8. Cấu trúc của luận văn
3.4.5. Kết quả khảo nghiệm
Thông qua kết quả Bảng 3.1 về mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các biện pháp, có thể nói, cách nhìn nhận của các đối tượng đều có sự thống nhất cao với các biện pháp đề xuất của tác giả. Cụ thể là: 5 biện pháp đề xuất đều được CBQL, GV đánh giá là có mức độ cần thiết và khả thi cao, trong đó có 03 biện pháp được đánh giá đạt tỷ lệ 100% về tính cần thiết, 01 biện pháp được đánh giá 100% về tính khả thi. Tất cả các biện pháp còn lại trên mức 75% đánh giá ở mức độ cần thiết và khả thi.
Bảng 3.1. Khảo nghiệm tính cấp thiết và khả thi về các biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các trường mẫu giáo thị xã Điện Bàn, tỉnh
Quảng Nam TT CÁC BIỆN PHÁP Số lƣợng TÍNH CẤP THIẾT (%) TÍNH KHẢ THI (%) Cấp thiết Ít cấp thiết Không cấp thiết Khả thi Ít khả thi Không khả thi 1 Nâng cao nhận thức của Cán bộ quản lý, giáo viên về tầm quan trọng đối với hoạt động tổ chuyên môn trong trường mẫu giáo
114 100,00 0 0 100,00 0 0
2 Đổi mới công tác xây dựng kế hoạch hoạt động của tổ chuyên môn
TT CÁC BIỆN PHÁP Số lƣợng TÍNH CẤP THIẾT (%) TÍNH KHẢ THI (%) Cấp thiết Ít cấp thiết Không cấp thiết Khả thi Ít khả thi Không khả thi 3 Quản lý tổ chức hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ đáp ứng yêu cầu của chương trình GDMN theo thông tư 51/2020/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
114 100,00 0 0 89,02 10,98 0
4 Nâng cao việc bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho GV thông quan SHCM theo NCBH
114 87,20 12,80 0 81,10 18,90 0
5 Tăng cường hoạt động giao lưu, học tập, trao đổi kinh nghiệm giữa tổ chuyên môn trong các nhà trường và với các tổ chuyên môn mẫu giáo tiên tiến trong thị xã.
114 100,00 0 0 90,24 9,76 0
Từ kết quả nghiên cứu nhóm nghiên cứu đã đề ra các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các trường mẫu giáo thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Để đảm bảo được khả năng ứng dụng của các biện pháp, một cuộc khảo nghiệm được thực hiện và cho ra bảng kết quả như trên.
Dựa vào bảng số liệu trên nhận thấy rằng biện pháp thứ nhất: “Nâng cao nhận thức của Cán bộ quản lý, giáo viên về tầm quan trọng đối với hoạt động tổ chuyên môn trong trường mẫu giáo” là có tính cấp thiết và tính khả thi với số liệu nhận được là tuyệt đối với 100% cho cả tính cấp thiết và tính khả thi.
Biện pháp thứ hai “Đổi mới công tác xây dựng kế hoạch hoạt động của tổ chuyên môn” được đánh giá là 84,15% cho tính cấp thiết, 15,85% cho ít cấp thiết và 90,85% cho tính khả thi và 9,15% cho ít khả thi.
Biện pháp thức ba “Quản lý tổ chức hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục đáp ứng yêu cầu của chương trình GDMN theo thông tư 51/2020/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo” được đánh giá có tính cấp thiết với 100% đánh giá, với tính khả thi biện pháp này được đánh giá cho tính khả thi là 89,02%, ít khả thi là 10,98%.
Biện pháp thứ tư “Nâng cao việc bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho GV thông quan SHCM theo NCBH” có lượng đánh giá cấp thiết là 87,20%, ít cấp thiết là 12,8% và lượng đánh giá cho tính khả thi là 81,10%, ít khả thi là 18,9%.
Biện pháp thứ năm “Tăng cường hoạt động giao lưu, học tập, trao đổi kinh nghiệm giữa tổ chuyên môn trong các nhà trường và với các tổ chuyên môn mẫu giáo tiên tiến trong thị xã.” Có lượng đánh giá cấp thiết là tuyệt đối 100% và đánh giá về tính khả thi là 90,26%, có 9,76% đánh giá cho ít khả thi. Tất cả các biện pháp đưa ra không có biệt pháp nào nhận đánh giá là không khả thi hay không cấp thiết.
Ngoài ra, qua trao đổi và phỏng vấn thêm, chúng tôi nhận thấy đa số CBQL, GVđều rất đồng tình với những giải pháp trên. Hy vọng rằng nếu được vận dụng triển khai một cách đồng bộ, các biện pháp này sẽ góp phần nâng cao hiệu quả tổ chức công tác quản lí hoạt động tổ chuyên môn.
