nghiệp đã sử dụng tiết kiệm các nguồn lực đầu vào.
Vì vậy nâng cac hiệu quả kinh doanh là đòi hỏi khách quan để doanh nghiệp thực hiện mục tiêu bao trùm, lâu dài là tối đa hoá lợi nhuận.
Có thể kể ra đây 2 nhóm nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh:
- Thứ nhất là các nhân tố bên trong doanh nghiệp, gồm có: lực lượng lao động, trình độ phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, nhân tố quản trị doanh nghiệp, hệ thống trao đổi và xử lý thông tin và cuối cùng là nhân tố tính toán kinh tế.
- Thứ hai là các nhân tố ở bên ngoài doanh nghiệp, gồm có: môi trường pháp lý, môi trường ngành.