8. Cấu trúc của luận văn
2.1.3. Tình hình giáo dục mẫu giáo của thị xã Điện Bàn
Mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng lãnh đạo thị xã Điện Bàn luôn coi phát triển giáo dục là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu và luôn quan tâm chỉ đạo, ưu tiên đầu tư cả về mặt vật chất và nhân lực. Với những đặc trưng của cấp học và lứa tuổi mà giáo dục mẫu giáo được lãnh đạo thị xã, cũng như lãnh đạo các phường, xã đặc biệt ưu tiên. Trong những năm qua lãnh đạo thị xã đã chỉ đạo và phối hợp với lãnh đạo các xã, phường thực hiện các giải pháp phát triển sự nghiệp giáo dục mẫu giáo.
Năm học 2019-2020, Phòng GD-ĐT Điện Bàn đã tham mưu cho Ủy ban nhân dân thị xã tập trung ưu tiên nguồn lực để đảm bảo duy trì, nâng cao chất lượng giáo dục ở các trường mẫu giáo; phối hợp thực hiện nghiêm túc việc kiểm tra, công nhận duy trì kết quả kiểm tra, đánh giá đối với các trường mẫu giáo. Thực hiện Nghị định số 80/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ, quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường; quán triệt và thực hiện nghiêm túc nội dung Chỉ thị số 505/CT-BGDĐT ngày 20 tháng 02 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc tăng cường các giải pháp xây
dựng môi trường giáo dục thân thiện, đảm bảo an toàn tuyệt đối về thể chất và tinh thần cho trẻ trong các cơ sở giáo dục mẫu giáo. Tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm túc Công văn số 3032/UBND-KGVX ngày 08 tháng 6 năm 2018 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Nam về việc tăng cường công tác quản lý, đảm bảo an toàn cho trẻ em tại cơ sở giáo dục mẫu giáo.
Phòng GD-ĐT Điện Bàn chỉ đạo thực hiện nghiêm túc Thông tư số 13/2010/TT-BGD ĐT ngày 15 tháng 4 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về việc xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn, thương tích trong cơ sở giáo dục mầm non. Thị xã Điện Bàn luôn thực hiện đầy đủ và kịp thời chính sách hỗ trợ ăn trưa cho trẻ mẫu giáo theo quy định tại Nghị định số 06/2018/NĐ- CP ngày 05 tháng 01 năm 2018 của Chính phủ quy định chính sách hỗ trợ ăn trưa đối với trẻ mẫu giáo và chính sách đối với giáo viên mầm non, nâng cao chất lượng bữa ăn bán trú cho trẻ mẫu giáo. Quản lý chặt chẽ chất lượng bữa ăn của trẻ tại các trường mẫu giáo.
Thực hiện đúng theo quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm, không để xảy ra ngộ độc thực phẩm trong các trường mẫu giáo. Tăng cường các điều kiện chăm sóc và giáo dục vệ sinh cá nhân, vệ sinh nhóm lớp để nâng cao sức khỏe cho trẻ. Thường xuyên rà soát, cập nhật các tiêu chuẩn về dinh dưỡng theo quy định mới của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào vào phần mềm quản lý công tác bán trú.
Ngành giáo dục Điện Bàn luôn phối hợp với ngành y tế thực hiện tốt các biện pháp theo dõi, chăm sóc sức khỏe, phòng chống dịch bệnh, phòng chống suy dinh dưỡng, thừa cân, béo phì cho trẻ tại các trường mẫu giáo. Thực hiện nghiêm túc quy định về công tác y tế trường. 100% trẻ đến trường được kiểm tra sức khỏe và đánh giá tình trạng dinh dưỡng bằng biểu đồ tăng trưởng của tổ chức y tế thế giới. 100% trường mẫu giáo có biện pháp tuyên truyền đến phụ huynh về chế độ dinh dưỡng cân đối, hợp lý giúp trẻ phát triển thể chất; phối hợp với gia đình xây dựng chế độ dinh dưỡng, vận động hợp lý đối với trẻ suy dinh dưỡng và trẻ thừa cân, béo phì thông qua góc tuyên truyền, họp phụ huynh, chuyên đề, thao giảng, tranh ảnh, toạ đàm cha mẹ trẻ.
