Thực trạng bạo lực học đƣờng ở các trƣờng tiểu họchuyện Dầu Tiếng, tỉnh

Một phần của tài liệu LỜI CAM ĐOAN (Trang 48)

8. Cấu trúc của luậnvăn

2.3. Thực trạng bạo lực học đƣờng ở các trƣờng tiểu họchuyện Dầu Tiếng, tỉnh

tỉnh Bình Dƣơng

2.3.1. Thực trạng bạo lực học đường

Bạo lực học đƣờng giữa HS với HS ở nhiều hình thức, mức độ khác nhau diễn ra khá thƣờng xuyên trong các trƣờng TH trên địa bàn huyện Dầu Tiếng hiện nay. Điều này đã đƣợc 50,5% CBQL, GV, Tổng phụ trách Đội TN, GVCN và Ban đại diện Hội cha mẹ học sinh thuộc 8 trƣờng TH tham gia khảo sát đƣợc hỏi ý kiến khẳng định nhƣ vậy; trong đó có 11,5 % ý kiến cho rằng mức độ rất phổ biến và 39% cho rằng ở

mức độ phổ biến. Ngoài ra, có 43,5% ngƣời tham gia khảo sát nhận định rằng đây là một hiện tƣợng có thật nhƣng ít phổ biến và không có ý kiến nào cho rằng BLHĐ không hề xảy ra ở các trƣờng TH hiện nay. Cũng theo kết quả khảo sát này, chỉ tính các vụ BLHĐ bị nhà trƣờng phát hiện thì trong 3 năm học qua ở 8 trƣờng TH nói trên đã là 30 vụ và trong đó có 15 vụ phải đƣa ra hội đồng kỷ luật của nhà trƣờng xử lý. Trong đó, các vi phạm nhƣ: đánh nhau có sử dụng hung khí, đánh hội đồng, chửi bới trấn lột tiền của bạn, xúc phạm bạn trên facebook dẫn đến gây gổ đánh nhau, .... Phần lớn các vụ đánh nhau đều xảy ra ngoài nhà trƣờng vào đầu giờ đến trƣờng hoặc giờ tan học.

Theo số liệu thống kê báo cáo qua hồ sơ lƣu trữ của Công an huyện, trong 3 năm học gần đây có 15 vụ BLHĐ mà Công an huyện phải can thiệp, trong đó có hành vi đánh hội đồng quay clip tung lên mạng xã hội, làm nhục bạn ở nơi đông ngƣời, đánh nhau sử dụng hung khí, xin tiền đểu...là phổ biến. Cụ thể nhƣ ở bảng 2.6.

Bảng 2.6. Thống kê các vụ việc bạo lực học đường trong 03 năm học gần đây

Các loại hành vi BLHĐ Năm học 2016-2017 Năm học 2017-2018 Năm học 2018-2019 Gây gổ đánh nhau 03 04 05

Đánh hội đồng (quay clip tung lên facebook)

00 00 01

Làm nhục bạn trên facebook 00 01 01

Trấn lột tiền 01 03 05

Tổng cộng 04 08 12

(Nguồn: Công an huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương tháng 5/2020)

2.3.2. Nguyên nhân của các vụ BLHĐ

Các vụ việc BLHĐ của HS trên địa bàn huyện Dầu Tiếng xảy ra hầu nhƣ đều xuất phát từ những lý do rất đơn giản: đùa giỡn quá mức với bạn (ném sách và tập của bạn ra cửa, chửi bạn, thách thức...) làm phát sinh mâu thuẫn dẫn đến gây gổ đánh nhau; sự va chạm nhỏ trong nhà vệ sinh, một câu nói đùa vô tình hoặc trêu chọc bạn bằng những biệt danh mang tính xúc phạm; mâu thuẫn trên game; những hiểu nhầm do nhắn tin nhầm số; nghiện game nên trấn lột tiền của bạn để chơi hoặc các em bị các đối tƣợng bên ngoài khống chế yêu cầu phải trấn lột tiền của các bạn học và đem nộp cho chúng;...

