Tăng cường hoạt động giao lưu, học tập, trao đổi kinh nghiệm giữa

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các trường mẫu giáo thị xã điện bàn tỉnh quảng nam (Trang 82 - 83)

8. Cấu trúc của luận văn

3.2.5. Tăng cường hoạt động giao lưu, học tập, trao đổi kinh nghiệm giữa

tổ chuyên môn trong trường và với các tổ chuyên môn trường mẫu giáo tiên tiến trong thị xã

3.2.5.1. Mục tiêu của biện pháp

Đối với mỗi nhà trường, việc động viên đội ngũ giáo viên việc học tập trao đổi kinh nghiệm giảng dạy là hoạt động cần thiết. Thông qua trao đổi chuyên môn giúp cho giáo viên tự đánh giá được kiến thức, phương pháp mà đã tích lũy được, bổ sung những kiến thức chuyên môn, phương pháp giảng dạy còn hạn chế, tạo tinh thần học hỏi, ý chí vươn lên của đội ngũ giáo viên.

Giao lưu chuyên môn nhằm tạo sự trưởng thành nhanh của đội ngũ, thu hẹp khoảng cách của giáo viên nhà trường với các trường mẫu giáo về năng lực giảng dạy và nghiệp vụ sư phạm.

3.2.5.2. Nội dung và cách tiến hành

Hàng năm, trước khi bước vào năm học, Nhà trường (Hiệu trưởng) lên kế hoạch hoạt động giao lưu, học tập, trao đổi kinh nghiệm giữa các tổ chuyên môn trong trường và các các tổ chuyên môn trường mẫu giáo tiên tiến trên địa bàn. Hoạt động này được thực hiện theo định kỳ 1-2 lần/quý hoặc 1 lần/2 tháng, phù hợp với các hoạt động giáo dục và chuyên môn của nhà trường.

Hiệu trưởng triển khai cho các tổ chuyên môn đăng ký các đợt sinh hoạt trao đổi kinh nghiệm với các nội dung đa dạng. Yêu cầu mỗi tổ chuyên môn chuẩn bị ít nhất một nội dung để thực hiện hoạt động giao lưu, trao đổi kinh nghiệm giữa các tổ chuyên môn trong và ngoài nhà trường.

kế hoạch chuyên môn giao lưu, học tập, trao đổi chuyên môn cũng cần chú ý lên kế hoạch kinh phí, cơ sở vật chất cụ thể trong các đợt hoạt động và phù hợp với quy định, quy chế hiện hành.

Các tổ trưởng chuyên môn cần phổ biến cho các tổ viên tích cực tham gia, đề xuất các ý tưởng, xây dựng các nội dung giao lưu, học tập, trao đổi chuyên môn trong và ngoài tổ. Trên cơ sở đó, tổ trưởng chuyên môn tiến hành sinh hoạt tổ để thống nhất các nội dung, phương án, hình thức giao lưu, học tập, trao đổi chuyên môn và trình hiệu trưởng phê duyệt.

3.2.5.3. Điều kiện thực hiện

- Việc giao lưu, trao đổi chuyên môn nhận được sự đồng tình, ủng hộ của các trường trong thị xã.

- Có sự chủ động trong việc xây dựng kế hoạch cũng nhưu triển khai hệ thống, đồng bộ từ tổ chuyên môn đến nhà trường.

- Các nhà trường cần có kinh phí chi phục vụ cho việc giao lưu, sinh hoạt chuyên môn.

- Xây dựng “Trường học kết nối”, hướng dẫn giáo viên tham gia và trao đổi chuyên môn.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các trường mẫu giáo thị xã điện bàn tỉnh quảng nam (Trang 82 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)