8. Cấu trúc của luậnvăn
2.2.2. Về tình hình kinh tế
Trong suốt chặng đƣờng lịch sử, tổ chức hành chính của huyện Dầu Tiếng thƣờng xuyên có nhiều biến động. Cho đến ngày 23 tháng 7 năm 1999, Chính Phủ quyết định tái lập huyện Dầu Tiếng với diện tích tự nhiên 721,95 km2, dân số 113.830 ngƣời, chủ yếu sinh sống bằng sản xuất nông nghiệp (năm 1999). Với nhiều thành phần dân tộc thiểu số nhƣ: Tày, Nùng, Mƣờng, Thái ... đông nhất là dân tộc Khơme. Với điều kiện tự nhiên có nhiều thuận lợi, Địa hình gò đồi nhấp nhô, lƣợn thoải dần về phía Nam. Phía Bắc có dãy Núi Cậu, tổ hợp của 02 ngọn Núi Ông và Tha La. Nằm trong khu vực nhiệt đới vùng Đông Nam Bộ, Dầu Tiếng có chung đặc điểm là nắng nóng và mƣa nhiều. Tuy nhiên, khí hậu ở đây tƣơng đối ôn hòa, ít thiên tai, bão lụt, đất có độ cao trung bình thấp và tƣơng đối bằng phẳng. Đất Dầu Tiếng chủ yếu là đất bazan xám rất thích hợp cho các cây công nghiệp nhƣ: cao su, điều, tiêu và các loại
cây ăn quả. Riêng dải đất ven Sông Sài Gòn là đất phù sa mới, trồng lúa và các loại rau đậu tốt. Nhìn chung, đất đai, khí hậu và sông suối của huyện Dầu Tiếng rất thuận lợi để phát triển nông nghiệp và ngành này đang trở thành một thế mạnh của huyện. Tính đến nay toàn huyện có 339 doanh nghiệp (trong đó có 51 doanh nghiệp sản xuất) có 21 HTX, 10 Tổ hợp tác; các HTX, Tổ hợp tác từng bƣớc hoạt động có hiệu quả. Có 218 trại chăn nuôi gia súc, gia cầm, trong đó trại chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao (trại lạnh) là 149 trại (chiếm 68,3%). Diện tích nuôi trồng thủy sản khoảng 116.000m2. Đến nay, giá trị sản xuất ngành nông nghiệp đạt 4.241 tỷ đồng, chiếm 23,73% trong cơ cấu kinh tế huyện (Trong đó: trồng trọt chiếm 58%, chăn nuôi chiếm 42%) (UBND huyện Dầu Tiếng, 2019).
Đặc biệt với tuyến đƣờng giao thông ĐT 744, 748, 749 nối thành phố Thủ Dầu Một (Bình Dƣơng) với địa bàn huyện tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của địa phƣơng. Tốc độ tăng trƣởng kinh tế hàng năm đạt 12,44%, cơ cấu kinh tế có bƣớc chuyển dịch đúng hƣớng, trong đó ngành nông nghiệp - lâm nghiệp chiếm 40%; công nghiệp - xây dựng 31,9%; thƣơng mại dịch vụ 28,1%. Thu nhập bình quân đầu ngƣời đến cuối năm 2018 đạt 55 triệu đồng/ ngƣời/năm. Lƣới điện quốc gia phủ kín 89/89 khu, ấp. Tỷ hộ sử dụng điện đạt 99,8%, tỷ lệ hộ dân sử dụng nƣớc sạch, hợp vệ sinh đạt 100%. Tóm lại, nền kinh tế của Dầu Tiếng khá phát triển, đặc biệt trên lĩnh vực sản xuất nông lâm nghiệp với sự phát triển của các công ty cao su và sự ra đời của của hàng trăm trang trại tƣ nhân. Kinh tế đã bắt đầu chuyển lên thành nền kinh tế hàng hóa theo hƣớng sản xuất lớn.
Thế mạnh kinh tế của huyện Dầu Tiếng là nông nghiệp, Cao su vẫn là cây trồng chủ lực của huyện, diện tích cây cao su trên địa bàn huyện là 50.270ha. Diện tích cây ăn quả 580ha. Tổng diện tích gieo trồng các loại cây lƣơng thực và rau màu ƣớc đạt 4.077ha, trong đó diện tích lúa xuống giống 681ha.