Nhìn chung ”vấn nạn” này diễn ra ở các trƣờng TH, THCS THPT với muôn hình vạn trạng mà nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ bản thân các em gây ra. Điều đó đƣợc coi là do tâm lí. Tâm lí có vấn đề dẫn đến không thể kìm chế đƣợc hành động cũng

nhƣ suy nghĩ. Bên cạnh đó, cũng có những trƣờng hợp các em gây ra BLHĐ có những hoàn cảnh gia đình PH ít quan tâm đến con, PH bất lực trong việc giáo dục con cái, cha mẹ ly hôn, bạo hành trong gia đình;....Tất cả những điều trên là nguyên nhân dẫn đến thực trạng BLHĐ nhƣ hiện nay.

2.3.3. Hậu quả của các vụ BLHĐ

Hậu quả trực tiếp của các vụ việc BLHĐ là đã ảnh hƣởng đến thể chất và gây tổn hại về sức khỏe và tinh thần của HS: nhẹ thì trầy xƣớc, chấn thƣơng phần mềm; nặng hơn thì bị các thƣơng tích khác nhƣ gãy chân, gãy tay, thậm chí gây nên tàn phế hoặc cƣớp đi mạng sống của bạn học. Còn đối với những em gây ra các hành vi BLHĐ, nhẹ thì bị đình chỉ học tập có thời hạn, nặng thì buộc thôi học, thậm chí vƣớng vòng lao lý. Do tính chất phức tạp và hậu quả khó lƣờng của BLHĐ nên công tác GDPNBLHĐ có ý nghĩa rất quan trọng trong công tác quản lý của ngành giáo dục và đào tạo nói chung cũng nhƣ các trƣờng TH trên địa bàn huyện Dầu Tiếng nói riêng.

2.4. Thực trạng giáo dục phòng ngừa bạo lực học đƣờng cho học sinh tại các trƣờng tiểu họchuyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dƣơng các trƣờng tiểu họchuyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dƣơng

2.4.1. Thực trạng nhận thức của CBQL, GV, HS, PH về tầm quan trọng, mục tiêu, nội dung giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường cho học sinh tiểu học tiêu, nội dung giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường cho học sinh tiểu học

Để đánh giá thực trạng nhận thức, thái độ của GV và HS về vấn đề BLHĐ và GDPNBLHĐ, chúng tôi điều tra nhận thức, thái độ của CBQL, GV, HS và phụ huynh về một số nội dung cơ bản về BLHĐ và GDPNBLHĐ nhƣ sau: Khái niệm về BLHĐ, nguyên nhân, hậu quả của BLHĐ, thái độ của HS, GV, PH về BLHĐ, sự cần thiết của công tác giáo dục phòng ngừa BLHĐ cho HS.

a. Nhận thức của HS về vấn đề BLHĐ

- Nhận thức của HS về các hành vi BLHĐ

Với kết quả ở bảng 2.7, hai nội dung HS lựa chọn nhiều là nội dung 1(34,75%) và nội dung 5(59,75%). Đối với nội dung 1 HS hiểu đúng nhƣng chƣa đầy đủ, đúng nhất là nội dung 5. Nhƣ vậy, khái niệm này đƣợc HS lựa chọn đúng là một kết quả khả quan về sự hiểu biết của các em, cho thấy bƣớc đầu HS đã có sự tiếp cận với khái niệm BLHĐ. Đây cũng là một chỉ số rất quan trọng vì nếu HS hiểu đƣợc khái niệm này thì sẽ thấy tầm quan trọng của vấn đề BLHĐ và các vấn đề khác có liên quan.

Bảng 2.7. Nhận thức của học sinh về các hành vi BLHĐ

TT Bạo lực học đƣờng là Số phiếu

trả lời Tỉ lệ %

1

Hành vi đánh đập, ngƣợc đãi, xâm hại đến sức khoẻ, thể xác hay tính mạng giữa các học sinh với nhau.

