Thực trạng quản lý các điều kiện phục vụ hoạt động giáo dục phòng

Một phần của tài liệu LỜI CAM ĐOAN (Trang 65)

8. Cấu trúc của luậnvăn

2.5.4. Thực trạng quản lý các điều kiện phục vụ hoạt động giáo dục phòng

ngừa bạo lực học đường cho học sinh

Tại các trƣờng khảo sát đã xây dựng và thực hiện kế hoạch bổ sung, sửa chữa, bảo dƣỡng định kỳ thiết bị nhằm phục vụ tích cực cho hoạt động giáo dục (88,2%), nhƣng khâu đầu tƣ cơ sở vật chất, thiết bị theo hƣớng hiện đại, phù hợp thực tiễn, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của giáo dục ở mức trung bình và chƣa tốt (76,3%); hầu hết các trƣờng chƣa xây dựng đƣợc thƣ viện theo hƣớng điện tử hóa, tạo điều kiện cho GV, HS đƣợc sử dụng kho giáo trình điện tử của Bộ GD&ĐT và truy cập thông tin trên các kênh truyền thông (90,5%) điều đó cho thấy các trƣờng đã thực hiện nhƣng chƣa hoàn thiện, mức độ đáp ứng nhu cầu giáo dục chƣa cao. Qua khảo sát, chúng tôi còn thấy cơ sở vật chất phục vụ cho công tác GDPNBLHĐ còn rất hạn chế: tài liệu, sách báo thiếu thốn; tại các trƣờng chƣa có phòng riêng cho tổ tƣ vấn tâm lý cho học sinh hoạt động.

2.5.5. Thực trạng quản lý công tác phối hợp các lực lượng giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường cho học sinh

Qua khảo nghiệm tại các trƣờng cho thấy: Đƣợc 6/8 trƣờng (chiếm tỉ lệ 75% trƣờng tham gia khảo sát) có xây dựng cơ chế phối hợp với các lực lƣợng trong và ngoài nhà trƣờng trong kế hoạch từ đầu năm học nhƣng công tác phối hợp diễn ra ít hiệu quả và chƣa chặt chẽ, phối hợp chỉ mang tính chất chiếu lệ, hình thức. Còn lại là 2 trƣờng (chiếm tỉ lệ 25%) không có phối hợp với các lực lƣợng trong công tác giáo dục BLHĐ. Trong từng năm học, các trƣờng có mời cán bộCông an xã, huyện đến nói chuyện trong tuần lễ sinh hoạt đầu năm và tổ chức ký cam kết, các hoạt động còn lại đều do Liên đội, Đoàn TN và Ban hoạt động GDNGLL tự tổ chức.Công tác sơ kết, tổng kết đánh giá rút kinh nghiệm trong quá trình phối hợp giữa các lực lƣợng ít đƣợc các trƣờng quan tâm.

2.6. Đánh giá chung về thực trạng

BLHĐ ở các trƣờng TH trên địa bàn huyện Dầu Tiếng trong ba năm học gần đây tuy số vụ việc không nhiều, hậu quả các vụ việc xảy ra chƣa nghiêm trọng, nhƣng các hành vi BLHĐ có xu hƣớng gia tăng (năm sau cao hơn năm trƣớc) và biểu hiện các loại hành vi đa dạng.