Kết quả phân tích số liệu nhận thấy rằng, tất cả các biện pháp nhóm nghiên cứu đưa ra đều có tính cấp thiết và tính khả thi cao. Điều này chứng minh rằng các biện pháp được xây dựng dựa trên cả kết quả nghiên cứu và thực tế thì thế các trường mẫu giáo thuộc thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam có thể áp dụng các biện pháp này vào để nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động tổ chuyên môn.
Tiểu kết Chƣơng 3
Dựa trên cơ sở lí luận của vấn đề nghiên cứu, dựa trên thực trạng công tác quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các trường mẫu giáo thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam, đồng thời để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đáp ứng với yêu cầu ngày càng cao của xã hội, nghiên cứu đã đề ra 5 biện pháp quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các trường mẫu giáo trong địa bàn thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam, bao gồm: Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên về tầm quan trọng đối với hoạt động tổ chuyên môn trong trường mẫu giáo; Đổi mới công tác quản lý xây dựng kế hoạch hoạt động của tổ chuyên môn; Quản lý tổ chức hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục đáp ứng yêu cầu của chương trình GDMN theo thông tư 51/2020/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo; Nâng cao việc bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho
giáo viên thông qua sinh hoạt chuyên môn theo NCBH; Tăng cường hoạt động giao lưu, học tập, trao đổi kinh nghiệm giữa các tổ chuyên môn trong trường và với các tổ chuyên môn trường mẫu giáo tiên tiến trong thị xã. Các biện pháp đưa ra đều tập trung xây dựng và phát triển nhà trường nhằm giúp hiệu trưởng các trường mẫu giáo thị xã Điện Bàn thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý chuyên môn của mình.
Qua kết quả thăm dò tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất, mức độ rất khả thi và rất cần thiết của các biện pháp đều được cán bộ quản lý và giáo viên nhất trí cao. Đa số cán bộ quản lý đều đồng tình cho rằng khi các biện pháp này được áp dụng một cách liên hoàn và triệt để vào các trường mẫu giáo thì nhất định chất lượng giáo dục ở cơ sở đó sẽ được từng bước nhân lên.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
Tổ chuyên môn là nơi trực tiếp thực hiện các hoạt động giáo dục của nhà trường đến giáo viên và trẻ. Thông qua tổ chuyên môn, hiệu trưởng thực hiện quản lý về công tác quy hoạch và bồi dưỡng tổ trưởng chuyên môn, công tác xây dựng và thực hiện kế hoạch của tổ chuyên môn, hoạt động giáo dục, đổi mới phương pháp giáo dục, sinh hoạt tổ chuyên môn. Tổ chuyên môn cũng chính là tập thể sư phạm gần nhất của người giáo viên, có tác dụng giúp đỡ nhau bồi dưỡng, nâng cao tay nghề, phát triển về chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm. Chất lượng hoạt động của các tổ chuyên môn có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng chăm sóc và giáo dục của nhà trường.
Quản lý hoạt động tổ chuyên môn là yêu cầu thiết thực và có ý nghĩa quan trọng việc nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường do vậy cần thiết phải nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực trạng về hoạt động tổ chuyên môn và quản lý hoạt động tổ chuyên môn và các biện pháp quản lý hoạt động tổ chuyên môn phù hợp với thực tiễn, khả thi và cần thiết đối với trường mẫu giáo trong giai đoạn hiện nay.
Trên cơ sở lý luận và thực tiễn đã được nghiên cứu về hoạt động tổ chuyên môn, quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở trường mẫu giáo thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam luận văn đã đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở trường mẫu giáo trong giai đoạn hiện nay gồm 5 biện pháp sau:
Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức của Cán bộ quản lý, giáo viên về tầm quan trọng đối với hoạt động tổ chuyên môn trong trường mẫu giáo
Biện pháp 2: Đổi mới công tác xây dựng kế hoạch hoạt động của tổ chuyên môn Biện pháp 3: Quản lý chỉ đạo tổ chức hoạt động đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với chương trình GDMN theo Thông tư 51 của Bộ GDĐT
Biện pháp 4: Nâng cao việc bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên thông quan sinh hoạt chuyên môn theo NCBH.
Biện pháp 5: Tăng cường hoạt động giao lưu, học tập, trao đổi kinh nghiệm giữa tổ chuyên môn trong các nhà trường và với các tổ chuyên môn trường mẫu giáo tiên tiến trong thị xã.
