8. Cấu trúc của luận văn
2.2.3. Thực trạng quản lí hoạt động tổ chuyên mônở các trường Mẫu giáo
xã Điện Bàn tỉnh Quảng Nam
2.2.3.1. Giới thiệu tổ chức khảo sát
Để đánh giá thực trạng công tác quản lý hoạt động TCM ở các trường mẫu giáo thị xã Điện Bàn quảng Nam, tôi đã thực hiện các hoạt động: Xác định mục đích khảo sát; chọn phương pháp khảo sát và thực hiện quy trình khảo sát.
a. Mục đích khảo sát
Tìm hiểu thực trạng công tác quản lý hoạt động TCM ở các trường mẫu giáo.
b. Khách thể, thời gian, địa bàn nghiên cứu
Tác giả lựa chọn khách thể khảo sát là CBQL, GV và PH ở 20/20 trường mẫu giáo.
Địa bàn khảo sát: Thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam.
Số lượng mẫu khảo sát: 114 người (54 CBQL; 60 TTCM và TPCM). Cụ thể như sau:
Đối tƣợng trƣng cầu ý kiến Số ngƣời đƣợc trƣng cầu ý kiến Số phiếu trƣng cầu ý kiến phát ra Số phiếu trƣng cầu ý kiến thu
vào Số phiếu hợp lệ Số phiếu không hợp lệ Hiệu trưởng và PHT 54 54 54 54 0 TTCM và TPCM 60 60 60 60 0 Tổng cộng 114 114 114 114 0
Thời gian khảo sát từ tháng 5/2019 đến tháng 9/2020, tại các trường mẫu giáo thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng nam.
c. Nội dung khảo sát
Tác giả chọn nội dung khảo sát thực trạng quản lí hoạt động tổ chuyên môn gồm các phần chính sau:
+ Thực trạng công tác quản lý việc xây dựng và thực hiện kế hoạch hoạt động của tổ chuyên môn
+ Thực trạng quản lý hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ ở trường mẫu giáo theo hướng lấy trẻ làm trung tâm
+ Thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên thông qua sinh hoạt của tổ chuyên môn