Đẩy mạnh thực hiện và phát huy hiệu quả chuyên đề “Xây dựng môi trường giáo lấy trẻ làm trung tâm”, giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn toàn thị xã. Tiếp tục xây dựng môi trường giáo dục, đổi mới việc tổ chức hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm; nâng cao năng lực đội ngũ trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục; tăng cường cơ hội thực hành, trải nghiệm, phát triển toàn diện cho trẻ; hoàn thiện, nhân rộng mô hình điểm về chuyên đề cho giáo viên, cán bộ quản lý các trường mẫu giáo.
Dưới sự quan tâm, chỉ đạo thống nhất của lãnh đạo thị xã, đặc biệt là Phòng GD-ĐT Điện Bàn; hiện nay cơ sở vật chất và quy mô mạng lưới trường lớp học trên địa bàn thị xã được củng cố, mở rộng, trong năm 2019 -2020 đã triển khai xây dựng thêm 45 p òng học tại 08 trường. Hiện nay trên địa bàn thị xã Điện Bàn có 20 trường mẫu giáo công lập. Trong đó có 255 lớp học, 7090 trẻ, 510 giáo viên, 54 cán bộ quản lý. Thị xã luôn quan tâm thực hiện công tác xây dựng trường trọng điểm, trường đạt chuẩn quốc gia, phổ cập giáo dục mẫu giáo luôn được giữ vững. Năm 2019 có 20/20 xã, phường hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non đối với trẻ năm tuổi. 100% trẻ mẫu giáo trong độ tuổi đến trường. Triển khai lắp đặt camera cho các trường mẫu giáo công lập trên địa bàn; kiểm tra, rà soát và tổng hợp nhu cầu cơ sở vật chất của các trường mẫu giáo năm 2020.
Trong 03 năm học vừa qua (2017-2018, 2018-2019, 2019-2020) 100% trẻ trong độ tuổi được đến trường mẫu giáo. 20/20 trường thực hiện bán trú, 100% trẻ của cả 20 trường được học bán trú. 100% trẻ mẫu giáo được cân đo và theo dõi bằng sổ theo dõi sức khoẻ. 100% trẻ mẫu giáo được khám sức khỏe định kỳ. Tỷ lệ trẻ chuyên cần đạt 95% trở lên đối với trẻ 5-6 tuổi và 93% trở lên đối với trẻ dưới 5 tuổi. Chất lượng trẻ mẫu giáo lớn luôn đạt từ 98%, chất lượng trẻ mẫu giáo nhỡ và bé đạt từ 95% trở lên trong cả ba năm vừa qua.
2.2. Thực trạng hoạt động tổ chuyên môn ở các trƣờng mẫu giáo thị xã Điện Bàn tỉnh Quảng Nam
2.2.1. Tình hình tổ chuyên môn
2.2.1.1. Về chất lượng đội ngũ giáo viên tổ chuyên môn
Đội ngũ Ban giám hiệu, TTCM, giáo viên mẫu giáo (GVMN) thị xã Điện Bàn cũng tăng theo quy mô trường lớp. Hiện nay, 100% cán bộ quán lý và giáo viên mẫu giáo thị xã Điện Bàn đều đạt chuẩn và trên chuẩn đáp ứng cho sự phát triển bền vững của giáo dục thị xã Điện Bàn. Tình trạng thiếu giáo viên đang từng bước được các cấp nghiên cứu và tìm cách khắc phục. Đa số GV có tinh thần cầu tiến, tích cực học tập để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, lí luận chính trị, tin học, ngoại ngữ. Qua các chuyên đề, hội giảng do cấp MN của ngành GD&ĐT thị xã Điện Bàn tổ chức, các hoạt động của GV đều ứng dụng CNTT làm cho các hoạt động được sinh động, trẻ có hứng thú trong mọi hoạt động. Việc soạn giảng theo hướng đổi mới “ Lấy trẻ làm trung tâm” đã phát huy tính tích cực, chủ động, khả năng sáng tạo của trẻ, trẻ mạnh dạn hơn, tự tin hơn trong giao tiếp cũng như trong mọi hoạt động hàng ngày của trẻ. Tổ chức hoạt động theo phương pháp “ Lấy trẻ làm trung tâm”, vì vậy, chất lượng giáo dục chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ được nâng lên rõ rệt.