Các biện pháp này có mối quan hệ biện chứng với nhau tạo nên một chỉnh thể thống nhất của các biện pháp quản lý hoạt động tổ chuyên môn. Kết quả khảo sát tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp cho thấy các biện pháp được đề xuất đều cấp thiết và mang tính khả thi cao.
2. Khuyến nghị
Để hoạt động quản lý tổ chuyên môn có hiệu quả, đề tài cũng đưa ra một số khuyến nghị cho các cấp lãnh đạo nhằm tăng cường những điều kiện thuận lợi để hoạt động quản lý tổ chuyên môn ở các trường phát huy được hiệu quả.
Đối với Sở Giáo dục - Đào tạo Tỉnh Quảng Nam
Cần có chương trình, kế hoạch đào tạo bồi dưỡng thường xuyên về nghiệp vụ quản lý nhằm giúp đội ngũ cán bộ quản lý các trường mẫu giáo nâng cao trình độ, cập nhật lý luận khoa học quản lý theo hướng cải cách hiện đại. Từ đó, cán bộ quản lý có thể vận dụng vào thực tiễn của trường mình, tránh tình trạng quản lý theo kinh nghiệm. Cần phối hợp với PhòngGiáo dục thị xã tăng cường công tác thanh tra chuyên môn để tạo động lực thúc đẩy, tham mưu trong công tác quản lý chuyên môn ở các trường.
Đối với Phòng giáo dục thị xã Điện Bàn
Trong năm học phòng giáo dục cần tăng cường tổ chức những đợt hội thảo về chuyên đề quản lý TCM cho HT; tổ chức tập huấn công tác chỉ đạo TCM cho các TTCM ở trường mẫu giáo trên địa bàn thị xã.
Tham mưu với Uỷ ban nhân dân tỉnh cũng như Sở GD &ĐT để tổ chức cho đội ngũ HT các trường mẫu giáo được đi tham quan, học tập kinh nghiệm quản lý tại các trường điểm, trường Chuẩn Quốc gia ở các tỉnh, thành phố tiêu biểu trong nước; đồng thời cũng tham mưu để tăng chế độ phụ cấp cho TTCM các trường .
Tham mưu với Uỷ ban nhân dân thị xã đẩy nhanh việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho các trường mẫu giáo chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới hiện nay.
Đối với các trường mẫu giáo thị xã Điện Bàn
HT phải thực hiện theo Điều lệ trường mầm non để bổ nhiệm đội ngũ TTCM có năng lực chuyên môn giỏi, có uy tín trong trường, có khả năng quản lý, chỉ đạo tốt.
Chất lượng chuyên môn của TCM là thước đo về trình độ, năng lực quản lý của HT. Cần đổi mới hình thức đánh giá thi đua đối với tập thể, cụ thể là TCM và quan tâm hơn nữa đến quyền lợi vật chất một cách đúng mức khi đặt ra các danh hiệu thi đua.
HT cần phân định rõ ràng công việc và trách nhiệm của từng thành viên tham gia quản lý như: HT, Phó HT, TTCM; tránh tình trạng bao cấp hoặc chồng chéo trong việc chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ chuyên môn; tránh biến TCM thành một bộ phận triển khai những công việc mang tính chất hành chính thuần tuý.
môn và cả về những quyền lợi, chế độ đãi ngộ, khen thưởng.
Hiệu trưởng cũng cần tham mưu với Phòng Giáo dục thị xã và tăng cường công tác xã hội hóa giáo dục để đầu tư thêm trang thiết bị phục vụ tốt hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ; cung ứng những nhu cầu tốt nhất trong điều kiện cụ thể của trường mình để tổ chuyên môn có điều kiện hoạt động với hiệu suất cao.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Bùi Thị Kiều Anh (2015), Quản lý hoạt động tổ chuyên môn trường mầm non đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục, Luận văn Thạc sĩ, Hà Nội
[2] Đặng Quốc Bảo (1996), Về phạm trù nhà trường và nhiệm vụ phát triển nhà trường trong bối cảnh hiện nay, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội.
[3] Đặng Quốc Bảo (1998), Một số khái niệm quản lý giáo dục, Trường Cán bộ Quản lý giáo dục và đào tạo
[4] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2020), Thông tư 52/TT-BGDĐT ngày 31 tháng 12 năm 2020 ban hành Thông tư Điều lệ trường Mầm non,
[5] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2020), Thông tư 47/2020/TT-BGDĐT ngày 31 tháng 12 năm 2020 Thông tư Quy định về việc lựa chọn đồ chơi, học liệu được sử dụng trong các cơ sở giáo dục mầm non.