Song việc nhận thức của CBQL, GV, PH, HS về giáo dục phòng ngừa BLHĐ chƣa thật đầy đủ (về khái niệm BLHĐ, nguyên nhân, hậu quả và sự cần thiết của công tác giáo dục BLHĐ…). Các hoạt động giáo dục của nhà trƣờng đối với việc phát hiện, ngăn chặn, phòng ngừa BLHĐ chƣa đƣợc quan tâm đúng mức và hiệu quả đạt đƣợc chƣa cao. Sự phối hợp các lực lƣợng trong và ngoài nhà trƣờng để thực hiện GDPNBLHĐ chƣa thƣờng xuyên, thiếu đồng bộ. Công tác quản lý hoạt động GDPNBLHĐ của các trƣờng TH trên địa bàn huyện Dầu Tiếng mặc dù có nhiều cố gắng nhƣng việc quản lý mục tiêu, kế hoạch; quản lý nội dung, phƣơng pháp, hình thức; quản lý các điều kiện phục vụ hoạt động phòng ngừa BLHĐ còn những khiếm khuyết. Thông qua kết quả khảo sát thực trạng của CBQL, GV các trƣờng TH trên địa bàn huyện Dầu Tiếng, nhiều ý kiến cho rằng: thiếu văn bản pháp quy (75%); chƣa xây dựng đƣợc cơ cấu tổ chức quản lý trong các trƣờng học (90%); thiếu sự chỉ đạo thƣờng xuyên từ các cấp quản lý giáo dục (80%); nhận thức của CBQL, GV về công tác phòng ngừa BLHĐ chƣa cao (83%); thiếu sự phối hợp giữa các lực lƣợng giáo dục (74%); công tác thanh tra, kiểm tra chƣa thƣờng xuyên (72%); công tác khen thƣởng, trách phạt thiếu khách quan (83%); việc đầu tƣ cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, giáo dục liên quan công tác này chƣa đúng mức, chế độ chính sách hỗ trợ chƣa thoả đáng.

Các vấn đề nêu trên do các nguyên nhân sau đây:

Nguyên nhân khách quan

Kinh tế hội nhập, mở cửa, giao lƣu quốc tế có nhiều tác động tiêu cực đến toàn xã hội và ngành Giáo dục- Đào tạo. Thiếu sự chỉ đạo tập trung, sâu rộng từ trên xuống. Chính sách của nhà nƣớc về công tác GDPNBLHĐ cho HS chƣa đƣợc quan tâm nhiều, thiếu các văn bản chỉ đạo riêng về công tác quản lý phòng ngừa BLHĐ mà chỉ đƣa nội dung này lồng ghép với các nội dung chỉ đạo và các hoạt động giáo dục khác nhƣ xây dựng “Trƣờng học thân thiện – học sinh tích cực”; tăng cƣờng trật tự -an ninh trƣờng học; phổ biến, giáo dục pháp luật trong trƣờng học. Do thiếu sự chỉ đạo tập trung và xuyên suốt nên công tác quản lý phòng ngừa BLHĐ chƣa trở thành trọng tâm trong công tác quản lý của ngành và các đơn vị trƣờng học.

Nguyên nhân chủ quan

Tuy các nhà quản lý đã nhận thức đúng tầm quan trọng của công tác GDPNBLHĐ cho HS, song trong chỉ đạo thực hiện chƣa thật sự có chiều rộng, chiều

sâu và chƣa có đƣợc sự quan tâm đến nội dung giáo dục về BLHĐ, thiếu đổi mới nội dung và hình thức triển khai, chƣa sử dụng tối đa, linh hoạt các phƣơng pháp giáo dục…Vì vậy, công tác GDPNBLHĐ chƣa thật sự hấp dẫn, lôi cuốn và thu hút tính tự giác tham gia của GV và HS. Hoạt động của Đoàn, Đội chƣa chú trọng việc giáo dục hành vi, lối sống cho HS. Các nhà trƣờng chƣa chủ động, sáng tạo và quyết tâm trong công tác quản lý phòng ngừa bạo lực học đƣờng bằng các kế hoạch, hoạt động cụ thể mà thông thƣờng chỉ lồng ghép trong các hoạt động giáo dục khác của nhà trƣờng, của Liên đội, của Đoàn TN…Mỗi khi có vụ BLHĐ xảy ra thì mới chạy theo giải quyết hậu sự một cách thụ động.

Vẫn còn một bộ phận GV, PH và HS nhận thức và đánh giá chƣa đúng đắn về tầm quan trọng của công tác giáo dục cho HS. Do đó, còn thờ ơ, chƣa quan tâm và nhiệt tình tham gia vào công tác này.

