Kết quả khảo sát

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các trường mẫu giáo thị xã điện bàn tỉnh quảng nam (Trang 60 - 74)

8. Cấu trúc của luận văn

2.2.4. Kết quả khảo sát

2.2.4.1. Thực trạng quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các trường Mẫu giáo thị xã Điện Bàn tỉnh Quảng Nam.

a. Thực trạng quản lý công tác xây dựng kế hoạch hoạt động của tổ chuyên môn Bảng 2.8. Mức độ thực hiện lập kế hoạch hoạt động của tổ chuyên mônở các trường

MG thị xã Điện Bàn

TT Nội dung Điểm TB Thứ bậc

1 Xác định mục tiêu 3,0 1

2 Cụ thể hoá mục tiêu 2,7 4

3 Xác định các nguồn lực 2,5 5

4 Xác định các hoạt động ưu tiên 2,8 3

5 Xây dựng lịch trình hoạt động 2,89 2

6 Xây dựng cách thức thực hiện hoạt động 2,7 4

Theo bảng số liệu cho thấy, mức độ thực hiện lập kế hoạch hoạt động của các tổ chuyên môn ở các trường mẫu giáo thị xã Điện Bàn đều ở mức khá cao với điểm trung bình chung là x= 2.76.

Trong đó, nội dung xác định mục tiêu là nội dung được các tổ chuyên môn chú trọng thực hiện nhất với giá trị trung bình cao nhất là x=3.00. Việc xác định mục tiêu giúp định hướng và phát triển nội dung tốt hơn, không bị chệch hướng ngay từ đầu. Với điểm trung bình tuyệt đối, có thể thấy rằng nội dung xác định mục tiêu hoạt động của các tổ chuyên môn hết sức quan tâm để đảm bảo kế hoạch giáo dục trẻ đạt hiệu quả tốt nhất.

Nội dung xây dựng lịch trình hoạt động với giá trị trung bình là x= 2.89 cho thấy tổ chuyên môn của các trường có sự sắp xếp những hoạt động cần thiết, những yêu cầu phù hợp với nhu cầu của trẻ, nhu cầu của lớp trong những giai đoạn thực hiện cụ thể.

Tuy nhiên, với với những mục đích, yêu cầu của từng hoạt động, từng đề tài các tổ chuyên môn cần có sự chọn lọc trong việc xác định những yêu cầu nào nào là cần thiết và phù hợp với nhu cầu của trẻ, theo từng độ tuổi mình thực hiện.Nội dung xác định các hoạt động ưu tiên được đánh giá cao với giá trị trung bình là x= 2.8.

Có cùng giá trị trung bình là x= 2.7, hai nội dung cụ thể hóa mục tiêu và xây dựng cách thức thực hiện kế hoạch ở vị thứ khá thấp so với các nội dung khác. Mục tiêu phải rõ ràng và được xác định rõ, tránh đặt mục tiêu mơ hồ hoặc chung chung vì không mang lại định hướng đầy đủ do đó việc cụ thể hóa mục tiêu là rất cần thiết. Đi cùng với những mục tiêu cụ thể là kế hoạch hoạt động để hoàn thành những mục tiêu đó. Tuy nhiên, việc đưa ra những mục tiêu cụ thể phải bao gồm các tiêu chí về tính cụ thể, có thể đo lường được, tính khả thi, phù hợp và đảm bảo thời gian cụ thể. Do đó, việc cụ thể các mục tiêu sẽ có khó khăn nhất định dẫn đến khó khăn trong việc xây dựng các thức thực hiện hoạt động để hoàn thành mục tiêu.

Cuối cùng, khách thể khảo sát đánh giá nội dung xác định các nguồn lực là thấp nhất (x=2.5). Mọi tổ chức đều phải thu hút và phân bổ các nguồn lực cần thiết để đạt được mục đích của mình. Các tổ chức, bất kỳ loại gì, vì lợi nhuận hay phi lợi nhuận, lớn hay nhỏ đều dùng đến bốn nguồn lực chủ yếu: Nhân lực, tài lực, vật lực và thông tin. Nhưng việc xác định những nguồn lực cụ thể cho một mục tiêu hoạt động nhất định của mỗi tổ chuyên môn rất khó khăn và còn phụ thuộc vào nguồn lực mà nhà trường cung cấp cho các tổ.

