Đổimới công tác quản lý xây dựng kế hoạch hoạt động của tổ chuyên

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các trường mẫu giáo thị xã điện bàn tỉnh quảng nam (Trang 76 - 78)

8. Cấu trúc của luận văn

3.2.2. Đổimới công tác quản lý xây dựng kế hoạch hoạt động của tổ chuyên

trường.

Thường xuyên tham dự sinh hoạt chuyên môn ở các tổ để hướng dẫn, theo dõi việc tổ chuyên môn giảng dạy và học tập, về PPDH, về đổi mới nội dung chương trình. Cần phải xây dựng được đội ngũ cán bộ quản lý đúng về cơ cấu, mạnh về khả năng chuyên môn để thực hiện tốt nhiệm vụ nhà trường đạt tới mục tiêu đề ra. Chính vì vậy BGH nhà trường phải hoàn thiện bản thân qua các tiêu chí: có đủ năng lực phẩm chất đạo đức, văn hoá, có lý luận, có tầm nhìn, có khả năng điều hành nhà trường đạt được mục tiêu giáo dục trong bối cảnh mới.

3.2.1.3. Điều kiện để thực hiện

Hiệu trưởng phải là người nắm vững chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về giáo dục, các quy định của ngành, đặc biệt phải nắm vững các quy định về tổ chuyên môn và quả lý hoạt động của tổ chuyên môn. Phải có uy tin cao với đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh. Làm việc khoa học, xây dựng kế hoạch rõ ràng, phân công nhiệm vụ cụ thể và tổ chức thực hiện có hiệu quả mọi nhiệm vụ của nhà trường.

3.2.2. Đổi mới công tác quản lý xây dựng kế hoạch hoạt động của tổ chuyên môn môn

3.2.2.1. Mục tiêu của biện pháp

Hiệu quả hoạt động của tổ chuyên môn phụ thuộc nhiều vào việc xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện hoạt động của tổ trong năm học. Một bản kế hoạch phù hợp và có tính khả thi sẽ có tác dụng định hướng hoạt động trong cả năm học. Nhờ vào các mục tiêu đặt ra, các thành viên trong tổ chuyên môn sẽ cùng phấn đấu, đồng lòng thực kế hoạch của tổ chuyên môn một cách có hiệu quả.

Thực hiện kế hoạch của tổ chuyên môn trong năm học gồm có những kế hoạch sau:

- Kế hoạch năm học của tổ chuyên môn; Kế hoạch giáo dục năm, chủ đề, tháng, tuần và kế hoạch ngày; Kế hoạch tổ chức ngày hội ngày lễ;

3.2.2.2. Những yêu cầu đối với việc xây dựng kế hoạch tổ chuyên môn: Đảm bảo tính mục đích:

Đảm bảo tính cụ thể, đo được:

Các mục tiêu, chỉ tiêu trong kế hoạch tổ chuyên môn cần phải rõ ràng, cụ thể, có thể đo được; các nguồn lực thực hiện cần được tổ chức một cách tường minh; các biện pháp thực hiện cần được đề xuất một cách cụ thể để thực hiện thuận lợi.

Đảm bảo tính thực tiễn, khả thi:

chuyên môn, của nhà trường, năng lực thực hiện cụ thể của đội ngũ giáo viên trong tổ và nguồn lực của tổ chuyên môn cũng như của nhà trường. Sự phù hợp giữa kế hoạch của tổ chuyên môn và thực tiễn sẽ đảm bảo cho mọi mục tiêu và nhiệm vụ có thể thực hiện và đạt kết quả như mong muốn.

Đảm bảo tính linh hoạt:

Thực tế của tổ chuyên môn, của nhà trường trong năm học có thể không diễn ra không đúng như dự kiến ban đầu của tổ trưởng chuyên môn. Do vậy, cần linh hoạt phát hiện điểm không phù hợp của kế hoạch tổ chuyên môn và điều chỉnh kịp thời về mục tiêu, nhiệm vụ và việc khai thác, sử dụng nguồn lực…

Đảm bảo tính dân chủ:

Kế hoạch tổ chuyên môn cần phải là kết quả thống nhất của trí lực tập thể cán bộ, giáo viên trong tổ. Nếu quá trình xây dựng kế hoạch tổ chuyên môn, mọi thành viên trong tổ đều được biết, được chia sẻ bàn bạc và nhất trí sẽ là cơ sở liên kết, tập hợp những nỗ lực hành động nhằm đạt mục tiêu chung; đồng thời, sẽ tạo điều kiện cho mọi người tham gia kiểm soát và đánh giá quá trình thực hiện.

