Khái quát pháp luật Việt Nam về hoà giải tranh chấp đất đai tại UBND cấp xã

Một phần của tài liệu HOÀ GIẢI TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI TẠI UBND CẤP XÃ THỰC TIỄN THỰC HIỆN TẠI UBND XÃ DƯƠNG PHONG, HUYỆN BẠCH THÔNG, TỈNH BẮC KẠN (Trang 36 - 39)

Pháp luật về hoà giải tranh chấp đất đai tại UBND cấp xã được thể hiện qua các quy định cụ thể trong Luật Đất đai 2013, Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều Luật Đất đai và Nghị định 01/2017/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai. Nội dung các quy định thể hiện ở những khía cạnh nội dung sau:

- Nhóm các quy định làm rõ những loại tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền hoà giải của UBND cấp xã: Qua các quy định cụ thể sẽ xác định các tranh chấp đất đai được chia thành hai nhóm.

+ Nhóm thứ nhất là những tranh chấp đất đai bắt buộc phải được tiến hành hoà giải tại UBND cấp xã. Chỉ khi được tiến hành hoà giải ai là người có quyền sử dụng đất bắt buộc hịa giải tại UBND cấp xã nơi có đất.

+ Nhóm thứ hai là những tranh chấp đất đai khơng bắt buộc phải được hồ giải tại UBND cấp xã như tranh chấp về giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất, tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất, tranh chấp chia tài sản chung của vợ chồng là quyền sử dụng đất…

- Nhóm quy định về trình tự, thủ tục tiến hành hồ giải tranh chấp đất đai tại UBND cấp xã được quy định theo Điều 202 Luật Đất đai năm 2013 và Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06/01/2017 của Chính phủ gồm:

+ Nhóm quy định pháp luật về tiếp nhận hồ sơ và các công việc phải thực hiện của UBND cấp xã: Bao gồm các quy định về hồ sơ yêu cầu giải quyết tranh chấp đất

đai gồm những giấy tờ nào, sau đó UBND cấp xã sẽ có trách nhiệm thẩm tra, xác minh và tìm hiểu nguyên nhân phát sinh tranh chấp, thu thập thêm các chứng cứ, thơng tin và những tài liệu có liên quan đến tranh chấp đó để có thể tiến hành hịa giải. Khi UBND đã tiến hành xong việc thẩm tra, xác minh và thu thập tài liệu thì sẽ tiến hành việc thành lập hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai để thực hiện hòa giải theo quy định của pháp luật và cuối cùng là tổ chức hòa giải theo quy định với sự có mặt của các bên.

+ Nhóm quy định pháp luật về lập biên bản hòa giải khi giải quyết tranh chấp: Kết quả hòa giải sẽ được lập thành biên bản với các nội dung do pháp luật quy định và sẽ có 2 loại biên bản có thể được lập nên là biên bản hòa giải trong trường hợp hịa giải thành cơng và biên bản trong trường hợp hịa giải khơng thành. Và với tranh chấp hịa giải khơng thành cơng thì các bên lúc này sẽ có thể tiến hành yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai từ các cơ quan thẩm quyền cao hơn cự thể là tòa án.

- Nhóm quy định về các hậu quả pháp lý phát sinh sau thủ tục hoà giải tranh chấp đất đai tại UBND cấp xã:

+ Về điều kiện cơng nhận kết quả hịa giải thành tại UBND cấp xã: Bao gồm các quy định về điều kiện để yêu cầu Tịa án cơng nhận kết quả hịa giải thành tại UBND cấp xã. Sau khi hịa giải hồn thành mà có thay đổi hiện trạng về ranh giới, người sử dụng đất thì UBND xã, phường, thị trấn gửi biên bản hòa giải đến Phòng Tài nguyên và Môi trường đối với trường hợp tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau; gửi đến Sở Tài nguyên và Môi trường đối với các trường hợp khác

+ Quy định về hịa giải khơng thành hoặc sau khi hịa giải thành mà có ít nhất một trong các bên thay đổi ý kiến về kết quả hịa giải: thì UBND xã, phường, thị trấn lập biên bản hịa giải khơng thành và hướng dẫn các bên tranh chấp gửi đơn đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp tiếp theo.

+ Các quy định về thủ tục yêu cầu Tòa án ra quyết định cơng nhận kết quả hịa giải thành tại UBND cấp xã: Bao gồm các quy định về việc gửi đơn của các bên tranh chấp, thời gian, thời hạn gửi đơn và quy định về phí, lệ phí nộp.

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu HOÀ GIẢI TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI TẠI UBND CẤP XÃ THỰC TIỄN THỰC HIỆN TẠI UBND XÃ DƯƠNG PHONG, HUYỆN BẠCH THÔNG, TỈNH BẮC KẠN (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(86 trang)
w