7. Kết cấu của luận văn
3.2.2. Đổi mới công nghệ hiện đại và phù hợp
Hiện nay, thế giới đang bước vào cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4.0 (Cách mạng công nghiệp 4.0) - cuộc cách mạng mà trong đó các công nghệ như thực tế ảo, internet vạn vật, in 3D, dữ liệu lớn, trắ tuệ nhân tạo được ứng dụng vào mọi lĩnh vực của đời sống, kinh tế - xã hội. Với cơ cấu dân số trẻ; tỷ lệ sử dụng điện thoại di động của người dân ở mức cao, Việt Nam có những điều kiện thuận lợi trong tiếp cận với Cách mạng công nghệ 4.0. Cách mạng công nghệ 4.0 trong thực tế cũng đã đem đến cho Việt Nam nhiều cơ hội cải thiện trình độ công nghệ, nâng cao năng lực sản xuất và cạnh tranh; đồng thời, tạo ra sự thay đổi lớn về mô hình kinh doanh bền vững và trao thêm cơ hội phát triển cho các doanh nghiệp.
Trong lĩnh vực ngân hàng, Cách mạng công nghiệp 4.0 đã thực sự đem đến những thay đổi rõ rệt. Các công nghệ mới không chỉ giúp các ngân hàng chuyển dịch kênh phân phối sản phẩm, dịch vụ truyền thống từ các chi nhánh, quầy giao dịch, ATM vật lý sang các kênh số hóa, tăng cường sự tương tác với khách hàng mà còn có khả năng thay đổi mô hình kinh doanh, quy trình nghiệp vụ, cấu trúc sản phẩm, dịch vụ theo hướng số hóa, hỗ trợ các ngân hàng từng bước trở thành ngân hàng số, cung cấp tiện ắch, trải nghiệm mới mẻ và đem lại lợi ắch thiết thực cho khách hàng.
Do vậy, trong thời gian tới, VIB cần tiếp tục ứng dụng các công nghệ hiện đại vào trong quá trình hoạt động và cung cấp sản phẩm dịch vụ ngân hàng. Bên cạnh việc hoàn thiện các dịch vụ thanh toán truyền thống, VIB cũng cần đổi mới công nghệ để đáp ứng được hầu hết các nhu cầu hiện tại của khách hàng. Cụ thể, VIB cần hoàn thiện hơn nữa các dịch vụ thanh toán mới, hiện đại dựa trên nền
tảng ứng dụng công nghệ thông tin và viễn thông với nhiều sản phẩm, phương tiện mới, đảm bảo an toàn, tiện lợi, đáp ứng tốt hơn nhu cầu thanh toán của khách hàng, phù hợp với xu thế thanh toán của các nước trong khu vực và trên thế giới như mobile banking, internetbanking, digitalbanking,Ầ
Cùng với mở rộng các dịch vụ sản phẩm hiện đại, VIB cũng cần chú ý tới vấn đề an ninh, an toàn bảo mật các thông tin, dữ liệu cũng như tài sản của khách hàng.
Để có thể đổi mới, áp dụng công nghệ hiện đại vào hoạt động ngân hàng một cách tốt nhất, VIB cần thực hiện các biện pháp sau:
Một là, đẩy mạnh đổi mới và ứng dụng các công nghệ hiện đại. Để có thể đẩy mạnh công tác đổi mới và ứng dụng các công nghệ hiện đại, điều kiện tiên quyết VIB cần chắnh là vấn đề về tài chắnh. Do vậy, VIB cần lên kế hoạch về ngân sách, dành ngân sách ưu tiên cho phát triển công nghệ. Ngân hàng cho phát triển công nghệ ở thời điểm hiện tại có thể chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phắ của VIB. Tuy nhiên, trong thời gian dài chắc chắn sự đầu tư này sẽ giúp VIB tăng thêm doanh thu, giảm chi phắ, từ đó tăng lợi nhuận cho ngân hàng. Tiếp theo, để có thể đẩy mạnh đổi mới và ứng dụng các công nghệ hiện đại, thì chất lượng nguồn nhân lực cũng cần phải đáp ứng được những điều kiện nhất định. Không phải nhân viên nào cũng thông thạo các ứng dụng công nghệ hiện đại. Vì vậy, song song việc đổi mới và ứng dụng công nghệ hiện đại thì VIB cần đào tạo cán bộ, nhân viên để nâng cao khả năng sử dụng cũng như mức độ thành tạo của họ đối với các ứng dụng mới. Có như vậy, khi ứng dụng mới được áp dụng mới có thể được triển khai nhanh chóng và thuận lợi.