Đảm bảo tính dân chủ trong quá trình xây dựng kế hoạch tổ chuyên môn sẽ tạo điều kiện phát huy tính sáng tạo của giáo viên, tạo ra cơ chế công khai, minh bạch, cùng tham gia công tác quản lý tổ chuyên môn và quản lý nhà trường.

Đảm bảo tính hệ thống, nhất quán trong tổ chức nhà trường

Xây dựng kế hoạch tổ chuyên môn cần đảm bảo mối liên hệ tương hỗ với kế hoạch các tổ chuyên môn và bộ phận khác trong nhà trường, cùng hướng tới thực hiện kế hoạch của nhà trường.

3.2.2.3. Cách thức xây dựng kế hoạch hoạt động trong năm học của tổ chuyên môn

* Nội dung của bản kế hoạch tổ chuyên môn: Phần căn cứ:

Phần này có ý nghĩa như là điểm tựa pháp lý cho việc đề xuất các nội dung của kế hoạch. Tổ trưởng chuyên môn cần nghiên cứu, nắm vững các cơ sở pháp lý để xây dựng kế hoạch của tổ chuyên môn, bao gồm:

- Các loại nghị quyết của Đảng các cấp (có liên quan đến phát triển giáo dục); - Các chỉ thị của Nhà nước, của chính quyền các cấp;

- Các văn bản chỉ đạo nhiệm vụ năm học của ngành (được ban hành từ các cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục (Bộ, Sở, Phòng GD-ĐT);

- Nghị quyết Chi bộ nhà trường, Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học của nhà trường (nếu đã có).

những cơ sở pháp lý gần nhất với nhà trường để làm điểm tựa pháp lý trực tiếp cho việc đề xuất các nội dung của kế hoạch của tổ chuyên môn. Không nên chỉ đưa ra những căn cứ pháp lý “xa” (của Đảng, Nhà nước, của ngành) mà quên căn cứ pháp lý “gần” và “sát” với tổ chuyên môn.

Phần các nội dung chính:

Nội dung chính của kế hoạch tổ chuyên môn bao gồm 5 vấn đề:

1. Đặc điểm tình hình:

 Nêu bối cảnh năm học: bối cảnh năm học (của quốc gia, của nhà trường, của TCM), thuận lợi và khó khăn, thời cơ và thách thức của tổ chuyên môn;

 Nêu tình hình thực tế của tổ chuyên môn (thống kê kết quả về tình hình thực hiện kế hoạch năm học trước; những điểm mạnh, điểm yếu và thuận lợi, khó khăn cơ bản của tổ chuyên môn trong năm học mới)

Mục này cần trả lờirõ 2 câu hỏi: tổ chuyên môn của chúng ta đang ở đâu? tổ chuyên môn sẽ thực hiện những mục tiêu nào? Cụ thể hóa các mục tiêu.

Biện pháp thực hiện: Tổ trưởng chuyên môn sẽ bàn bạc và đưa ra các biện pháp thực hiện những mục tiêu đã cụ thể hóa đã nêu ở trên.

Các kiến nghị, đề xuất

Vì vậy việc xây dựng kế hoạch nhà trường cần phải cung cấp các tài liệu hướng dẫn thực hiện năm học của Bộ, Sở giáo dục và đào tạo đến các phó hiệu trưởng, các tổ chuyên môn, tổ chức nghiên cứu, học tập và quán triệt thực hiện.

- Nhà trường có kế hoạch tập huấn về cách thức tiến hành xây dựng kế hoạch, hình thức trình bày văn bản theo quy định.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các trường mẫu giáo thị xã điện bàn tỉnh quảng nam (Trang 76 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)