139 34,75

2 Có lời nói xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm của

nhau. 9 2,25

3 Sự xâm hại hay cƣỡng bức tình dục giữa các học

sinh. 3 0,75

4 Sự chiếm đoạt hoặc huỷ hoại tài sản của học sinh

này đối với học sinh kia. 10 2,5

5 Tất cả các ý kiến trên 239 59,75

- Nhận thức của HS về nguyên nhân BLHĐ

Bảng 2.8. Nhận thức của học sinh về nguyên nhân của BLHĐ

TT Nguyên nhân của bạo lực học đƣờng Sốphiếu

trả lời Tỉ lệ %

1 Tính hiếu thắng, muốn chứng tỏ bản thân 218 54,5 2 HS xem nhiều cảnh bạo lực trong phim ảnh, sách

báo 12 3,0

3 Hùa theo các bạn khác 78 19,5

4 Chƣa đƣợc cha mẹ quan tâm giáo dục về hành vi

bạo lực 57 14,25

5 Giáo viên trong trƣờng không kiểm soát đƣợc các

hoạt động của HS 10 2,5

6 Các hình thức kỷ luật về BLHĐ chƣa có tác động

tới HS 25 6,25

Kết quả khảo sát ý kiến ở bảng 2.8 về nguyên nhân BLHĐ phản ánh đúng phần nào những đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi của HS tiểu học. Đó là, tính hiếu thắng luôn chứng tỏ bản thân khác ngƣời, hơn ngƣời, có 54,5% số HS chọn nguyên nhân này, đây là một tỷ lệ cao. Tiếp đó là tính “hùa theo các bạn khác” chiếm tỷ lệ cũng khá cao (19,5%), lứa tuổi HS TH vốn rất dễ hƣởng ứng theo phong trào, chịu sự tác động và ảnh hƣởng lẫn nhau, sự nhanh tiếp thu những tiêu cực của môi trƣờng xung quanh là

điểm đặc trƣng của lứa tuổi dậy thì. Các nguyên nhân khác cũng rất đáng lƣu ý là “chƣa đƣợc cha mẹ quan tâm giáo dục cho HS về vấn đề BLHĐ” để các em có thể tự chủ trong hành vi giao tiếp với bạn bè, tránh những xung đột trong quan hệ qua lại. 2,5% số HS đƣợc hỏi cho rằng do GV không kiểm soát đƣợc các hoạt động của HS. Bên cạnh đó 6,3% ý kiến cho rằng các hình thức kỷ luật về BLHĐ của nhà trƣờng chƣa thật sự nghiêm khắc và hiệu quả có tác dụng răn đe HS (6,3%). Đây cũng là những yếu tố mà các nhà trƣờng cần quan tâm trong công tác quản lý.

- Thái độ của học sinh về hậu quả của BLHĐ:Để điều tra thái độ của HS về hậu quả của BLHĐ chúng tôi điều tra các nội dung theo bảng sau:

Kết quả điều tra ở bảng 2.9 cho thấy thái độ của phần lớn HS không đồng ý đối với ý kiến cho rằng bạo lực học đƣờng không gây ra hậu quả gì (91%). Nhiều HS đồng ý rằng BLHĐ không chỉ gây những chấn thƣơng về thể xác mà còn gây ra sự tổn thƣơng về tinh thần nhƣ mặc cảm, lo sợ, tự ái…(85,5% ý kiến đồng ý). Trên 50% số HS cũng đã nhận thức đƣợc gây ra các hành vi bạo lực còn khiến cho không khí gia đình căng thẳng nếu nhƣ cha mẹ cứ đổ lỗi cho nhau. Bên cạnh đó, vẫn còn 29,25% ý kiến cho rằng BLHĐ phân vân không biết các hành vi bạo lực trong nhà trƣờng có ảnh hƣởng đến việc học tập hay không. Con số này chiếm tỉ lệ không nhỏ số HS chƣa nhận thức đầy đủ về những hậu quả do BLHĐ gây ra. Đây là điều các nhà trƣờngcần quan tâm để tuyên truyền giáo dục cho HS.