TIỂU KẾT CHƢƠNG 2

Qua khảo sát thực tế tại 8 trƣờng tiểu học trên địa bànhuyện Dầu Tiếng về công tác quản lý phòng ngừa BLHĐ, chúng tôi nhận thấy có những mặt còn hạn chế sau đây:

- Nhận thức của CBQL, GV, PH và HS về công tác GDPNBLHĐ chƣa thật đầy đủ và sâu sắc.

- Công tác chỉ đạo của các cấp quản lý về GDPNBLHĐ trong nhà trƣờng chƣa quan tâm đúng mức.

- Về công tác tổ chức bộ máy: chƣa hình thành bộ máy và chƣa có kế hoạch hoạt động thƣờng xuyên, thiếu sự phân công phân nhiệm vụ rõ ràng.

- Việc xác định mục tiêu và xây dựng kế hoạch GDPNBLHD cho HS còn chung chung, chƣa đƣợc chú trọng đúng mức.

- Nội dung, phƣơng pháp, hình thức tổ chức giáo dục còn đơn điệu, chƣa thu hút đƣợc HS tham gia.

- Chƣa có sự phối hợp đồng bộ giữa các bộ phận trong nhà trƣờng và giữa nhà trƣờng với các lực lƣợng tại địa phƣơng trong công tác GDPNBLHĐ cho học sinh.

- Cơ sở vật chất phục vụ cho công tác này còn hạn chế.

- Công tác kiểm tra, đánh giá của CBQL về công tác GDPNBLHĐ chƣa đƣợc chú trọng.

Để khắc phục những hạn chế này nhằm nâng cao chất lƣợng giáo dục đạo đức HS nói chung và công tác quản lý giáo dục phòng ngừa BLHĐ nói riêng ở các trƣờng tiểu học trên địa bàn huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dƣơng đòi hỏi có sự chuyển biến tích cực về nhận thức không chỉ trong đội ngũ những ngƣời làm công tác giáo dục đạo

đức HS mà cần có sự đổi mới căn bản về công tác tổ chức phối hợp các lực lƣợng trong và ngoài nhà trƣờng trong việc quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa BLHĐ đạo đức học sinh. Đó là những nội dung mà tác giả sẽ tập trung làm rõ trong chƣơng 3 của luậnvăn.

CHƢƠNG 3

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÒNG NGỪA BẠO LỰC HỌC ĐƢỜNG CHO HỌC SINH Ở CÁC TRƢỜNG TIỂU HỌC

HUYỆN DẦU TIẾNG, TỈNH BÌNH DƢƠNG

3.1. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp

Để đƣa ra những biện pháp phù hợp cho việc quản lý công tác giáo dục phòng ngừa bạo lực học đƣờng cho học sinh các trƣờng TH trên địa bàn huyện Dầu Tiếng hiện nay và cho giai đoạn 2020-2025, theo chúng tôi cần đảm bảo các nguyên tắc cơ bản sau:

3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng

Quản lý hoạt động giáo dục Phòng ngừa BLHĐ phải quán triệt chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nƣớc, Nghị quyết của Đảng ủy, chi ủy nhà trƣờng. Đặc biệt phải bám sát các văn bản luật liên quan đến hoạt động này của chính phủ, của các cấp, các ngành. Mặt khác quản lý hoạt động này ở trƣờng Tiểu học phải đƣợc thực hiện theo hệ thống các văn bản có tích pháp lý của Bộ Giáo dục – Đào tạo (GD-ĐT), những Thông tƣ hƣớng dẫn của ngành và văn bản chỉ đạo của Sở GD- ĐT và Nghị quyết của Hội đồng trƣờng.

3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa

Biện pháp đƣa ra phải dựa trên cơ sở những nghiên cứu lý luận chung về quản lý giáo dục và một số biện pháp quản lý giáo dục Phòng ngừa BLHĐ trong mối quan hệ phối hợp giữa nhà trƣờng, gia đình và xã hội đã đƣợc các sở khác nghiên cứu và áp dụng nhằm điều chỉnh và bổ sung sao cho phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của từng nhà trƣờng để đảm bảo thực hiện mục tiêu xây dựng mô hình nhân cách của con ngƣời Việt Nam trong thời kỳ đổi mới và hội nhập.