Hai là, tối ưu hóa mô hình kinh doanh dựa trên nền tảng công nghệ 4.0. Cách mạng công nghệ (CMCN) 4.0 là sự hội tụ của một loạt các công nghệ mới xuất hiện dựa trên nền tảng kết nối và công nghệ số và được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực. Các công nghệ, lĩnh vực mới có thể kể đến như: Internet kết nối vạn vật (IoT); Cơ sở dữ liệu tập trung (Big data); Trắ tuệ nhân tạo (AI); Năng lượng tái tạo/ Công nghệ sạch (Renewable energy/ Clean tech); Người máy
(Robotics); Công nghệ in 3D (3D printing); Vật liệu mới (graphene, skyrmions, bio-plastic,...); Blockchain; Kết nối thực ảo (Virtual/Augmented Reality); Thành phố thông minh (Smart cities); Công nghệ màng mỏng (Fintech); Các nền kinh tế chia sẻ (Shared economics)... Khác với các cuộc cách mạng trước đó, CMCN 4.0 có sự khác biệt rất lớn về tốc độ, phạm vi và sự tác động. Cuộc cách mạng này có tốc độ phát triển và lan truyền nhanh hơn rất nhiều so với trước đó. Phạm vi của CMCN 4.0 diễn ra rộng lớn, bao trùm, trong tất cả các lĩnh vực, không chỉ trong sản xuất chế tạo mà trong cả dịch vụ, trong đó có dịch vụ ngân hàng.
CMCN 4.0 là quá trình chuyển hóa toàn bộ thế giới thực thành thế giới số. Làn sóng công nghệ mới từ CMCN 4.0 sẽ giúp các ngân hàng nâng cao nãng lực, đổi mới sáng tạo các sản phẩm dịch vụ, giảm tiêu hao chi phắ, đồng thời đáp ứng chắnh xác hõn nhu cầu của khách hàng, từ đó làm thay đổi mạnh mẽ phýõng thức cung ứng sản phẩm dịch vụ của ngân hàng, giúp ngân hàng tãng khả nãng tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu cũng nhý khu vực.
Việc ứng dụng CMCN 4.0 sẽ giúp VIB tăng tốc độ giao dịch, giảm sai sót và loại bỏ lãng phắ. CMCN 4.0 xây dựng nên các ngân hàng số dựa trên việc kết nối các chuỗi giá trị trong và ngoài ngân hàng, số hóa quá trình cung ứng sản phẩm, dịch vụ, và tạo những mô hình kinh doanh mới.
Cuộc CMCN 4.0 tạo ra những giải pháp công nghệ thông minh hơn, có năng lực xử lý mạnh hơn, giúp nhà quản trị tại mọi nơi, mọi lúc có đầy đủ thông tin từ việc nắm được bức tranh toàn cảnh của ngân hàng cho đến truy vấn tới từng giao dịch nhỏ nhất, thay vì phải hỏi nhiều người hay tra cứu từ nhiều nguồn; đồng thời còn giúp nâng cao năng suất lao động và hiệu quả của các quy trình làm việc.
Ba là, định hướng xây dựng mô hình chi nhánh hiện đại - giúp tối ưu hóa trải nghiệm của khách hàng, giúp bản thân ngân hàng tương tác tốt hơn. Phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đại trên nền tảng công nghệ thông tin kết hợp với công nghệ viễn thông là xu hướng tất yếu trong thời gian tới. Mô hình ngân hàng di động/ngân hàng trực tuyến sẽ khiến vai trò của các chi nhánh ngân hàng
với mô hình truyền thống ngày giảm dần. Các chi nhánh này không còn đóng vai trò quan trọng nhất; đồng thời, cũng không còn là kênh phân phối mang lại nhiều lợi nhuận nhất trong tương lai. Để phù hợp với sự đổi mới công nghệ, mô hình chi nhánh cũng cần thay đổi hướng tới mô hình chi nhánh hiện đại, cụ thể: dành nhiều không gian cho khách hàng, bao gồm cả không gian để nhân viên chi nhánh và khách hàng có thể trao đổi riêng tư; tạo cảm giác thân thiện, gần gũi với khách hàng, bằng cách bỏ các vách ngăn giữa nhân viên ngân hàng với khách hàng, cung cấp cho khách hàng nhiều thông tin về ngân hàng dưới nhiều hình thức khác nhau như panner quảng cáo, tờ rơi, tạp chắ chuyên ngành,Ầ; hướng đến khách hàng là trung tâm; là nơi kinh doanh mối quan hệ, bởi chi nhánh lúc này là nơi tạo dựng, gặp gỡ và duy trì mối quan hệ với khách hàng.
Bốn là, chú trọng quản lý an ninh mạng. Khi chuyển đổi ứng dụng công nghệ mới, đi cùng với những lợi ắch mà CMCN 4.0 mang lại chắnh là rủi ro về bảo mật thông tin. Thông tin của ngân hàng được chuyển đổi sang dữ liệu số, do vậy nếu không được bảo mật cẩn thận sẽ rất dễ bị đánh cắp với quy mô lớn.