Hình 2.1. Biểu đồ trình độ chuyên môn của GV mẫu giáo thị xã Điện bàn
(Nguồn: Số liệu thống kê của phòng giáo dục và đào tạo thị xã Điện Bàn, năm 2019)
Bảng 2.1. Trình độ ngoại ngữ, tin học, lí luận chính trị của GV mẫu giáo thị xã Điện bàn (Năm học 2019-2020) Năm học Tổng số GV Trình độ ngoại ngữ Trình độ tin học Trình độ lý luận chính trị CC A CC B CC B1 CC C CC A CC B CN UDCNTT KTV CĐ Sơ cấp Trung cấp Cao cấp 2017- 2018 498 280 98 0 120 313 175 10 0 0 87 7 0 Tỉ lệ(%) 100 56.2 19.7 0 24 62.9 35.1 2.0 0 0 17.5 1.4 0 2018- 2019 510 251 107 2 150 130 180 200 0 0 115 8 0 Tỉ lệ(%) 100 49.2 20.9 8.2 29.4 25.5 35.3 39.2 0 0 11.5 1.6 0 2019- 2020 510 137 168 2 203 100 207 203 0 0 125 8 0 Tỉ lệ(%) 100 26.8 32.9 8.2 39.8 19.6 40.6 39.8 0 0 24.5 1.6 0
2.2.1.2. Tình hình về tổ chuyên môn và nhân sự tổ trưởng chuyên môn ở các trường mẫu giáo thị xã Điện Bàn
* Về số lượng, cơ cấu
Theo số liệu thống kê của Phòng GD&ĐT thị xã Điện Bàn, tính đến hết năm học 2019-2020, có 20 trường mẫu giáo với tổng số 564 cán bộ, giáo viên, phân chia thành 60 tổ chuyên môn của 3 độ tuổi ( Tổ mẫu giáo bé, tổ mẫu giáo nhỡ, tổ mẫu giáo lớn)
Số lượng các thành viên trong TCM từ 6 – 11 (tùy theo số lượng lớp của mỗi tổ). Mỗi TCM có một tổ trưởng, nếu có từ 6 thành viên trở lên thì có một tổ phó. TCM trong trường mẫu giáo rất đa dạng, cụ thể như sau:
Bảng 2.2. Số lượng và cơ cấu đội ngũ TTCM các trường mẫu giáo thị xã Điện Bàn
Thống kê
Số TTCM
Độ tuổi Thâm niên QL
Dưới 30- 41- Trên Dưới Trên
30 40 50 50 5 5
năm năm
Số người 60 10 32 18 0 22 38
Tỉ lệ % 100 16.66 38,46 53.3 0 36.66 63.3
(Nguồn: Số liệu thống kê của Phòng GD&ĐT thị xã Điện Bàn, năm học 2019-2020)
Bảng số liệu trên cho thấy:
- Về độ tuổi: Đội ngũ TTCM trong trường mẫu giáo thị xã Điện Bàn chủ yếu là những người trong độ tuổi từ dưới 30 đến dưới 50 chiếm 83.33%. Đây là độ tuổi năng động, chín chắn, giàu kinh nghiệm, vững vàng về trình độ chuyên môn, về phương pháp và xử lý tình huống sư phạm nhưng còn bận tâm vào việc gia đình, con nhỏ.
