8. Cấu trúc của luận văn
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp trong quản lý hoạt động tổ chuyên mônở
trƣờng Mẫu giáo
Các nhóm biện pháp quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở trường mẫu giáo thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam là một tổng thể hoàn chỉnh, thống nhất có mối quan hệ chặt chẽ và đan xen lẫn nhau. Mỗi nhóm biện pháp đều có sự phụ thuộc lẫn nhau, hỗ trợ, bổ sung nhau và đều có những vai trò nhất định trong trong quản lý hoạt động tổ chuyên môn của nhà trường. Quản lý hoạt động tổ chuyên môn của nhà trường sẽ không có hiệu quả nếu tách rời các nhóm biện pháp này. Trong đó:
Biện pháp đổi mới công tác xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động của tổ chuyên môn là biện pháp giúp cho hiệu trưởng quản lý hoạt động tổ chuyên môn thực hiện đúng những định hướng, mục tiêu đã đề ra.
Quản lý chỉ đạo tổ chức hoạt động đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với chương trình GDMN theo TT 51 của tổ chuyên môn là biện pháp tạo nên chất lượng giáo dục của nhà trường mà trọng tâm là hoạt động dạy của cô giáo, đáp ứng kịp thời chương trình GDMN theo TT51 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Hoạt động giáo dục có hiệu quả thì chất lượng giáo dục nhà trường được nâng lên.
Biện pháp nâng cao việc bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên thông quan sinh hoạt chuyên môn theo NCBH là biện pháp tạo nên những thay đổi trong sinh hoạt của tổ chuyên môn. Sinh hoạt của tổ chuyên môn là hoạt động có tính chất quyết
định đến chất lượng hoạt của tổ chuyên môn.
Biện pháp tăng cường hoạt động giao lưu, học tập, trao đổi kinh nghiệm giữa các tổ chuyên môn trong trường và với các tổ chuyên môn trường mẫu giáo tiên tiến trong thị xã tạo điều kiện cho các thành viên của tổ chuyên môn được học hỏi, giao lưu về chuyên môn, nghiệp vụ với các trường mẫu giáo, góp phần thúc đẩy nâng cao tay nghề của giáo viên trong tổ chuyên môn.