Thực trạng quản lý mục tiêu, kế hoạch hoạt động giáo dục phòng ngừa

Một phần của tài liệu LỜI CAM ĐOAN (Trang 63 - 64)

8. Cấu trúc của luậnvăn

2.5.1. Thực trạng quản lý mục tiêu, kế hoạch hoạt động giáo dục phòng ngừa

bạo lực học đường cho học sinh

Công tác quản lý mục tiêu hoạt động giáo dục phòng ngừa bạo lực học đƣờng cho học sinh là xây dựng và tổ chức thực hiện mục tiêu của các hoạt động này một cách đầy đủ, toàn diện nhằm hỗ trợ về mặt tâm lí, sinh lí cho học sinh, ngăn chặn những biểu hiện xấu về quan hệ giao tiếp, sinh hoạt và học tập của học sinh trong nhà trƣờng góp phần hoàn thiện và phát triển nhân cách học sinh.

Chúng tôi cho tiến hành khảo sát bằng cách đối thoại trực tiếp và phỏng vấn phát phiếu hỏi đối với CBQL và GV các trƣờng TH huyện Dầu Tiếng.

Qua phỏng vấn trực tiếp đối với CBQL và GV trong việc quản lý mục tiêu giáo dục phòng ngừa bạo lực học đƣờng trong trƣờng học, chúng tôi thu đƣợc các ý kiến sau:

Có 14/14 CBQL đồng ý rằng hiện nay công tác giáo dục phòng ngừa bạo lực học đƣờng của nhà trƣờng vẫn chỉ mang tính hình thức, chƣa có chƣơng trình, nội dung, kế hoạch hoạt động rõ ràng, các hoạt động chỉ mang tính thời vụ,... Nhƣ vậy để thực hiện đƣợc mục tiêu đề ra là rất khó thực hiện đối với các nhà quản lý tại các trƣờng tiểu học huỵên Dầu Tiếng.

Mục tiêu thực hiện nhiệm vụ dạy học văn hóa ở các các trƣờng học là nhiệm vụ chính trị quan trọng. Nhƣng mục tiêu giáo dục học sinh có nhân cách, có kỹ năng sống, phát triển toàn diện tại các trƣờng học hiện nay là cũng rất quan trọng, tuy nhiên qua khảo sát mục tiêu “xây dựng tập thể giáo viên, cán bộ công chức thành những chủ thể giáo dục nhân cách, hỗ trợ, giải quyết những khó khăn về tâm lý cho học sinh”, chúng tôi thấy đƣợc các trƣờng học ít quan tâm và thực hiện chƣa tốt, chƣa đồng bộ, nhìn vào bảng số liệu khảo sát (mức độ rất thƣờng xuyên, mức độ thƣờng xuyên, mức không thƣờng xuyên) chúng tôi nhận thấy rằng có 35,7% CBQL và 23,8% GV thực hiện “thƣờng xuyên”; có 42,9% CBQL và 64,3% GV ở mức độ “không thƣờng xuyên”.

Chúng tôi tìm hiểu các nội dung: Xây dựng mục tiêu giáo dục dựa trên mục tiêu, nhiệm vụ của nhà trƣờng và nhu cầu của xã hội. Đảm bảo mục tiêu là hình thành kiến thức, kỹ năng, thái độ lành mạnh liên quan đến vấn đề BLHĐ. Kết quả thu đƣợc: hầu hết các trƣờng đều cho rằng tại đơn vị đã xác định đúng các nội dung trong mục tiêu quản lý giáo dục phòng ngừa BLHĐ cho HS. Tuy nhiên khâu định kỳ rà soát và điều chỉnh mục tiêu giáo dục phù hợp với nhu cầu thực tiễn kinh tế - xã hội và nhu cầu của ngƣời học tại các trƣờng chƣa thực hiện tốt, điều đó cho thấy các trƣờng chỉ xây

dựng kế hoạch và xác định mục tiêu vào đầu năm học, còn trong năm học không có sự điều chỉnh.

Một phần của tài liệu LỜI CAM ĐOAN (Trang 63 - 64)