Thực trạng quản lý công tác lập kế hoạch quản lý hoạt động tổ chuyên môn cũng được thể hiện thông qua kết quả phỏng vấn sâu “Ở trường tôi đang công tác, việc lập kế hoạch quản lý hoạt động tổ chuyên môn được xây dựng chặt chẽ từ trên

BGH đến tổ chuyên môn. Đầu tiên HT xây dựng kế hoạch chung của nhà trường, phân công cụ thể cho PHT quản lý bộ phận chuyên môn để xây dựng kế hoạch cho công tác giáo dục, tiếp theo sẽ xây dựng kế hoạch cụ thể chỉ đạo cho các tổ chuyên môn, cụ thể hóa nhiệm vụ, chỉ tiêu cụ thể cho từng tổ để các tổ trưởng chuyên môn tiếp tục xây dựng kế hoạch cụ thể theo độ tuổi cho tổ của mình. Tuy nhìn, công tác này chưa thực sự chặt chẽ và phối hợp chưa đồng bộ”.

Bảng 2.9. Kết quả khảo sát quản lý việc thực hiện hoạt động sinh hoạt tổ chuyên môn ở các trường MG thị xã Điện Bàn

TT Nội dung Điểm TB Thứ bậc

1 Hiệu trưởng hướng dẫn các tổ chuyên môn cùng giáo viên xây dựng kế hoạch hoạt động của tổ theo năm học

2,5 4

2 Việc xây dựng và thực hiện kế hoạch của tổ chuyên môn luôn quán triệt các băn bản chỉ đạo của cấp trên, kế hoạch giáo dục của nhà trường

2,9 1

3 Tiến hành điều tra, khảo sát tình hình thực tế khi xây dựng và thực hiện kế hoạch

2,5 4

4 Thiết kế mẫu xây dựng kế hoạch 2,85 2

5 Hiệu trưởng tổ chức xét duyệt kế hoạch hoạt động của tổ chuyên môn

2,5 4

6 Hiệu trưởng chỉ đạo giám sát, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch của tổ chuyên môn

2,9 1

7 Hiệu trưởng chỉ đạo tổ chuyên môn kiểm tra kế hoạch giáo dục của tổ mình

2,7 3

Điểm trung bình chung 2,69

Việc đánh giá thực hiện hoạt động sinh hoạt tổ chuyên môn được đánh giá trên nhiều khía cạnh nhưng nhìn chung đều được đánh giá ở mức khá tốt trở lên với điểm trung bình chung là x= 2.69

Các nội dung sinh hoạt thường xuyên của tổ chuyên môn bao gồm hai nội dung là việc xây dựng và thực hiện kế hoạch của tổ chuyên môn luôn quán triệt các văn bản chỉ đạo của cấp trên, kế hoạch giáo dục của nhà trường và Hiệu trưởng chỉ đạo giám sát, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch của tổ chuyên môn có giá trị trung bình

đều là x=2.9. Như vậy, hai nội dung sinh hoạt nhiều nhất là quán triệt các văn bản chỉ đạo, kế hoạch giáo dục của nhà trường.

Nội dung thiết kế mẫu xây dựng kế hoạch xếp vị thứ 2 với giá trị trung bình là x=2.85. Việc thống nhất mẫu kế hoạch sẽ giúp giáo viên định hướng rõ ràng trong việc xây dựng kế hoạch giáo dục, đảm bảo đáp ứng các mục tiêu giáo dục theo văn bản chỉ đạo của cấp trên và phù hợp với kế hoạch giáo dục của nhà trường.

Hiệu trưởng chỉ đạo tổ chuyên môn kiểm tra kế hoạch giáo dục của tổ mình có giá trị trung bình là x=2.7. Như vậy, tổ chuyên môn các trường mẫu giáo đã có sự kiểm tra, đánh giá lại kế hoạch trước khi đưa vào thực hiện để đảm bảo nội dung giáo dục phù hợp với nhu cầu của trẻ, nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ của các trường mẫu giáo.

Các nội dung còn lại gồm: Hiệu trưởng hướng dẫn các tổ chuyên môn cùng giáo viên xây dựng kế hoạch hoạt động của tổ theo năm học; Tiến hành điều tra, khảo sát tình hình thực tế khi xây dựng và thực hiện kế hoạch; Hiệu trưởng tổ chức xét duyệt kế hoạch hoạt động của tổ chuyên môn, theo số liệu khảo sát là được đề cập ít hơn trong các buổi sinh hoạt tổ chuyên môn với giá trị trung bình là 2.5, đạt mức trung bình khá.