Thực tế cho thấy trong quá trình đề xuất các biện pháp quản lý, ngƣời cán bộ quản lý không bao giờ thay đổi toàn bộ các biện pháp cũ trƣớc đó bằng các biện pháp mới hoàn toàn mà phải có tính kế thừa có chọn lọc các biện pháp vẫn còn phù hợp trong hiện tại. Hay nói cách khác chúng ta có thể xây dựng một cái hoàn toàn mới khi chúng ta không biết cái quá khứ là cái gì, nó diễn ra nhƣ thế nào, cái nào còn phù hợp, cái nào cần chỉnh sửa hoặc thay thế.

Chính vì vậy, nguyên tắc đầu tiên để lựa chọn biện pháp là phải đảm bảo tính kế thừa để làm cho các hoạt động của đơn vị ít bị xáo trộn hoặc thay đổi.

3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo chất lượng và hiệu quả trong công tác giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường

Việc lựa chọn các biện pháp quản lý công tác GDPNBLHĐ cho HS phải tuân thủ nguyên tắc tính chất lƣợng và hiệu quả. Chất lƣợng là vấn đề quan trọng và ƣu tiên chọn lựa của giáo dục, là vấn đề sống còn của quản lý công tác chính để xem xét và đánh giá kết quả hoạt động quản lý. Vì vậy, nguyên tắc tính chất lƣợng và hiệu quả cần đƣợc vận dụng khi xem xét đánh giá các biện pháp, giải pháp nói chung và các biện pháp quản lý công tác GDPNBLHĐ nói riêng.

3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn

Biện pháp phải có tính bao quát, cần thiết, sát với thực tiễn, có tính khả thi cao, đáp ứng đƣợc mục đích, nhiệm vụ của đề tài. Mỗi trƣờng, mỗi phòng giáo dục, mỗi lứa tuổi ngƣời học đều có những đặc điểm, điều kiện riêng, vì vậy, biện pháp quản lý hoạt động phòng ngừa BLHĐ phải phù hợp với thực tiễn và phải có tính khả thi cao, nghĩa là phải tổ chức thực hiện đƣợc và mang lại hiệu quả nhất định.

Hệ thống một số biện pháp đƣợc đƣa ra phải phát huy đƣợc vai trò của các chủ thể tham gia vào hoạt động phòng ngừa BLHĐ cho HS. Trong nhà trƣờng, chủ thể hoạt động phòng ngừa BLHĐ là đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và HS; Ở gia đình, chủ thể là cha mẹ HS và HS; phía xã hội là cán bộ quản lý xã hội, các tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể và HS. Vì vậy, các biện pháp quản lý đƣa ra phải phát huy đƣợc tính tích cực, chủ động, tự giác của đội ngũ cán bộ quản lý, đội ngũ giáo viên, cha mẹ học sinh, cán bộ quản lý xã hội và cả ngƣời đi học.

3.2. Biện pháp quản lý giáo dục phòng ngừa bạo lực học đƣờng cho học sinh các trƣờng tiểu học huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dƣơng sinh các trƣờng tiểu học huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dƣơng

Căn cứ vào cơ sở lý luận và thực tiễn nghiên cứu, đặc biệt là những mặt còn hạn chế trong công tác quản lý GDPNBLHĐ cho HS tại các trƣờng đƣợc khảo sát, chúng tôi nhận thấy sự cần thiết cần phải cải tiến và tăng cƣờng công tác quản lý GDPNBLHĐ trong các trƣờng tiểu học trên địa bàn huyện Dầu Tiếng mới mang lại những hiệu quả mong muốn.

Tuy nhiên để tìm ra đƣợc những biện pháp QL có hiệu quả nhất cần phải có một quá trình nghiên cứu và thử nghiệm của các cấp quản lý từ trung ƣơng đến từng địa phƣơng và trƣờng học. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, chúng tôi chỉ xin đƣợc đề xuất một số biện pháp cần cải tiến so với hiện nay trong công tác quản lý GDPNBLHĐ cho HS tại các trƣờng tiểu học trên địa bàn huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dƣơng

3.2.1. Tổ chức nâng cao nhận thức cho Cán bộ quản lý, giáo viên về tầm quan trọng trong hoạt động phòng ngừa bạo lực học đường

a. Mục tiêu, ý nghĩa của biện pháp

Nâng nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động phòng ngừa BLHĐ cho cán bộ quản lý, GV, nhân viên.