Bảng 2.9. Thái độ của học sinh về hậu quả của BLHĐ

TT Hậu quả do bạo lực học đƣờng gây ra Thái độ của HS Đồng ý TL % Không đồng ý TL % Không biết TL % 1 Gây ra những tổn thƣơng về sức khỏe, cơ thể, nguy hại đến tính mạng. 364 91 10 2,5 26 6,5 2 Gây ra những thƣơng tổn về mặt tinh thần. 342 85,5 23 5,75 35 8,75 3 Ảnh hƣởng đến tƣơng lai, con đƣờng học hành. 198 49,5 85 21,25 117 29,25 4 Không khí gia đình trở nên

căng thẳng. 202 50,5 121 30,25 75 18,75

5 Gây ra những thiệt hại về

kinh tế. 235 58,75 105 26,25 60 15

- Thái độ ứng xử của HS khi chứng kiến hành vi BLHĐ

Qua bảng số liệu ở bảng 2.10 cho thấy, khi chứng kiến BLHĐ thì đa số các em đều không đồng ý chọn phƣơng án can thiệp trực tiếp để ngăn chặn (96,75%) bởi lẽ hoặc là các em có tâm lý lo sợ bị trả thù (92,5%) hoặc cho rằng đó là việc của ngƣời khác không nên không quan tâm (81%). “Báo cáo với GVCN” chiếm tỷ lệ cao (85,5%). Cách hành xử an toàn là “bỏ đi nơi khác” cũng đƣợc nhiều HS lựa chọn (81%), các hành vi bàng quang nhƣ “đứng xem” (7%), quay phim, chụp hình (10,5%) và cổ vũ (17%) cũng là những con số cần lƣu tâm. Điều này phản ánh ý thức trách nhiệm kém và sự vô cảm của một bộ phận HS. Kết quả này cho ta thấy việc tuyên truyền giáo dục đạo đức ở trong nhà trƣờng là vấn đề cấp thiết hiện nay.

Bảng 2.10. Thái độ ứng xử của HS khi chứng kiến các hành vi BLHĐ

TT Nội dung ý kiến

Thái độ của HS Đồng ý TL % Không đồng ý TL % Không biết TL %

1 Báo cáo với GVCN 342 85,5 32 8 26 6,5

2

Trực tiếp can ngăn để ngăn

chặn hành vi bạo lực 2 0,5 387 96,75 11 2,75

3

Tỏ ra bất bình nhƣng không can thiệp vì sợ bị trả thù

370 92,5 22 5,5 8 2

4 Bỏ đi nơi khác, không quan

tâm 324 81 67 16,75 9 2,25

5 Đứng xem 28 7 369 92,25 3 0,75

6 Quay phim, chụp hình 42 10,5 330 82,5 28 7

7 Cổ vũ 68 17 291 72,75 41 10,25

- Thái độ của HS khi là nạn nhân của các hành vi BLHĐ

Kết quả ở bảng 2.11cho thấy, hành động mà HS thƣờng làm nhất là báo với GV (69,75%), phản ứng tức thời bằng cách nói lại bạn chiếm 76,25% ý kiến và về nhà nói chuyện với ngƣời thân trong gia đình chiếm 71,5% ý kiến. Phản ứng bạo lực nhất là đánh lại bạn chiếm 34,5% và 13,75% số HS phân vân có nên đánh lại bạn hay không, tỷ lệ này đáng quan tâm với chúng ta vì hành vi bạo lực thƣờng dẫn đến vi phạm pháp luật.

3,5% ý kiến). Có 28,5% số HS chọn cách im lặng, không phản ứng trực tiếp và cũng không báo với GV.

Bảng 2.11. Thái độ của HS khi là nạn nhân của các hành vi BLHĐ

TT Nội dung ý kiến

Thái độ của HS Đồng ý TL % Không đồng ý TL % Khôn g biết TL % 1 Im lặng 114 28,5 286 71,5 0 0 2 Nói lại bạn 305 76,25 77 19,25 18 4,5 3 Đánh lại bạn 138 34,5 207 51,75 55 13,75

4 Báo cáo với thầy, cô giáo 279 69,75 65 16,25 56 14 5

Về nhà nói lại với ngƣời

thân trong gia đình 286 71,5 100 25 14 3,5

6 Nghỉ học vì lo sợ 14 3,5 307 76,75 79 19,75

-Thái độ ứng xử của HS khi gặp mâu thuẫn, xung đột với ngƣời khác

Để tìm hiểu thái độ ứng xử của HS khi gặp xung đột với ngƣời khác, chúng tôi điều tra các ý kiến ở bảng 2.12 và kết quả thu đƣợc :