- Về thâm niên công tác: Tỷ lệ tổ trưởng có kinh nghiệm tổ trưởng dưới 5 năm chiếm 36.66 %; tỷ lệ tổ trưởng có kinh nghiệm tổ trưởng trên 5 năm chiếm 63.3 %. Như vậy, có thể nhận thấy, đội ngũ tổ trưởng các trường mẫu giáo thị xã Điện Bàn cơ bản có bề dày kinh nghiệm trong công tác quản lý tổ chuyên môn. Đó là điều kiện thuận lợi cho việc tích lũy kinh nghiệm phục vụ công tác quản lý tổ chuyên môn.
Đặc biệt đội ngũ tổ trưởng chuyên môn ở thị xã Điện Bàn thường được bổ nhiệm từ tổ phó. Đây chính là bước đệm, là sự tập dượt cũng như tích lũy kinh nghiệm, kỹ năng quản lý tổ. Bởi vậy, đội ngũ TTCM nhìn chung có kinh nghiệm trong công tác quản lý TCM.
với thâm niên giảng dạy cao thì có thể nói đội ngũ tổ trưởng chuyên môn trong các trường mẫu giáo thị xã Điện Bàn đã khẳng định được chất lượng khá tốt và khá toàn diện của đội ngũ này.
- Về giới tính: Vì đặc thù của ngành giáo dục mẫu giáo chủ yếu là nữ nên đội ngũ TTCM của thị xã Điện Bàn đều là nữ, chiếm 100% phù hợp với đặc điểm của trường mẫu giáo. Bản chất của người phụ nữ là mềm mại, chịu khó và cẩn thận, dẻo dai, là người mẹ thứ hai của các con khi đến trường, đến lớp và phù hợp với môi trường giáo dục trẻ ở trường mẫu giáo. Điều này đem lại những thuận lợi, đạt hiệu quả cao trong các hoạt động giáo dục và quản lý tổ chuyên môn. Tuy nhiên đội ngũ tổ trưởng chuyên môn hầu hết là nữ giới nên gây ra những khó khăn nhất định. Họ thường dành nhiều thời gian hơn cho công việc gia đình, sinh con và sức khỏe thường không tốt bằng nam giới. Điều đó dẫn đến những hạn chế khi đảm nhận những công việc có cường độ cao hay khi trường có những công việc đột xuất.
Những hạn chế và bất cập
Sự nghiệp GD-ĐT thị xã Điện Bàn nói chung và đội ngũ cán bộ quản lý nói riêng có bước trưởng thành và phát triển đáng kể, song bên cạnh những kết quả đã đạt được, giáo dục cấp mẫu giao thị xã Điện Bàn vẫn còn một số hạn chế:
Nhiều phòng học xuống cấp, một số trường do không đủ phòng học nên không thể tiến hành làm công tác kiểm định chất lượng và chuẩn Quốc gia;
Đội ngũ giáo viên hằng năm của các trường vẫn còn thiếu khá nhiều so với số trẻ ngày một tăng hơn.
Việc đổi mới PPDH ở một số trường và một số giáo viên chưa năng động, chưa bắt kịp yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.
Một số HT vẫn chưa thực sự sâu sát trong việc quản lý đội ngũ TTCM, hoạt động TCM còn giao khoán hẳn cho PHT.
Chất lượng và hiệu quả giáo dục chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới toàn diện và yêu cầu phát triển nguồn nhân lực trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiệp đại hóa.
Thực tế đó đòi hỏi ngành giáo dục trong thời gian tới các trường mẫu giáo trên địa bàn thị xã cần phải có những đổi mới mạnh mẽ hơn về phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động, đổi mới cách đánh giá trẻ theo quan điểm giáo dục “ Lấy trẻ làm trung tâm”. Đặc biệt, việc tổ chức quản lý hoạt động sinh hoạt tổ chuyên môn ở trường mẫu giáo rất cần sự chú trọng của Ban giám hiệu nhà trường và các cấp quản lí; kể từ đó, từng bước nâng cao chất chăm sóc, giáo dục trẻ mới bắt kịp nhịp đổi mới giáo dục, đáp ứng lòng mong mỏi của nhân dân và yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa
phương.