[6] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), Thông tư số 26/2018/TT-BGDĐT ngày 8 tháng 10 năm 2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về Thông tư ban hành chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non.
[7] Ban chấp hành trung ương (2013), Nghị quyết 29-NQ/TW năm 2013 đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế
[8] Các-Mác (1976), Tư bản – Tập 1 và 2, NXB Sự thật, Hà Nội.
[9] Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2012), Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020, NXB Giáo dục, Hà Nội.
[10] Nguyễn Quốc Chí – Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2004), Cơ sở khoa học quản lý –Tập bài giảng
[11] Nguyễn Đình Chỉnh - Phạm Ngọc Uyên (1998), Tâm lý học Quản lý, NXB Giáo dục, Hà Nội
[12] Phạm Minh Hạc (1986), Một số vấn đề về giáo dục và khoa học giáo dục. NXB Giáo dục.
[13] Bùi Hiền - Nguyễn Văn Giao - Nguyễn Hữu Quỳnh - Vũ Văn Tảo (2001), Từ điển Giáo dục học, NXB Từ điển Bách khoa.
[14] Hà Sỹ Hồ (1985), Những bài giảng về quản lý trường học, Tập I, II, NXB Giáo dục Hà Nội.
[15] Hà Sỹ Hồ (1989), Những bài giảng về quản lý trường học, Tập 3 – NXB Giáo dục, Hà Nội.
mầm non quận Hoàng Mai- Hà Nội, Luận văn Thạc sĩ, Hà Nội.
[17] Trần Kiểm (1984), Quản lý Giáo dục và trường học (Giáo trình dùng cho học viên cao học Giáo dục học), Viện Khoa học Giáo dục, Hà Nội.
[18] Trần Kiểm (1990), Quản lý giáo dục và quản lý trường học, Viện khoa học. [19] Trần Kiểm (2004), Khoa học quản lý giáo dục – Một số vấn đề lý luận và thực
tiễn, NXB Giáo dục, Hà Nội.
[20] Nguyễn Văn Lê – Tạ Văn Danh (1995), Khoa học Quản lý nhà trường, Khoa quản trị - NXB TP. Hồ Chí Minh.
[21] Hoàng Văn Luân (2008), Lịch sử tư tưởng quản lý. Tập bài giảng. [22] Luật giáo dục (2019), Luật số: 43/2019/QH14 – Luật giáo dục
[23] Makarenko A.X. (1984), Tuyển tập các tác phẩm sư phạm – Tập 1, NXB Giáo dục, Hà Nội.
[24] Phạm Trọng Mạnh (chủ biên) cùng nhóm tác giả (1999), Giáo trình khoa học quản lý, NXB Xây dựng, Hà Nội.
[25] “NCBH” – mô hình bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho GV (2016). Cập nhật ngày 08/01/2016. http://nghiepvusupham.com.
[26] Nguyễn Thị Thu Nga (2015), Quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các trường mầm non trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm – thành phố Hà Nội, Luận văn Thạc sĩ, Hà Nội.
[27] Vũ Quỳnh Nga (2018), “Một số biện pháp quản lí hoạt động chuyên môn của tổ trưởng chuyên môn trong trường mầm non đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục mầm non”, Tạp chí Giáo dục, Số 441 (Kì 1 - 11/2018), tr 1-6.
[28] Nguyễn Văn Ninh, Lê Thị Thu (2015), “Sinh hoạt chuyên môn theo hướng “NCBH” – phương thức để phát triển năng lực dạy học cho GV”, Tạp chí giáo dục, 353(11), tr. 26-31.
[29] Hà Thế Ngữ – Đặng Vũ Hoạt (1998), Giáo dục học – Tập 1, NXB Giáo dục, Hà Nội.
[30] Hoàng Phê (chủ biên) (1992), Từ điển Tiếng Việt, Trung tâm từ điển ngôn ngữ, Hà Nội.
[31] Nguyễn Nguyên Quang (1989), Những khái niệm cơ bản về lý luận quản lý giáo dục. Trường cán bộ quản lý giáo dục Trung ương I, Hà Nội.
[32] Nguyễn Ngọc Quang (1998), Nhà sư phạm- người góp phần đổi mớilý luận dạy học, Trường Cán bộ Quản lý Giáo dục và Đào tạo, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội.
[33] Hoàng Tâm Sơn (2001), Một số vấn đề tổ chức khoa học của người Hiệu trưởng, trường CBQL Giáo dục và Đào tạo TPHCM.
[34] Thái Văn Thành (2007), Quản lý giáo dục và quản lý nhà trường, NXB Đại học Huế.