Quản lý tổ chức hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục đáp ứng

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các trường mẫu giáo thị xã điện bàn tỉnh quảng nam (Trang 78 - 81)

8. Cấu trúc của luận văn

3.2.3. Quản lý tổ chức hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục đáp ứng

yêu cầu của chương trình GDMN theo thông tư 51/2020/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo

3.2.3.1. Mục tiêu của biện pháp

Để thực hiện Chương trình giáo dục giáo dục mầm non ban hành theo Thông tư số 51/2020/TT-BGDĐT ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ giáo Giáo dục và Đào tạo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Chương trình Giáo dục mầm non ban hành kèm theo Thông tư số 17/2009-BGDĐT ngày 25 tháng 7 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, đã được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư sô 28/2016?TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, việc sinh hoạt chuyên môn về tổ chức các hoạt động giáo dục ở trường mẫu giáo thực hiện chương trình GDMN như sau:

- Nâng cao chất lượng chăm sóc- giáo dục trẻ về tổ chức các hoạt động giáo dục hiện chương trình giáo dục mầm non góp phần phát triển toàn diện cho trẻ mẫu giáo.

- Giúp cho cán bộ quản lí chủ động chỉ đạo, giáo viên có thể xây dựng kế hoạch và tổ chức các hoạt động giáo dục ở mẫu giáo thực hiện chương trình GDMN theo TT 28 sau sửa đổi.

- Thống nhất phương thức quản lý, chỉ đạo sinh hoạt chuyên môn về tổ chức các hoạt động giáo dục thực hiện chương trình GDMN theo Thông tư 51 như sau:

* Yêu cầu về Chƣơng trình GDMN theo Thông tƣ 51 + Về mục tiêu:

- Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẫm mĩ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào lớp một; hình thành và phát triển ở trẻ em những chức năng tâm sinh lí, năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng, những kĩ năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi, khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn, đặt nền tảng cho việc học ở các cấp học tiếp theo và cho việc học tập suốt đời.

+ Về nội dung:

- Đảm bảo tính khoa học, tính vừa sức và nguyên tắc đồng tâm phát triển từ dễ đến khó; đảm bảo tính liên thông giữa các độ tuổi, giữa nhà trẻ, mẫu giáo và cấp tiểu học; thống nhất giữa nội dung giáo dục với cuộc sống hiện thực, gắn với cuộc sống và kinh nghiệm của trẻ, chuẩn bị cho trẻ từng bước hòa nhập vào cuộc sống.

- Phù hợp với sự phát triển tâm sinh lí, sinh lí của trẻ em, hài hòa giữa nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục; giúp trẻ em phát triển cơ thể cân đối, khỏe mạnh, nhanh nhẹn; cung cấp kĩ năng sống phù hợp với lứa tuổi; giúp trẻ em biết kính trọng, yêu mến, lễ phép với ông bà, cha mẹ, thầy giáo, cô giáo; yêu quý anh, chị, em, bạn bè; thật thà, mạnh dạn, tự tin và hồn nhiên, yêu thích cái đẹp; ham hiểu biết, thích đi học.

+ Về phƣơng pháp:

- Đối với giáo dục mẫu giáo, phương pháp giáo dục phải tạo điều kiện cho trẻ được trải nghiệm, tìm tòi, khám phá môi trường xung quanh dưới nhiều hình thức đa dạng, đáp ứng nhu cầu, hứng thú của trẻ theo phương châm “Chơi mà học, học bằng chơi” Chú trọng đổi mới tổ chức môi trường giáo dục nhằm kích thích và tạo cơ hội cho trẻ tích cực khám phá, thử nghiệm và sáng tạo ở các khu vực hoạt động một cách vui vẻ. Kết hợp hài hòa giữa giáo dục trẻ trong nhóm với bạn với giáo dục cá nhân, chú ý đặc điểm riêng của từng trẻ để có phương pháp giáo dục phù hợp. Tổ chức hợp lí các hình thức hoạt động cá nhân, theo nhóm nhỏ và cả lớp, phù hợp với độ tuổi của nhóm/ lớp, với khả năng của từng trẻ, với nhu cầu và hứng thú của trẻ và với điều kiện thực tế.