Kết quả nghiên cứu về hoạt động tổ chuyên môn cũng được thể hiện thông qua kết quả phòng vấn: “Việc quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở trường mình đang công tác được thực hiện chặt chẽ từ BGH đến tổ trưởng chuyên môn. Trong quá trình thực hiện có sự kiểm tra, giám sát về chất lượng sinh hoạt cũng như nội dung sinh hoạt. Hằng tháng nhà trường có kế hoạch kiểm tra nội bộ đối với các tổ chuyên môn. Cuối mỗi học kỳ có đánh giá, rút kinh nghiệm. Bên cạnh những thuận lợi như: Có kế hoạch chung từ nhà trường xuống đến tổ dễ dàng cụ thể hóa các nội dung, mục tiêu để triển khai thực hiện; Có đầy đủ biên chế 2 giáo viên/lớp nên thuận lợi trong công tác sinh hoạt tổ chuyên môn, việc quản lý dễ dàng hơn; Giáo viên đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn; còn có những những khó khăn do giáo viên vừa thực hiện nhiệm vụ giảng dạy vừa kiêm nhiệm tổ trưởng chuyên môn nên còn hạn chế trong việc cụ thể hóa từng nội dung và mục tiêu chung của nhà trường. Việc xây dựng kế hoạch chưa được đào tào, bồi dưỡng nên còn lúng túng trong công xây dựng kế hoạch”.

b. Thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên thông qua sinh hoạt của tổ chuyên môn

Bảng 2.10. Kết quả khảo sát quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên của tổ chuyên môn ở các trường MG thị xã Điện Bàn

TT Nội dung Mức độ cần thiết Mức độ thực hiện Điểm TB Thứ bậc Điểm TB Thứ bậc

1 Hiệu trưởng có kế hoạch cụ thể về công tác tự học tự bồi cho GV từ đầu năm học

3,5 3 3,0 4

2 Hiệu trưởng cùng Tổ trưởng chuyên môn phân công giáo viên phụ trách các hoạt động của các đợt bồi dưỡng phù hợp

3,2 6 2,97 5

3 Hiệu trưởng phối hợp cùng tổ trưởng chuyên môn phân công GV trong các tổ hỗ trợ lẫn nhau

3,3 5 3,01 3

4 Hiệu trưởng chỉ đạo các tổ chuyên môn cho GV đăng ký các đề tài, sáng kiến kinh nghiệm ngay từ đầu năm học

3,9 1 3,8 1

5 Hiệu trưởng phân công cho phó hiệu trưởng cùng tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch tổ chức hội nghị trao đổi kinh nghiệm đổi mới phương pháp giáo dục, đánh giá trẻ theo quy định.

3,8 2 3,5 2

6 Hiệu trưởng căn cứ kế hoạch năm học để xây dựng kế hoạch đánh giá các sáng kiến kinh nghiệm, của GV nhà trường

3,4 4 3,0 4

Các nội dung quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên của tổ chuyên môn được khảo sát trên mức độ cần thiết và mức độ thực hiện.

Điểm trung bình chung về mức độ cần thiết là x=3.47. Điểm trung bình của các nội dung dao động từ 3.2 đến 3.9.

Hai nội dung xếp vị thứ cao nhất là Hiệu trưởng chỉ đạo các tổ chuyên môn cho GV đăng ký các đề tài, sáng kiến kinh nghiệm ngay từ đầu năm học là nội dung được đánh giá là cần thiết nhất (x=3.9) và Hiệu trưởng phân công cho phó hiệu trưởng (PHT) cùng tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch tổ chức hội nghị trao đổi kinh nghiệm đổi mới phương pháp giáo dục, đánh giá trẻ theo quy định (x=3.8). Như vậy có thể thấy hoạt động bồi dưỡng giáo viên của các tổ chuyên môn tập trung vào hai hoạt động chính là hoạt động thực hiện đề tài, sáng kiến kinh nghiệm của giáo viên và tổ chức hội nghị trao đổi kinh nghiệm giữa các giáo viên với nhau. Như vậy, hoạt động bồi dưỡng giáo viên của các tổ chuyên môn chủ yếu tập trung vào việc giáo viên tự tìm tòi, nghiên cứu và chia sẻ kinh nghiệm từ đó nâng cao trình độ lẫn nhau. Nội dung hiệu trưởng có kế hoạch cụ thể về công tác tự học tự bồi dưỡng cho GV từ đầu năm học (x=3.5) xếp vị trí thứ ba càng cho thấy rõ điều này.

Nội dung Hiệu trưởng căn cứ kế hoạch năm học để xây dựng kế hoạch đánh giá các sáng kiến kinh nghiệm của GV nhà trường cũng được cho là cần thiết có giá trị trung bình là x=3.4, Bên cạnh việc tổ chức cho giáo viên tự nghiên cứu và trao đổi nâng cao chuyên môn, nhà trường cũng quan tâm đến việc đánh giá các sáng kiến kinh nghiệm của giáo viên. Điều này giúp cho các giáo viên hoàn thiện hơn các đề tài nghiên cứu, sáng kiến kinh nghiệm của mình.

Nội dung hiệu trưởng phối hợp cùng tổ trưởng chuyên môn phân công GV trong các tổ hỗ trợ lẫn nhau có giá trị trung bình x= 3.3 cùng hai nội dung hiệu trưởng cùng TTCM phân công giáo viên phụ trách các hoạt động của các đợt bồi dưỡng phù hợp có giá trị trung bình x= 3.2 được cho là ít cần thiết hơn các nội dung khác.