Nhận thức là sự khởi đầu của thái độ, hành vi của con ngƣời, nếu có nhận thức đúng sẽ xó thái độ đúng và phù hợp với các chuẩn mực của xã hội. Do vậy, để nâng cao chất lƣợng, hiệu quả hoạt động giáo dục phòng ngừa BLHĐ cần phải nâng cao nhận thức cho CBQL, GV, nhân viên về công tác phòng ngừa BLHĐ. Trên cơ sở đó, với nhiệm vụ cụ thể của mỗi cá nhân sẽ có ý thức tự nâng cao trách nhiệm, phối hợp với động nghiệp, với PH để làm tăng hiệu quả công tác phòng chống BLHĐ.

b. Nội dung, cách thực hiện biện pháp

Làm cho mọi ngƣời hiểu đúng đắn và thực hiện đầy đủ những quy định về quyền hạn, nhiệm vụ của CBQL, GV trong công tác GD HS (đƣợc quy định trong Điều lệ trƣờng Tiểu học); từ đó, nâng cao nhận thức cho mọi ngƣời và xây dựng tinh thần hợp tác, cùng tích cực tham gia các hoạt động quản lý phòng ngừa BLHĐ. Tổ chức tuyên truyền bằng hình thức lồng ghép trong các phiên họp hội đồng giáo viên hằng tháng, trong những phiên họp Cha mẹ HS tại lớp vào đầu năm học, kết thúc học kỳ I và vào cuối năm.

Trong các phiên họp hội đồng giáo viên của nhà trƣờng, họp tổ giáo viên chủ nhiệm lớp, họp Cha mẹ HS tại lớp, Hiệu trƣởng cần chuẩn bị nôi dung tuyên truyền về công tác phòng ngừa BLHĐ để truyền đạt thật rõ ràng, ngắn gọn và dễ hiểu. Có thể những nội dung tuyên truyền này đƣợc in trên giấy và phát cho đối tƣợng đƣợc tuyên truyền. Có nhƣ vậy, GV, nhân viên đƣợc quán triệt sâu sắc, đầy đủ và nhận thức sẽ đƣợc nâng cao hơn.

Hiệu trƣởng phối hợp với Công đoàn nhà trƣờng tổ chức tốt các cuộc vận động phong trào thi đua trong năm nhƣ“Học tập và làm theo tấm gƣơng đạo đức Hồ Chí Minh về nêu cao tinh thần trách nhiệm, chống chủ nghĩa cá nhân, nói đi đôi với làm”; cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là tấm gƣơng đạo đức, tự học và sáng tạo”; phong trào thi đua “Trƣờng học thân thiện – Học sinh tích cực”;…

Các tổ chức đoàn thể trong nhà trƣờng phối hợp với GVCN thực hiện một số nội dung sau:

- Giáo dục truyền thống cách mạng, truyền thống nhà trƣờng và truyền thống địa phƣơng cho HS. Chú trọng công tác giáo dục đạo đức, giáo dục pháp luật cho HS trong các hoạt động chính khoá và ngoài giờ lên lớp. Đề cao việc nêu gƣơng ngƣời tốt, việc tốt trong nhà trƣờng và ngoài xã hội.

- Giáo dục ý thức tôn trọng pháp luật nhƣ tham gia giao thông an toàn, chống các tệ nạn xã hội đang tác động xấu đến chất lƣợng đạo đức HS. Giáo dục nếp sống văn minh, lành mạnh, chống lại những thói hƣ tật xấu nhƣ: vô lễ với thầy cô giáo, nói tục, chửi thề, gây rối, đánh đập nhau,...

Một phần của tài liệu LỜI CAM ĐOAN (Trang 65)