* Đánh giá sự phát triển của trẻ:

theo giai đoạn) nhằm theo dõi sự phát triển của trẻ, làm cơ sở cho vệc xây dựng và điều chỉnh kế hoạch giáo dục. Trong đánh giá phải có sự phối hợp nhiều phương pháp, hình thức đánh giá; coi trọng đánh giá sự tiến bộ của từng trẻ, đánh giá thường xuyên qua quan sát hoạt động hằng ngày.

3.2.3.2. Tổ chức thực hiện

a. Xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục

- Căn cứ vào chương trình GDMN của từng khối lớp các tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch giáo dục.

- Giáo viên xây dựng kế hoạch giáo dục năm học, tuần, hằng ngày với từng hoạt động phù hợp để giúp trẻ phát triển hài hòa về các mặt thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm, kĩ năng xã hội và thẫm mĩ, chuẩn bị cho trẻ vào học ở tiểu học.

- Trẻ em có hứng thú tham gia tích cực vào các hoạt động hằng ngày, chủ động, sáng tạo, lôi cuốn trẻ vào quá trình tìm hiểu, khám phá, vận dụng vốn hiểu biết và kinh nghiệm của trẻ; giúp trẻ có động lực tham gia vào các hoạt động giáo dục, hoạt động ngoại khóa để hình thành và phát triển toàn diện cho trẻ. Để làm được điều đó thì giáo viên phải tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để mọi trẻ đều được tham gia vào các hoạt động theo phương châm “chơi mà học, học bằng chơi”

Về nội dung chương trình:

+ Bám sát chuẩn kiến thức, kỹ năng, thái độ theo yêu cầu về nội dung của Bộ giáo dục và đào tạo.

- Phương pháp giảng dạy:

+ Hoạt động giáo dục phải phù hợp với độ tuổi của lớp, với khả năng của trẻ, với nhu cầu và hứng thú của trẻ và với điều kiện tình hình thực tế ở địa phương.

+ Giáo viên cần đổi mới phương pháp, thực hiện theo phương châm „ lấy trẻ làm trung tâm” tận dụng ưu thế của từng phương pháp để tạo điều kiện cho trẻ được trải nghiệm, tìm tòi, khám phá, kết hợp hài hòa giữa giáo dục trẻ nhóm và giáo dục cá nhân, chú ý đặc điểm riêng của từng trẻ để có phương pháp giáo dục phù hợp.

- Chuẩn bị kế hoạch giáo dục:

+ Nêu hệ thống câu hỏi hợp lí, từ dễ đến khó, đặt câu hỏi mở để phát triển được tư duy của trẻ, kích thích sự sáng tạo và nêu lên được ý kiến riêng của bản thân trẻ.

+ Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng hợp lý và đạt hiệu quả giáo án điện tử.

- Kiểm tra đánh giá:

+ Hình thức kiểm tra phù hợp với từng đối tượng (đánh giá trẻ hằng ngày và đánh giá trẻ theo giai đoạn)

3.2.3.3. Điều kiện thực hiện

- Ban giám hiệu cần phổ biến kịp thời và cụ thể hoá Thông tư 51/2020/TT- BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng như các văn bản quy phạm của Phòng Giáo dục và Đào tạo thị xã Điện Bàn về tổ chức hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục đáp ứng yêu cầu của chương trình GDMN.

- Có sự triển khai, tổ chức thực hiện và kiểm tra đánh giá các hoạt động này. - Lấy ý kiến góp ý của các tổ chuyên môn, các giáo viên về việc triển khai hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục đáp ứng yêu cầu của chương trình GDMN theo định kỳ.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các trường mẫu giáo thị xã điện bàn tỉnh quảng nam (Trang 78 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)