2.2.2. Thực trạng hoạt động tổ chuyên môn ở các trường Mẫu giáo thị xã Điện Bàn tỉnh Quảng Nam Bàn tỉnh Quảng Nam
2.2.2.1. Giới thiệu tổ chức khảo sát
Để đánh giá thực trạng hoạt động TCM ở các trường Mẫu giáo thị xã Điện Bàn tỉnh Quảng Nam, tôi đã thực hiện các hoạt động: Xác định mục đích khảo sát; chọn phương pháp khảo sát và thực hiện quy trình khảo sát.
a. Mục đích khảo sát
Tìm hiểu thực trạng hoạt động của TCM ở trường mẫu giáo.
b. Khách thể, thời gian, địa bàn nghiên cứu.
Tác giả lựa chọn khách thể khảo sát cho nội dung này là tổ trưởng chuyên môn của 20/20 trường Mẫu giáo thị xã Điện Bàn tỉnh Quảng Nam.
Số lượng mẫu khảo sát: CBQL (HT, HP, TTCM, TPCM: 114, GV 20)
c. Nội dung khảo sát
Tác giả chọn nội dung khảo sát thực trạng hoạt động tổ chuyên môn phần chính sau:
+ Thực trạng xây dựng kế hoạch hoạt động TCM
+ Thực trạng công tác bồi dưỡng bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ thông qua sinh hoạt tổ chuyên môn
+ Thực trạng tổ chức hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng giáo dục trẻ.
d. Phương pháp khảo sát
Chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi
Phương pháp phỏng vấn sâu
2.2.2.2. Kết quả khảo sát
a. Thực trạng xây dựng kế hoạch hoạt động của tổ chuyên môn
Xây dựng kế hoạch hoạt động TCM là quá trình xác định mục tiêu hoạt động của TCM và quy định những biện pháp tốt nhất để thực hiện mục tiêu. Nó có vai trò định hướng cho toàn bộ các hoạt động và là căn cứ cho việc kiểm tra đánh giá quá trình thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ của nhà trường, của tổ cũng như của cá nhân.
Bảng 2.3. Thực trạng thực hiện kế hoạch hoạt động TCM ở các trường MG thị xã Điện Bàn
(Theo ý kiến của CBQL: 114, GV: 20)
S TT Các nội dung Mức độ thực hiện Điểm trung bình Thƣờng xuyên Ít thƣờng xuyên Chƣa bao giờ SL TL SL TL SL TL 1
Xây dựng kế hoạch giáo dục cho tổ chuyên môn theo ngày, tuần, chủ đề.
CBQL 170 100 0 0 0 0 3,00
GV 36 100 0 0 0 0 3,00
2 Lên kế hoạch triển khai các hoạt động chuyên đề. CBQL 148 94,87 8 5,13 0 0 2,95 GV 34 94,44 2 5,56 0 0 2,94 3 Thống nhất quy chế soạn giảng, các kế hoạch…. CBQL 152 97,44 4 2,56 0 0 2,97 GV 35 97,22 1 2,78 0 0 2,97 4
Phổ biến quy chế chuẩn nghề nghiệp và giám sát các hoạt động chuyên môn theo ngành, theo quy định của trường.
CBQL 140 89,74 16 10,26 0 0 2,90
GV 32 88,89 4 11,11 0 0 2,89
5
Đôn đốc kiểm tra việc thực hiện kế hoạch của GV.
CBQL 147 94,23 9 5,77 0 0 2,94
GV 33 91,67 3 8,33 0 0 2,92
Qua kết quả khảo sát TTCM và nội dung thăm dò phỏng vấn BGH, TTCM& tổ