Điểm trung bình chung về mức độ thực hiện là x= 3.15. Như vậy, việc thực hiện các nội dung bồi dưỡng giáo viên được đánh giá khá cao.

Các nội dung được đánh giá với mức độ cần thiết cao cũng được đánh giá ở mức độ thực hiện cao bao gồm các nội dung: Hiệu trưởng chỉ đạo các tổ chuyên môn cho GV đăng ký các đề tài, sáng kiến kinh nghiệm ngay từ đầu năm học; Hiệu trưởng phân công cho PHT cùng tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch tổ chức hội nghị trao đổi kinh nghiệm đổi mới phương pháp giáo dục, đánh giátrẻ theo quy định với giá trị trung bình lần lượt là 3.8 và 3.5. Như vậy, lần nữa cho thấy việc nhà trường chú trọng bồi dưỡng giáo viên thông qua hoạt động nghiên cứu và trao đổi kinh nghiệm.

Các nội dung HT có kế hoạch cụ thể về công tác tự học từ bồi dưỡng của GV từ đầu năm học và Hiệu trưởng căn cứ kế hoạch năm học để xây dựng kế hoạch đánh giá các sáng kiến kinh nghiệm, của GV nhà trường cũng có vị trí mức độ thực hiện gần tương đồng với vị thứ mức độ cần thiết với giá trị trung bình bằng nhau và bằng 3.00.

Nội dung HT phối hợp cùng TTCM phân công GV trong các tổ hỗ trợ lẫn nhau được đánh giá là thực hiện tốt ở vị trí thứ 3 với giá trị trung bình là x- 3.01, trong khi đánh giá tính cần thiết của nội dung này chỉ ở vị trí thứ 5. Như vậy có thể thấy rằng, không phải việc các giáo viên hỗ trợ nhau là không cần thiết mà do việc HT và tổ chuyên môn phân công giáo viên hỗ trợ lẫn nhau đã được thực hiện tốt và các giáo viên có sự tự giác nên việc tiếp tục chú trọng bồi dưỡng giáo viên ở khía cạnh này không cần quá nhiều sự quan tâm.

Nội dung cuối cùng là HT cùng TTCM phân công giáo viên phụ trách các hoạt động của các đợt bồi dưỡng phù hợp với mức độ cần thiết với giá trị trung bình lần lượt là 2.97.

Kết quả nghiên cứu thực trạng việc bồi dưỡng năng lực chuyên môn nghiệp vụ của GV thông qua sinh hoạt tổ chuyên môn ở trường mẫu giáo cũng được thể hiện qua kết quả phỏng vấn. Một mặt, “việc bồi dưỡng chuyên môn năng lực nghiệp vụ cho giáo viên trong nhà trường luôn được chú trọng. Nhà trường bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên qua nhiều hình thức nhưng việc bồi dưỡng chuyên môn năng lực, nghiệp vụ thông qau sinh hoạt tổ chuyên môn được chú trọng hơn. Vì đây là hình thức bồi dưỡng chuyên môn thực tế nhất, mọi khó khăn, vưỡng mắc trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được các cô giáo trao đổi để chị em cùng nhau đóng góp ý kiến để tìm ra phương pháp, hình thức và nội dung phù hợp với từng độ tuổi, từng lớp của mình. Nếu như nhà trường không có thời gian để bồi dưỡng chuyên môn toàn trường thì hình thức bồi dưỡng chuyên môn qua sinh hoạt tổ chuyên môn thiết thực nhất. Vì các thành viên nhỏ có thể sắp xếp thời gian hợp lý để tổ chức sinh hoạt, trao đổi hoặc triển khai những nội dung mới mà nhà trường đã thống nhất chỉ đạo xuống các tổ chuyên môn”. Mặt khác, tuy “Bồi dưỡng chuyên môn là việc làm thường xuyên, là nhiệm vụ hàng đầu của nhà trường, nhằm nâng cáo chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ, khắc phục những khó khăn hạn chế trong quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ. Góp phần yêu cầu đổi mới trong giáo dục, nâng cao phẩm chất, đạo đức, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên. Bồi dưỡng sẽ góp phần xây dựng tinh thần tích cực, khuyến khích giáo viên làm việc có hiệu quả hơn và thực hiện tốt nhiệm vụ của mình. Tổ trưởng còn e ngại trong việc đánh giá hoặc triển khai các nội dung để tổ viên nắm

bắt. Trình độ chuyên môn của tổ trưởng chưa đáp ứng với yêu cầu hiện nay nên rất

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các trường mẫu giáo thị xã điện bàn tỉnh quảng nam (Trang 60 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)