Phần lớn HS khi phát sinh mâu thuẫn với bạn bè và ngƣời khác thì các em thƣờng phân vân chƣa biết cách giải quyết vấn đề để tự hòa giải (81,75% ý kiến không biết) hoặc ngần ngại khi nhờ ngƣời khác hòa giải giúp (73,75% ý kiến không biết). Có 42,5% số HS chọn cách báo cáo lại với GVCN, với nhà trƣờng để can thiệp sớm khi thấy mâu thuẫn căng thẳng. Bên cạnh 31,25% số HS chọn phƣơng án cố tình phớt lờ không quan tâm thì vẫn có 29,5% ý kiến đồng ý cách tự xử lý mâu thuẫn là dùng hành vi bạo lực. Tất cả những con số này cho thấy khi gặp mâu thuẫn HS chƣa có kỹ năng hòa giải, kỹ năng giải quyết mâu thuẫn bằng lời nói. Chính điều này dẫn đến thực trạng bạo lực học đƣờng ngày càng tăng lên.

Bảng 2.12. Thái độ của HS khi xử lý mâu thuẫn với người khác

TT Nội dung ý kiến

Thái độ của HS Đồng ý TL % Không đồng ý TL % Không biết TL % 1 Đánh cho bạn đó một trận cho bõ ghét 118 29,5 203 50,75 79 19,75

TT Nội dung ý kiến Thái độ của HS Đồng ý TL % Không đồng ý TL % Không biết TL % 2 Mắng chửi, nói xấu bạn

đó 92 23 275 68,75 33 8,25

3 Cùng nhau tìm ra vấn đề

và hoà giải với nhau 22 5,5 51 12,75 327 81,75 4 Nhờ ngƣời khác hoà giải

giúp 42 10,5 63 15,75 295 73,75

5

Báo cáo với GVCN, với nhà trƣờng để sớm can thiệp khi mâu thuẫn ngày càng tăng

170 42,5 82 20,5 148 37

6 Phớt lờ không quan tâm 125 31,2 170 42,5 105 26,25 - Nhu cầu hoạt động giáo dục phòng ngừa BLHĐ trong trƣờng TH của HS

Để tìm hiểu nhu cầu của HS đối với công tác GDPNBLHĐ trong nhà trƣờng, chúng tôi điều tra ý kiến của học sinh về tầm quan trọng của công tác này qua bảng 2.13. Kết quả điều tra cho thấy ý kiến của HS về GDPNBLHĐ: 31% cho là cần thiết, 64,5% cho là rất cần thiết. Kết quả này cho thấy nhu cầu cần hiểu biết của HS về việc phòng ngừa BLHĐ là rất lớn, đòi hỏi nhà trƣờng và các tổ chức đoàn thể có sự quan tâm đến công tác GDPNBLHĐ cho HS. Tuy vậy, vẫn còn 3,5% HS xem nhẹ ảnh hƣởng của công tác giáo dục phòng ngừa BLHĐ với bản thân họ. Chính nhận thức không đầy đủ nhƣ vậy đã khiến một bộ phận tỏ ra thờ ơ với công tác GDPNBLHĐ và trở thành một trong những nguyên nhân dẫn đến thực trạng bạo lực trong và ngoài nhà trƣờng nhƣ hiện nay.

Bảng 2.13. Ý kiến của học sinh về mức độ cần thiết đối với vấn đề GDPNBLHĐ trong trường TH TT Mức độ Số lƣợng HS Tỉ lệ % 1 Rất cần thiết 258 64,5 2 Cần thiết 124 31 3 Không cần lắm 14 3,5 4 Không cần 4 1

b. Nhận thức của phụ huynh về vấn đề BLHĐ

Với câu hỏi “Ông/bà có biết gì về vấn đề bạo lực học đường?” thì chúng tôi

Một phần của tài liệu LỜI CAM ĐOAN (Trang 48)